I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
2. Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm kẻ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm bài tập 2.
- Tranh ảnh, một số cảnh đẹp.
- Phiếu học tập.
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn: Luyện từ và câu - Bài dạy: Mở rộng vốn từ: thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Bà Triệu
Giáo viên : Trần Thị Minh Thu
Lớp : 5B
Kế hoạch dạy học
Môn: Luyện Từ và câu
Bài dạy: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Thiên nhiên: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời.
2. Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng nhóm kẻ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm bài tập 2.
Tranh ảnh, một số cảnh đẹp.
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Ghi chú
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4
1. Kiểm tra:
(?) Tìm những TN miêu tả chiều rộng, đặt câu với 1 từ tìm được.
(?) Tìm những TN tả làn sóng nhẹ, đặt một câu với 1 từ vừa tìm được.
- 1HS trả lời
- 1HS trả lời
1
32
7
10
15
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
Để viết được những bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động các em cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em làm giầu vốn từ; có ý thức diễn đạt chính xác cảm nhận của mình về các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
2.2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
*Bài tập 1:
- Đọc yêu cầu bài tập
- Chia đoạn, mời 3HS đọc bài Bầu trời mùa thu.
- GV nêu yêu cầu: Hãyđọc thầm lại bài và gạch dưới những từ ngữ tả bầu trời trong bài.
- Chữa bài:
+ Đoạn 1:
rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa, xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
+ Đoạn 2:
được rửa mặt sau cơn mưa, xanh biếc, dịu dàng
+ Đoạn 3:
buồn bã, trầm ngâm, nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca, ghé sát mặt đất, cao hơn, cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
(?) Em có nhận xét gì về những TN tả bầu trời mà các bạn đã chọn?
*Chốt: Các từ ngữ tả bầu trời mà các bạn đã chọn đều rất chính xác, gợi tả, gợi cảm. Cô muốn các em học tập khi lựa chọn từ ngữ để tả bất kì một cảnh đẹp thiên nhiên nào.
* Bài tập 2:
- Hoạt động nhóm 4
GV nêu nhiệm vụ: Tìm những từ ngữ thể hiện sự so sánh, những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá và xếp đúng vào các cột trong bảng.
Những từ ngữ thể hiện sự so sánh
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá
- Các nhóm thảo luận
- Chữa bài:
- Gọi từng nhóm đọc kết quả thảo luận của nhóm mình.
(?) Vì sao em biết xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao là từ ngữ thể hiện sự so sánh?
(?) Vì sao em biết đây là từ ngữ thể hiện sự nhân hoá?
- Các nhóm còn lại đối chiếu với kết quả để nhận xét.
(?) Những từ ngữ thể hiện sự so sánh nhân hoá này có tác dụng gì trong việc miêu tả bầu trời?
Chốt: Các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá có tác dụng làm cho cảnh được tả hiện rõ, cụ thể, sinh động trước mắt người đọc, làm đoạn văn miêu tả được hay hơn. Hãy vận dụng cách dùng từ này để làm bài tập 3.
* Bài tập 3:
(?) Nêu nội dung đoạn văn cần viết?
(?) Nêu một vài cảnh đẹp mà em biết ở quê em hoặc nơi em ở?
- GV giới thiệu một vài cảnh đẹp.
(?) Đoạn văn cần viết khoảng mấy câu?
(?) Trong đoạn viết cần chú ý gì?
- HS có thể sử dụng lại những đoạn văn tả cảnh viết trước đây nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hơn.
- Chữa:
- GV nhận xét chung:
- 1HS đọc yêu cầu bài 1
- 3HS đọc nối tiếp; lớp đọc thầm
- HS gạch vào SGK
- HS nêu từ ngữ tả bầu trời trong đoạn.
- Lớp nhận xét bổ sung
- Tiến hành tương tự như với đoạn 1.
- Lớp đối chiếu kết quả trên bảng để chữa bài.
- 2 HS nêu nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- 1HS nhắc lại nhiệm vụ thảo luận
- Các nhóm thảo luận trong 3 phút và viết bảng nhóm.
- Trưởng nhóm đọc kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét các nhóm còn lại
- 2 HS trả lời
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS trả lời
- 4 HS nêu cảnh đẹp mà em biết
- Quan sát màn hình
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- Lớp làm bài
- 2HS đọc bài của mình
- Lớp nhận xét, chữa bài
3
3. Củng cố - Dặn dò:
3.1. Củng cố:
(?) Khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên ta cần chú ý điều gì trong việc chọn lọc từ ngữ?
3.2. Dặn dò:
Về nhà: Những học sinh viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- 2 HS trả lời
Rút kinh nghiệm,bổ sung:
File đính kèm:
- LTVC MRVT ve Thien nhien.doc