A.Mục tiêu:
- Học sinh biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miền Bắc: Được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: Mĩ- Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam; nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm.
-Chỉ được giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ, giữ gìn đất nước cho học sinh.
B.Chuẩn bị: - Máy, màn hình.
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh tư liệu.
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn: Lịch sử - Lớp 5 - Bài: Nước nhà bị chia cắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Lịch sử - Lớp 5
Bài: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
A.Mục tiêu:
- Học sinh biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miền Bắc: Được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: Mĩ- Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam; nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm.
-Chỉ được giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ, giữ gìn đất nước cho học sinh.
B.Chuẩn bị: - Máy, màn hình.
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh tư liệu.
C.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Giúp em ôn bài:
- Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta phải đương đầu với những loại giặc nào?
- Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được bắt đầu và kết thúcvào thời gian nào?
- Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Vào thời gian nào?
- Nhận xét- ghi điểm- biểu dương.
II. Các hoạt động:
1. Giới thiệu- ghi đề:
Cho học sinh nghe bài hát “ Câu hò bên bờ Hiền Lương”.
- Bài hát nói đến địa danh nào của nước ta?
- Sau khi nghe bài hát em có cảm nhận gì?
Giáo viên: Đúng như vậy các em ạ, lời bài hát như khơi lại trong mỗi chúng ta nỗi khắc khoải chờ mong và niềm thương nhớ da diết của những người con miền Nam trên đất Bắc, họ mong được ngày đoàn tụ cùng gia đình. Vậy ai đã gây ra nỗi đau chia cắt ấy? chúng ta sẽ biết được điều đó qua tiết học hôm nay.
Ghi bảng: Nước nhà bị chia cắt.
2. Nội dung:
* Hoạt động khởi động: Chúng ta đã được biết chiến thăng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam.
* Vậy sau thất bại ở Điện Biên Phủ, điều gì đã xảy ra, cô mời emđọc doạn đầu ở sách giáo khoa trang 41.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã làm gì?
- Em hiểu hiệp định là gì?
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí vào thời gian nào?
* Hiển thị ảnh lễ kí hiệp định.
=>Giới thiệu: 16 giờ 30 phút ngày 8-5-1954,hội nghị Giơ-ne-vơ và Đông Dương khai mạc. Tham dự hội nghị có 9 đoàn đại biểu: 3 đoàn của các nước XHCN là Liên Xô, Trung Quốc, VNDCCH; 3 đoàn phương Tây: Pháp, Anh, Mỹ và 3 quốc gia liên kết trên bán đảo Đông Dương: Lào, Campuchia và quốc gia Bảo Đại.
Sau một thời gian thương thuyết, cuối cùng các bên đã đi đến quyết định là kí hiệp định Giơ-ne-vơ. Vậy hiệp định Giơ-ne-vơ có nội dung như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
* Hoạt động 1: Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ-ne-vơ:
Cô mời các em đọc thầm đoạn từ “ Theo hiệp định thống nhất đất nước”
Các em hãy thảo luận theo nhóm 2 với nội dung:
Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định những gì?
- Treo bản đồ Việt Nam.
- Hiển thị bản đồ, hiển thị sơ đồ Quảng Trị với sông Bến Hải
=> Giới thiệu: Sông Bến Hải thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nằm trên vĩ tuyến 17.
- Hiển thị Cầu Hiền Lương: Có cầu Hiền Lương Bắc qua. Nửa phía Bắc của cầu thuộc phạm vi của nước VNDCCH, nửa phía Nam thuộc phạm vi quản lí của chính quyền Sài Gòn.
Gv: Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN và Đông Dương, quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, Pháp rút khỏi miền Bắc chuyển vào Nam. Đến tháng 7- 1956, tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ thể hiện mong muốn gì của nhân dân ta?
Đúng vậy các em ạ, hoà bình đã lập lại sau chín năm kháng chiến đầy gian khổ. Vậy Hiệp định Giơ-ne-vơ có được thực hiện không, mời các em tìm hiểu tiếp.
* Hoạt động 2: Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ.
Hiển thị: - Đất nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ như thế nào? cô mời các em thảo luận nhóm 2.
Miền Bắc: Được giải phóng, tiến hành xây dựng CNXH
Miền Nam: Mĩ thay chân Pháp xâm lược miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Nhân dân ta hi vọng sau 2 năm đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có thực hiện được không? Tại sao? Mời các em đọc đoạn từ “ Mĩ tìm mọi cách..tay sai” và trả lời cho cô câu hỏi.
Hiển thị ảnh Mĩ- Diệm bắt tay
Âm mưu+ tội ác của Mĩ- Diệm:
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn từ “ Đế quốc Mĩ người dân vô tội” và thảo luận nhóm đôi.
Gọi học sinh đọc chú thích rồi thảo luận
Âm mưu phá hoại Hiệp định giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
.
=> Nhận xét- biểu dương.
Để hiểu rõ thêm về tội ác dã man của chính quyền NĐD đối với đồng bào miền Nam, cô mời bạn.đọc cho cô đoạn “ chính quyền Ngô Đình Diệm1000 người bị chết”.
- Cô mời các em đến với một số hình ảnh để thấy được tội ác mà bọn chúng đã gây ra cho nhân dân ta.
Hiển thị ảnh:
- Thuyết minh: Mĩ- Diệm đã thực hiện chính sách tố cộng diệt cộng cực kì tàn bạo, lê máy chém đi khắp miền Nam để khủng bố, giết hại những chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội với khẩu hiệu “ giết nhầm hơn bỏ sót” Chúng gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở chợ Được, Vĩnh Trinh( Quảng Nam), Hướng Điền( Quảng Trị). Như vậy, nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, nhà nhà sẽ được sum họp, đoàn tụ. Nhưng qua 2 năm, rồi 3, 4 năm, máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chảy.
- Cả lớp hãy đọc thầm đoạn còn lại và cho biết: Vì sao đất nước ta, nhân dân ta lại đau nỗi đau chia cắt?
- Để xoá bỏ nỗi đau chia cắt ấy,dân tộc ta phải làm gì?
Và đây là một số hình ảnh nhân dân ta đứng lên biểu tình chống chiến tranh
Gv: Các em thân mến như lời Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Để bảo vệ chân lí ấy , nhân dân ta không còn con đường nào khác buộc phải cầm súng đứng lên.
Kết luận: Như vậy sau hiệp định Giơnevơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất. nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
Hiển thị bài học
Giáo viên: Bây giờ cô mời các em đến với trò chơi “Ai nhanh, ai đúng.
*Hoạt động củng cố:
Trò chơi củng cố: Ai nhanh, ai đúng.
- Giới thiệu trò chơi: 1 câu trả lời đúng các em sẽ được một phần quà.
Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất:
1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
a. Lấy sông Bến Hải làm giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam- Bắc
b. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
c. Tháng 7-1956 sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam- Bắc.
d. Cả a, b, c đúng.
2.Sau năm 1954, nước nào tìm cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ và dần thay thế Pháp ở Việt Nam?
a.Nước Anh.
b.Nước Đức.
c.Nước Mĩ.
d.Nước Nhật.
3.Giới tuyến phân chia hai miền Nam-Bắc được xác định tại địa điểm nào?
a.Sông Hương (Huế)
b.Sông Bến Hải (Quảng Trị)
c.Sông Nhật Lệ (Quảng Bình)
d.Sông Gianh (Quảng Bình)
Gv: Như chúng ta đã biết, trong khói bom lửa đạn, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cha ông ta vẫn quyết tâm nối liền hai miền Nam- Bắc.
Thế hệ chúng ta hôm nay phải gì để xứng đáng với tinh thần yêu nước đó?
=> Có rất nhiều cách để chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước của mình, tuỳ vào độ tuổi, công việc để thể hiện lòng yêu nước. Ở tuổi nhỏ của các em, như Bác Hồ đã nói:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình, để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hoà bình”. Với các em, việc giữ môi trường xanh-sạch-đẹp hay học tập thật tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi đó cũng là thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
*Nhận xét,dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
Dặn về nhà học bài và xem trước bài “Bến Tre đồng khởi”
- Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
- Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta được bắt đàu từ tháng 12- 1946 và kết thúc vào tháng 5- 1854.
- Chiến thắng ĐBP là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến dịch ĐBP được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: 13-3-1954
+ Đợt 2: 30-3-1954
+ Đợt 3: 1-5-1954
- Lắng nghe
- Cầu Hiền Lương.
-Học sinh nêu
- Học sinh đọc: “ Sau thất bại ..Mĩ”
- Thực dân Pháp buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Học sinh nêu.
- Ngày 21-7-1954.
- Đọc thầm.
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Nhóm khác nhận xét- bổ sung.
. Sông Bến Hải thuộc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc.
. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam.
. Đến tháng 7-1956, nhân dân 2 miền Nam- Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
- Học sinh lên chỉ vị trí Quảng Trị.
+ Nhận xét.
- Mong muốn độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Hoặc: Mong muốn sau 2 năm, đất nước sẽ được thống nhất, gia đình được sum họp.
- Thảo luận nhóm 2
- Trình bày- nhận xét.
- HS đọc SGK.
- Không thực hiện được vì Mĩ đã phá hoại hiệo định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước.
- Thảo luận- trình bày.
+ Nhận xét- bổ sung.
-Đế quốc Mĩ và chính quyền NĐD ra sức chống phá các lực lượng cách mạng.
+ Khủng bố dã man những người đòi Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
+ Chính quyền NĐD thực hiện chính sách “ tố cộng, diệt cộng”
+ Giết hại các chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội.
- Học sinh đọc SGK.
- Đọc thầm.
- Vì Đế quốc Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Không còn con đường nào khác, nhân dân ta phải cầm súng đứng lên.
- Quan sát.
- 3-4 học sinh đọc.
Đáp án: d
Đáp án: c
Đáp án: b
-Học sinh nêu
File đính kèm:
- giao an lich su hay.doc