1. Kiến thức
Giúp HS hiểu:
- Vì sao phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
- Thế nào là giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2. Kĩ năng
- Hs biết giữ gìn trật tự vệ sinh những nơi công cộng.
3. Thái độ
- Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh công cộng.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn: đạo đức Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN HÒA VANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HÒA TIẾN
---------&---------
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: Đạo đức
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Vũ Tịnh An
Sinh hoạt chuyên môn: Tổ 1
Năm học: 2012 – 2013
Hòa Tiến, ngày 4 tháng 12 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T1)
Mục tiêu
Kiến thức
Giúp HS hiểu:
Vì sao phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
Thế nào là giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Kĩ năng
Hs biết giữ gìn trật tự vệ sinh những nơi công cộng.
Thái độ
Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh công cộng.
Đồ dùng dạy học
Tranh bài tập 1, 2.
Bảng phụ.
Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
2’
7’
11’
7’
3’
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ
- H: Tiết trước chúng ta đã học bài gì?
- Gọi 2 HS lên bảng, lần lượt hỏi:
+ Hs1: . Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của ai?
. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện điều gì?
- Nhận xét.
+ Hs2: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm gì?
- Nhận xét – Nhận xét bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- H: Ngoài giờ học, thứ bảy và chủ nhật, bố mẹ có đưa các em đi chơi ở đâu không?
- “Những nơi các em vừa kể được gọi là những nơi công cộng. Và khi đến những nơi đó, chúng mình cần phải làm thế nào để tạo một bầu không khí vui chơi lành mạnh mà không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh? Để làm được những điều đó, hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau đi vào bài học: “Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng(tiết 1)”.
- Ghi bảng – Yêu cầu 4 hs nhắc lại tên đề bài.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Bài tập 1
- Đính tranh bài tập 1 lên bảng.
- “Để đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay, cô mời cả lớp quan sát tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì?”
- Nhận xét lần lượt 2 câu trả lời của hs, yêu cầu hs khác nhận xét góp ý – Nhận xét.
- H: Theo các em, việc chen lấn, xô đẩy như vậy có tác hại gì?
- “Để trả lời cho câu hỏi trên, cô yêu cầu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi, 2 bạn trong 1 bàn là một nhóm cùng nhau thảo luận trong vòng 2 phút.
- Yêu cầu đại diện 1 số nhóm xung phong trình bày ý kiến – Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: “Vậy, nếu chúng mình ở trong tình huống như trên, thì chúng mình sẽ làm thế nào?”
- Liên hệ giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
- Kết luận: “Việc chen lấn, xô đẩy ở những nơi công cộng sẽ làm ảnh hưởng tới người khác và cả bản thân mình. Vì vậy, cần phải giữ trật tự nơi công cộng.”
- “Bây giờ, cô mời cả lớp sang hoạt động 2, bài tập 2.”
* Hoạt động 2: Bài tập 2
- Đính tranh lên bảng.
- H: Các em quan sát tranh và cho cô biết nội dung của bức tranh?
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
- Chia cả lớp thành các nhóm 4, yêu cầu hs thảo luận, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Bạn nam trong tranh có thể vứt rác ở đâu?
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm xung phong trình bày – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung – Ghi bảng.
- “Qua các ý kiến của các bạn, cô rút ra ba cách xử lý như trên bảng”
+ H: Chúng ta có nên vứt rác bừa bãi trong xe không? Vì sao?
+ Yêu cầu hs nhận xét góp ý.
+ Nhận xét.
+ H: Chúng ta có nên vứt rác bừa bãi trên đường không? Vì sao?
+ Yêu cầu hs nhận xét, góp ý.
+ Nhận xét
+ H: Chúng ta nên để rác vào cặp, xuống xe, tìm và bỏ vào sọt rác không? Vì sao?
+ Yêu cầu hs nhận xét, góp ý.
+ Nhận xét: Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì vậy, cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông để khi xe dừng lại thì bỏ đúng nơi quy định. Làm như vậy là giữ vệ sinh nơi công cộng.
+ Kết luận: Chúng ta nên giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
* Hoạt động 3: Bài tập 3
- Yêu cầu 1 hs nêu yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở trong vòng 2 phút.
- Chữa bài: “Bây giờ, cô sẽ đọc từng ý trong bài tập 3, với ý kiến mà các em tán thành, các em sẽ vỗ tay, với ý kiến các em không tán thành, các em sẽ ngồi khoanh tay im lặng, cả lớp có đồng ý không nào?”
- Tiến hành chữa bài:
+ Ý kiến: Giữ yên lặng, đi nhẹ, nói khẽ.
+ Ý kiến: Vứt rác tùy ý khi không có ai nhìn thấy.
+ Đá bóng trên đường giao thông.
+ Xếp hàng khi cần thiết.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định
+ Đổ nước thải xuống đường.
- H: “Em đã làm gì để thể hiện là mình đã biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?”
- Nhận xét, kết luận:
+ Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người; trường học là nơi học tập; bệnh viện, trạm y tế là nơi chữa bệnh; đường sá để đi lại; chợ là nơi để mua bán, ...
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe.
4. Củng cố - Dặn dò
- H: Hôm nay chúng ta học bài gì?
- H: Vì sao phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
- Yêu cầu hs đọc 2 câu thơ trong vở bài tập.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh.
- Yêu cầu hs về nhà xem trước các bài tập còn lại để chuẩn bị cho tiết sau.
- Hát
- Trả lời: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Thực hiện
- Trả lời: + Giữ gìn trường lớp sach đẹp là bổn phận của mỗi học sinh và của tất cả mọi người.
+ Điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp chúng em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
- Lắng nghe
- Trả lời: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, ...
- Lắng nghe
- Trả lời: Công viên, nhà ông bà, đi xem phim, ...
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời:
+Hs1: Bức tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang xem văn nghệ.
+Hs2: Bức tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang xem văn nghệ.
cùng với thầy giáo, một số bạn thì ngồi yên, chăm chú nghe hát, một số bạn thì lộn xộn, tranh giành 1 chiếc ghế và xô đẩy nhau.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Trả lời:
+ Gây ồn ào, mất trật tự
+Ảnh hưởng tới bạn đang hát
+ Làm hư hỏng bàn ghế
+ Có thể gây ra xô xát dẫn đến bị thương ngoài ý muốn
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời: Vẽ cảnh trên ô tô, có các vị khách, có 1 bạn đang băn khoăn, không biết phải vứt rác ở chỗ nào.
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Trả lời:
+ Vứt rác bừa bãi trong xe
+ Vứt qua cửa sổ ra ngoài đường
+ Cất vào cặp, xuống xe bỏ vào sọt rác
- Lắng nghe
- Trả lời: Không nên vứt rác bừa bãi trong xe, vì như vậy sẽ làm mất vệ sinh trong xe, gây ô nhiễm không khí, làm ảnh hưởng đến sức khỏe những người xung quanh.
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Trả lời: Không nên vứt rác trên đường, vì như vậy cũng làm ô nhiễm môi trường sống của mọi người xung quanh, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Trả lời: Nên làm như vậy, bởi vì làm như vậy góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.
- Thực hiện
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện
- Thực hiện: Đánh dấu + vào ô trống những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành.
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Tán thành
- Không tán thành, vì vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
- Không tán thành, vì đá bóng trên đường giao thông gây cản trở giao thông đi lại và gây nguy hiểm đến bản thân cũng như những người xung quanh.
- Tán thành
- Tán thành
- Không tán thành, vì như vậy sẽ làm bẩn đường, gây ô nhiễm môi trường sống.
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Trả lời: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
- Trả lời: Vì giữ giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng giúp chúng ta có môi trường vui chơi, môi trường sống tốt hơn.
- Cá nhân, lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe
File đính kèm:
- dao duc 2.doc