Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Lớp 2 Phần 1 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

A/ Giới thiệu bài: Cơ quan vận động.

- Cả lớp hát bài : “ Con công hay múa”

- HS làm một số động tác minh hoạ cho bài múa: nhún chân, vẫy tay, xoè cánh.

- Cả lớp vừa hát vừa múa.

B/ Nội dung:

*Hoạt động 1: Làm một số cử động.

Mục tiêu : HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.

- Học sinh làm việc theo cặp và làm cử động một số động tác .

- Sau đó , giáo viên hỏi: Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?

- GV kết luận:Để thực hiện được các động tác trên thì đầu , mình, chân, tay phải cử động .

doc33 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Lớp 2 Phần 1 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là hoang dã. ? Con vật nào sống ở sa mạc. ? Con nào đào hang sống ở mặt đất. ? Con nào ăn cỏ. - Học sinh quan sát - Hổ, gà, bò, dê, lạc đà ... - gà, chó. - lạc đà - thỏ rừng - bò => Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó những loài vật chuyên sống trên cạn như mặt đất như voi, hươu,lạc đà ...có loài vật đào hang sống dưới mặt đất như giun, dế ... * Hoạt động 2: Làm việc với Sgk + MT: Hình thành kĩ năng nhận xét mô tả. + Tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Làm việc theo nhóm: - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. ? Quan sát tranh đã sưu tầm phân loại và sắp xếp theo nhóm: Cách1: Các con vật có chân. Các con vật vừa có chân vừa có cánh. Các con vật không có chân. Cách 2: Các con vật có ích đối với người và gia súc. Các con vật có hại đối với con người, cây cối mùa màng .. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Hoạt động 3: Trò chơi " Đố bạn con gì ?" + MT: Học sinh nhớ lại đặc điểm của các con vật đã học. + Tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn Học sinh cách chơi: Giáo viên treo hình vẽ của một con vật sống ở trên cạn, em đó không biết là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ. Học sinh đặt câu hỏi con đó là con gì . Cả lớp chỉ ra trả lời Đ- S. - Ví dụ: ? Con này có 4 chân (hay có 2 chân, hay không có chân) phải không. ? Con này được nuôi trong nhà có phải không. - Sau đó một số Học sinh đoán con vạt đó là con gì. Chốt : Có rất nhiều cây sống trên cạn . Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều ích lợi khác. * Củng cố : Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Tranh SGK Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….………………………………………………… Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Tên bài: một số loài vật sống dưới nước Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 29, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết : + Nói tên và ích lợi của một số loài vật sống dưới nước. + Nói tên của một số loài vật sống nước ngọt, nước mặn. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk + MT: Nói tên và ích lợi của một số loại vật sống dưới nước. Phân biệt một số loại vật sống ở nước ngọt, nước mặn. +Tiến hành: - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát tranh trả lời câu hỏi: ? Chỉ và nói tên các con vật sống trong tranh. ? Con vật nào sống ở nước ngọt, con vật nào sống ở nước mặn - Học sinh quan sát - Cua, cá vàng, cá quả, trai, tôm ... nước ngọt: trai, tôm ... nước mặn: cá ngừ, cá ngựa ... => Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó những loài vật chuyên sống ở môi trường nước ngọt như trai, tôm ...có loài vật chuyên sống ở môi trường nước như cá ngừ, cá ngựa ... Muốn cho các loài vật tồn tại được chúng ta cần giữ sạch nguồn nước. * Hoạt động 2: Làm việc với Sgk + MT: Hình thành kĩ năng nhận xét mô tả. + Tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Làm việc theo nhóm: - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. ? Quan sát tranh đã sưu tầm phân loại và sắp xếp theo nhóm: Cách1: Loài vật chuyên sống ở môi trường nước ngọt. Cách 2: Loài vật chuyên sống ở môi trường nước mặn. - Các nhón trưng bày sản phẩm của nhóm mình - các nhóm đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Củng cố Chơi trò chơi: Thi kể tên các con vật sống ở sống ở môi trường nước ngọt, sống ở môi trường nước mặn. Cách chơi: chia lớp thành 2 đội lần lượt mỗi đội nêu tên một con vật ở môi trường nhóm mình đội kia nối tiếp ... Trong vòng 2 phút đội nào nói tên nhiều con vật đúng đội đó thắng Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Tranh SGK Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….………………………………………………… Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Tên bài: nhận biết cây cối và các con vật Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 30, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết : + Nhớ lại những kiến thức về cây cối và các con vật. + Biết được cây cối con vật có thể sồng trên cạn, dưới nước, vừa trên cạn vừa dưới nước, trên không. + Có ý thức bảo vệ cây cối, con vật. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk + MT: Ôn lại những kiến thức về cây cối và các con vật. Nhận biết được cây cối, con vật mới. +Tiến hành: - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát tranh trả lời câu hỏi: ? Các con vật, cây cối sống trên cạn. ? Con vật, cây cối nào sống ở dưới nước. ? Con vật, cây cối nào vừa sống ở dưới nước vừa sống trên cạn. ? Con vật nào bay luợn trên không. - Học sinh quan sát - Điền vào bảng tổng hợp - các nhóm khác bổ sung Bảng 1: Cây cối có thể sống ở đâu? Hình Tên cây Sống trên cạn Sống dưới nước Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước Rễ hút được hơi nước và các chất trong không khí. 1 Cây phượng x 2 Cây phong lan x 3 Cây súng x 4 Cây rau muống x Bảng 2: Các con vật có thể sống ở đâu? Hình Tên con vật Sống trên cạn Sống dưới nước Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước Bay lượn trên không. 5 Cá x 6 Sóc x 7 Sư tử x 8 Rùa x 9 Vẹt x 10 ếch x 11 Rắn x => Có rất nhiều loài vật, cây cối sống dưới nước, trên cạn, có loài vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn... * Hoạt động 2: Triển lãm + MT: Củng có kiến thức đã học về cây cối, con vật. + Tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm. - Làm việc theo nhóm: Nhóm 1: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống trên cạn. Nhóm 2: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống dưới nước. Nhóm 3: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật sống, cây cối sống vừa trên cạn, vừa dưới nước. Nhóm 4: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống không. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình - các nhóm đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Củng cố Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………  Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Tên bài: mặt trời Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 31, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết : + Khái quát về hình dạng, đặc điểm, vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất. + Học sinh có ý thức: Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk + MT: Học sinh khái quát về hình dạng, đặc điểm, của Mặt Trời. +Tiến hành: - Giáo viên gợi ý để Học sinh trả lời câu hỏi rút ra đặc điểm của Mặt trời. ? Tại sao em vẽ mặt trời như vây. ? Theo em mặt trời có hình gì. ? Tại sao em tô mặt trời bàng màu đỏ, vàng . - Liên hệ thực tế ? Tại sao khi đi nắng em phải đội nón , che ô. ? Tại sao không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời - Học sinh tự vẽ và tô màu hình ảnh Mặt Trời cùng với cảnh vật xung quanh - Học sinh nói về bức tranh mình vẽ. Học sinh trả lời => Đặc điểm của Mặt Trời. - ..... Nếu không có thể bị nắng và ốm ... - Học sinh nêu ý hiểu => Mặt Trời tròn giống như một quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đát. Mặt trời ở rất xa Trái Đất. Lưu ý: Khi đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời * Hoạt động 2: Thảo luận " Tại sao chúng ta cấn mặt trời" + MT: Học sinh hiểu một cáhc khái quát về vai trò của mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. + Tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm đôi. ? Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật trên Trái Đất. - Học sinh nêu ý kiến của bản thân về vai trò của Mặt Trời. => Chốt: ? Các em sẽ hình dung xem nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ sảy ra đối với Trái Đất, sự sống cửa cây cối, con người. * Củng cố Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở Tranh SGK Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………  Phòng Gd quận ba đình Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương LỚP 2 Kế hoạch dạy học môn tự nhiên xã hội Tên bài: mặt trời và phương hướng Giáo viên: Phạm Hồng Tuyết Tuần 32, ngày tháng năm 20 I.Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết : + Kể tên bốn phương hướng chính và quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông. + Cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. ii.Lên lớp: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU PHƯƠNG TIỆN * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk + MT: Học sinh kể tên bốn phương hướng chính và quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông. +Tiến hành: ? Hàng ngày Mặt Trời mọc lúc nào và lặn lúc nào. ? Trong không gian có mấy phương chính đó là phương nào. - Giáo viên : người ta quy ước trong không gian có 4 hướng chính là Đông, tây, nam, bắc. ? Mặt Trời mọc ở phương nào, lặn ở phương nào. - Học sinh nghiên cứu SGk/ 66. - Học sinh nêu. -. => Chốt có 4 hướng chính là : Đông, tây, nam, bắc. Mặt Trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây. * Hoạt động 2: Trò chơi: "Tìm phương hướng bằng mặt trời" + MT: Học sinh biết đựoc nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời. Học sinh thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời. + Tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm. ? Quan sát H3/Sgk 67. Nói về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. Hoạt động lớp. + Các nhóm bào cáo kết quả thảo luận. + Giáo viên nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. Nếu biết phương hướng Mặt Trời mọc ta đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trờimọc (phương Đông) thì: Tay trái của ta là phương Tây Phía trước là phương Bắc. Phía lưng ta là phương Nam. - Trơi trò chơi: Tìm phương hướng bằng Mặt Trời. Giáo viên phổ biến luật chơi - cách chơi Học sinh chơi nháp Tiến hành chơi * Củng cố Gọi 1- 2 nhóm lên thể hiện cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời. Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Tranh SGK Rỳt kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………..………………….…………………………………………………

File đính kèm:

  • docTNXH lop 2 P1.doc
Giáo án liên quan