I. MỤC TIÊU: Sau bài này, học sinh biết:
-Kể tên một số hoạt động công nghiêp thương mại của tỉnh nơi em đang sống
-Nêu được lợi ích của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Các hình trang 60, 61 SGK
Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi hàng hoá.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học Lớp 3 Tuần 16 buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 : 2 : 6 = 24: 6 = 4
81 : 9 x 7= 9 x7= 63
Bài giải
Ngày đầu thu được số mật ong là:
21 : 3 =7 (l)
Ngày sau thu được số mật ong là:
21 - 7 = 14(l)
Đáp số: 14lít
Bài giải
Cả hai buổi bán được số xe là:
12 + 8 = 20 (xe)
Cửa hàng còn lại số xe là:
30 - 20 = 10 (xe)
Đáp số : 10 xe đạp
HS lên bảng chữa bài
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt
Luyện đọc hiểu: Đôi bạn và Về quê ngoại
I.Mục tiêu
I.Mục tiêu
- HS đọc trôi chảy và hiểu nội dung bài Đôi bạn và Về quê ngoại
- Hiểu sâu sắc hơn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học
Sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy học.
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài
3.Hướng dẫn HS luyện đọc.
a)Đôi bạn
- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
Giảng: sơ tán.
GV nói thêm về cuộc chiến tranh 1965- 1970.
Hỏi: Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
Giảng: công viên, sao sa.
+ Ở công viên có những trò chơi gì?
+Ở công viên Mến đã có những hành động gì đáng khen?
Giảng: tuyệt vọng.
Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1
-Từ ngày nhỏ, khi giặc ném bom miền bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê, những dòng xe đi lại nườn nượp, ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa.
+ 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
-Có cầu trượt, đu quay.
Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
-Mến rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác không sợ nguy hiểm tới tính mạng.
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
-Ca ngợi bạn Mến dũng cảm.
-GĐ Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã.
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
b)Về quê ngoại
Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu thơ nào cho em hiểu điều đó?
-Quê ngoại bạn ở đâu?
-Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
Giảng: bất ngờ.
-Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
-Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
-Nêu nội dung bài? (Bài thơ này có ý nghĩa như thế nào?)
4.Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm
- Nhận xét tiết học.
+ Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1
-Bạn ở thành phố về thăm quê. Câu thơ cho em hiểu điều đó là:
“Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.”
-Ở nông thôn.
-Đầm sen nở ngát hương/ gặp trăng, gặp gió bất ngờ/ con đường đất rực màu rơm phơi/ bóng tre mát rợp vai người/ vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
+1 HS đọc khổ thơ 2, lớp đọc thầm.
-Họ rất thật thà. Bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
-Về thăm quê, bạn nhỏ thêm yêu cảnh đẹp ở quê, thêm yêu cuộc sống, yêu những người làm ra lúa gạo
-Cần yêu cảnh đẹp ở quê hương, yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
Toán
Ôn tập: Tính giá trị biểu thức
I.Mục tiêu
- HS ôn tập và củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức.
- Ôn tập giải toán.
II.Đồ dùng dạy học
-VBT toán 3
-Sách nâng cao toán 3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Sự chuẩn bị bài
3.Hướng dẫn HS ôn tập
a)Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT toán 3 trang
GV nhận xét chữa bài
b)Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
HS làm bài vào VBT
HS lên bảng chữa bài
HS chữa bài vào VBT
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
a. 253 + 10 x 6 b) 450 + 9 x 7
21 x 5 - 100 93 - 56 : 8
20 x 8 + 55 69 + 20 x 5
Bài 2: Một chiếc xe gắn máy chở được 12 giỏ bưởi, mỗi giỏ có 4 quả. Hỏi mỗi xe gắn máy chở được bao nhiêu quả bưởi?
Bài 3* : Nhà Tứ hái được 156 quả bưởi và 272 quả cam, tất cả số bưởi và cam này được đóng vào giỏ để bán. Biết rằng bưởi đóng 4 quả trong một giỏ, cam đóng 8 quả trong một giỏ. Hỏi phải dùng bao nhiêu giỏ để đóng số cam và bưởi
+ Chấm bài, nhận xét.
C. Củng , dặn dò:
-Yêu cầu 1H nhắc lại quy tắc tính.
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc để nhớ quy tắc.
253 + 10 x 6 = 253 + 60
= 313
............................
+ 1 HS lên làm, lớp nhận xét.
Bài giải:
Số bưởi một xe chở được là:
4 x 12 = 48 (quả)
Đáp số: 48 quả
+ 1 HS lên khá làm, lớp nhận xét.
Bài giải:
Số giỏ đựng bưởi là:
146 : 4 = 39 (giỏ)
Số giỏ đựng cam là:
: 8 = 34 (giỏ)
Tổng số giỏ là:
39 + 34 = 73 (giỏ)
Đáp số: 73 giỏ
Tiếng Việt
Luyện viết chữ hoa M
I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách viết chữ hoa M (Viết đúng mầu, đều nét và chỗ nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng: Mạc Thị Bưởi bằng chữ cở nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Mẫu chữ M. mẫuviết từ ứng dụng
- HS: Vở tập viết, bút, phấn, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A.Ổn định tổ chức
B.Kiểm tra
Sự chuẩn bị bài
C Luyện viết
1.Hướng dẫn viết chữ hoa:(5’)
a. Quan sát nêu quy trình:
GV đưa mẫu chữ M
GV viết mẫu chữ M kết hợp nhắc lại cách viết.
b.Viết bảng:
GV sửa sai cho HS.
2.Hướng dẫn viết từ ứng dụng (8’)
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
GV giới thiệu nữ du kích: Mạc Thị Bưởi.
b. Quan sát nhận xét:
Hỏi: Khi viết ta phải viết hoa những chữ nào?
Các con chữ có độ cao như thế nào?
GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
c. Viết bảng:
GV sửa sai cho HS .
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng (6’)
a.Giới thiệu câu ứng dụng:
-T nêu câu ứng dụng.
-Câu tục ngữ này khuyên con người phải đoàn kết, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
b. Quan sát nhận xét:
Hỏi: Các chữ có độ cao như thế nào?
GV hướng dẫn khoảng cách viết chữ.
c. Viết bảng:
GV sửa sai cho HS.
4.Hướng dẫn HS viết bài vào vở.( 9’)
GV nêu yêu cầu.
GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
+ Chấm bài, nhận xét:
D. Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV nhận xét tiết học.
-Về viết phần ở nhà.
- 2 HS lên viết, lớp viết bảng con: Lê Lợi, Lựa lời.
Nêu chữ hoa có trong bài: M,T, B
Quan sát nêu quy trình viết
+2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: M
Nêu từ ứng dụng có trong bài: Mạc Thị Bưởi
Các con chữ đầu của mỗi chữ ghi tiếng.
Các con chữ: M, T, H, B cao hai li rưỡi, còn lại cao 1 li
2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
Đọc câu ứng dụng: Một cây ... núi cao.
Các chữ: M, y, l, h, B cao hai li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
Viết bài vào vở.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu
- HS ôn tập và củng cố kiến thức về tính giá trị biểu thức.
- Ôn tập giải toán.
II.Đồ dùng dạy học
-VBT toán 3
-Sách nâng cao toán 3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Sự chuẩn bị bài
3.Hướng dẫn HS ôn tập
a)Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT toán 3 trang
GV nhận xét chữa bài
b)Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
HS làm bài vào VBT
HS lên bảng chữa bài
HS chữa bài vào VBT
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
a)125 - 85 + 80 b)68+32-10
21 x 2 x 4 147 : 7 x 6
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a) 375 - 10 x 3 b) 306 +93 :3
30+64 : 8 5 x 11 - 20
Bài 3: Tính giá trị của BT:
a) 75 + 25 x 3 b)45 : 5 +55
25 x 3 + 75 55 + 45 : 5
Bài 4: Có hai thùng dầu. Thùng thứ nhất có 18l dầu, thùng thứ hai có số lít dầu gấp hai lần số dầu ở thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng dầu có bao nhiêu lít dầu? (Giải bằng hai cách)
4.Củng cố dặn dò.
-Yêu cầu 1H nhắc lại quy tắc tính.
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc để nhớ quy tắc.
+2HS lên làm, 1số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét, 1số HS nêu cách làm.
a)125 - 85 + 80 = 40 + 80 = 120
21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 168
b)68+32-10=100-10=90
147 : 7 x 6 =21 x 6 =126
+2 HS lên làm, 1 số đọc bài của mình, nêu cách làm, lớp nhận xét.
a) 375 - 10 x 3= 375 - 30 = 345
30+64 : 8 =30+8 = 38
b) 306 +93 : 3 = 306 +31=337
5 x 11 - 20 = 55 - 20 = 35
+2 HS lên làm, lớp đọc bài của mình, nhận xét.
a) 75 + 25 x 3 = 75 +75 =150
25 x 3 + 75 = 75 +75 =150
b)45 : 5 +55 = 9 + 55 = 64
55 + 45 : 5 = 55 + 9 = 64
+1HS lên làm bài , lớp nhận xét. Một số HS nêu lý do nối BT với kết quả đó.
Bài giải
Thùng thứ hai có số lít dầu là:
18 x 2 = 36 (lít)
Cả hai thùng có số dầu là:
18 + 36 = 54 (lít)
Đáp số: 54 lít dầu
Tiếng Việt
Luyện kể về thành thị- Nông thôn
I.Mục tiêu
- Kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật , con người ở đó
có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?). Dùng từ đặt câu đúng.
II.Đồ dùng dạy học
Sách nâng cao Tiếng Việt 3, Những bài làm văn mẫu
III. Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Sự chuẩn bị bài
3.Hướng dẫn HS luyện kể
a: Kể về nông thôn:
Đề bài :Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về những điều em biết về nông thôn.
-GV giúp HS hiểu gợi ý.
-GV và HS bình chọn những người nói về nông thôn hoặc thành thị hay nhấ.t
b:Viết về nông thôn:
-Yêu cầu HS viết vào vở
GV giúp HS yếu.
-Yêu cầu HS trình bày bài trước lớp.
GV, HS nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS có bài tốt.
- Về nhà suy nghĩ thêm về nội dung, cách diễn đạt của bài kể về nông thôn.
+1 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
-1 HS làm mẫu, dựa vào câu hỏi gợi ý nói trước lớp. Lớp nhận xét.
-HS viết vào vở
- Một số HS nói trước lớp.
Sinh hoạt
Tổng kết tuần 16
I.Mục tiêu
- Giúp HS nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần.
-Biết phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong tuần sau
II. Chuẩn bị
Sổ theo dõi thi đua
Cờ thi đua
III. Các nội dung chính
Tổ trưởng báo cáo nhận xét về các thành viên của tổ mình trong tuần
Các thành viên trong tổ nhận xét bổ xung
Lớp trưởng nhận xét chung
Giáo viên nhận xét
+ Về học tập
+ Lao động vệ sinh
+ Văn hóa văn nghệ
Tuyên dương phê bình một số em
IV. Phương hướng tuần sau.
Thi đua học tập tốt
Rèn chữ giữ vở
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Quang Yên, ngày ...tháng ...năm 2009
PHỤ TRÁCH KHỐI DUYỆT
..................................................................
Quang Yên, ngày ... tháng ...năm 2009
BGH DUYỆT
............................................................
File đính kèm:
- Tuan 16 buoi 2.doc