Kế hoạch dạy hoc Lớp 1 tuần 12

Toán

LUYỆN TẬP: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6

A- Mục tiêu:

- Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6

- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống vẽ trong tranh.

B- Các hoạt động dạy - học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy hoc Lớp 1 tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phạm vi 6. B. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. - Gọi HS đọc bảng trừ trong phạm vi 6. 2. Luyện tập. Bài 1: Tính * HS thực hiện được phép trừ trong phạm vi 6. - Gọi HS nêu yêu cầu? - Yêu cầu HS làm bài. - Lưu ý HS viết các số phải thẳng cột. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: Tính * HS thực hiện được phép công, trừ trong phạm vi 6. - Nêu yêu cầu? - Cho cả lớp làm bài và HS nêu nối tiếp. - Cho học sinh quan sát kỹ cột 1: 5 + 1 = 6 6 - 5 = 1 6 - 1 = 5 - Qua đó củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng. (Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng) Bài 3: Tính. * HS thực hiện được lần lượt từ trái sang phải phép trừ trong phạm vi 6. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - GV theo dõi chỉnh sửa. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. * HS quan sát tranh nêu được phép tính thích hợp ứnh với mỗi tranh. - Cho học sinh quan sát tranh, nêu đề toán và viết phép tính thích hợp. - Nhận xét, đánh giá. Bài 5. Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. - Gọi HS nêu yêu cầu, làm bài. - NHận xét, đánh giá. 4. Củng cố dặn dò: - Cho học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6 - Nhận xét chung giờ học, giao bài về nhà. - HS đọc. - Tính. - 1 HS làm bảng, lớp làm bảng con. 3 2 4 1 4 6 - Học sinh làm nhẩm rồi nêu nối tiếp. 5 + 1 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 6 - 5 = 1 6 - 2 = 4 6 – 3 = 3 6 - 1 = 5 6 - 4 = 2 6 – 6 = 0 - HS theo dõi quan sát. - HS làm bài nêu miệng cách phép tính và kết quả . - Học sinh làm bài vào vở, 2 HS làm bảng nhóm. 6 – 5 – 1 = 0 6 – 4 – 2 = 0 6 – 1 – 5 = 0 6 – 2 – 4 = 0 6 – 3 – 3 = 0 6 – 6 = 0 - HS quan sát nêu đề toán. a. Trong ao có 6 con vịt, 2 con vịt lên bờ. Hỏi trong ao lúc này còn mấy con vịt? 6 - 2 = 4 b. Lúc đầu trên cành cây có 6 con chim, 1 con vừa bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim? 6 - 1 = 5. - Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm - 2 HS làm bảng, lớp làm vở. 6 – 5 < 6 6 – 1 = 4 + 1 6 – 4 > 1 5 - 3 < 5 – 2 5 – 2 = 3 6 – 3 < 6 - 2 - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2009 Thủ công Luyện tập kĩ thuật xé dán giấy A. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng xé, dán giấy. - Biết chọn giấy mầu phù hợp, xé dán được các hình và biết cách ghép, dán. - Xé, dán đượcít nhất một hình trong các hình đã học. Đường xé ít răng cưa . Hình dán tương đối phẳng. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Các hình mẫu. 2. Học sinh: - Giấy thủ công các màu. - Giấy trắng, hồ dán, khăn lau tay. C. Nội dung ôn tập: Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 1. Ôn tập: - Yêu cầu học sinh nêu các nội dung của chương. - Yêu cầu học sinh nêu các bước xé, dán của từng hình. - Giáo viên nhắc lại cách xé, dán. 2. Thực hành: - Giáo viên cho học sinh quan sát các bài mẫu đã học. - Yêu cầu học sinh chọn 1 hình mà em thích trong số hình đã học để thực hành - Học sinh thực hành. Lưu ý: Nhắc học sinh xé cho đẹp mắt, sắp xếp hình cân và dán. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn những học sinh còn yếu kém. 3. Trưng bày sản phẩm. - Yêu cầu học sinh ở các tổ lên bảng gắn các sản phẩm của mình. - Yêu cầu học sinh quan sát và đánh giá sản phẩm theo mức "Hoàn thành", "chưa hoàn thành". - Giáo viên nhận xét, thống nhất ý kiến. 4. Củng cố dặn dò: - Tuyên dương những học sinh đạt ở mức hoàn thàn, nhắc nhở những học sinh chưa đạt ôn luyện thêm. - Trong chương đã học các bài + Xé, dán các hình vuông, hình, chữ nhật, hình tam giác, hình tròn. + Xé dán hình quả cam. + Xé dán hình cây, hình con gà con. - Hình vuông: Đếm đánh dấu các điểm, nối các điểm thành hình vuông có cạnh 8 ô và xé. - Hình chữ nhật: đếm đánh dấu, nối các điểm để có hình chữ nhật có cạnh dài 12 ô, cạnh ngắn 8 ô. - Hình tam giác: Xé từ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô. - Hình tròn: Xé từ hình tròn có cạnh 8 ô. - Học sinh quan sát - Học sinh thực hành. - Học sinh trưng bày theo tổ. - Học sinh đánh giá cá nhân, đánh giá theo tổ. - Học simh lắng nghe và ghi nhớ. Tiếng Việt Tiết 2: Luyện tập Vần ăn I/ Mục tiêu. - Rèn kĩ năng đọc, viết các tiếng có vần ăt. Đọc được bài ứng dụng: Dỗ bé. - Viết được : Bài ứng dung: Dỗ bé. II/ Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Luyện đọc - Gv yêu cầu HS luyện đọc các tiếng có vần ăt - Đọc được: Bài ứng dung: Dỗ bé. - Gọi HS đọc nối tiếp. - GV nhận xét, hướng dẫn HS luyện đọc. 2. Luyện viết. - Yêu cầu HS viết bảng con. chằn chặn, chăn bò,... - Đọc cho HS viết vảo vở các từ trên. Viết bài ứng dụng: Dỗ bé. - GV chấm điểm, nhận xét. 3. Luyện đọc SGK. - Yêu cầu HS luyện đọc SGK. - Nhận xét, bổ sung, đánh giá. 4. Củng cố. - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. - HS đọc thầm các nhân. - Luyện đọc theo cặp. - Đọc cá nhân. - Thi đọc giữa các nhóm. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - Các nhóm thi đọc. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở. - HS luyện đọc theo cặp. - Đọc bài cá nhân. ......................................................................... Tự nhiên xã hội Luyện tập: Nhà ở A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết có nhiều loại nhà ở khác nhau, mỗi nhà đều có 1địa chỉ. - Kể được địa chỉ nhà ở của mình và các đồ đạc trong gia đình 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh biết yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong gia đình của em. B. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Ôn Luyện. + Mục đích: Học sinh nhận ra các nhau ở các vùng miền khác nhau biết nhà của mình thuộc loại nhà của vùng miền nào + Cách làm : - Cho học sinh quan sát các hình ở bài 12 trong SGK và gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi. - Học sinh quan sát tranh và làm việc theo nhóm 2, trình bày. - Ngôi nhà này ở TP, nông thôn hay miền núi? - Nó thuộc loại nhà nào? (Tầng, ngói, hay là?) - Nhà của em giống ngôi nhà nào trong các nhà đó? - Sau khi quan sát song các em phải kể được 5 đồ dùng trong gia đình mà các em yêu thích cho các bạn trong nhóm biết. - Học sinh quan sát tranh, chỉ và nói tên các đồ dùng vẽ trong hình được phân công, lần lượt mỗi em kể 5 đồ dùng trong gia đình mà em cho là thích nhất. + Giáo viên chỉ định1 số em bất kỳ, kể về 5 đồ dùng trong gia đình mình mà em yêu thích. KL: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình, nên các em phải biết yêu quý ngôi nhà của mình. + GVKL: Đồ đạc trong gia đình là để phục vụ các sinh hoạt của mọi người. Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết tuỳ vào điều kiện kinh tế của từng nhà chúng ta không nên đòi hỏi bố mẹ mua sắm những đồ dùng khi chưa có điều kiện. 3. Hoạt động 2: Làm vở bài tập + Mục đích: Học sinh giới thiệu cho các bạn trong lớp về ngôi nhà của mình. + Cách làm : - HS vẽ tranh về ngôi nhà của mình vào vở bài tập và giới thiệu cho các bạn về ngôi nhà của mình. - Yêu cầu HS vẽ tranh về ngôi nhà của mình. - Giáo viên yêu cầu học sinh mang bức tranh về ngôi nhà của mình để giới thiệu với các bạn trong nhóm. - Giáo viên nêu 1 số câu hỏi gợi ý. - Nhà của em ở nông thôn hay Thành Phố? - Nhà của em rộng hay chật? - Nhà của gia đình em có sân vườn hay không? - Địa chỉ của nhà em như thế nào? - Giáo viên gọi đaị diện của các nhóm lên giới thiệu nhà và địa chỉ nhà ở của mình cho cả lớp nghe. 4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét chung giờ học. - Về nhà xem trước bài 13: .............................................................................. Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009 Tin học GV tin học dạy. ............................................................ Toán Luyện tập A. Mục tiêu: - HS thực hiện được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6 cùng các bảng tính đã học. - Thực hiện được phép tính cộng, trừ để so sánh, điền dấu. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. B. Các hoạt động dạy - Học: Hoạt động của Gv Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập Bài 1. Tính. * HS thực hiện được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi . - Bài yêu cầu gì? - Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần chú ý những gì? - Giáo viên đọc phép tính cho học sinh viết vào bảng con rồi tính kết quả . - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: Tính. * Hs thực hiện được tính cộng, trừ trong phạm vi 6 theo thứ tự từ trái sang phải. - Nêu yêu cầu? - Cho học sinh tính nhẩm và ghi kết quả. - Giáo viên nhận xét và cho điểm Bài 3: Điền dấu (>, <, = ) vào chỗ chấm. * Hs thực hiện được tính cộng, trừ trong phạm vi 6 rồi so sánh điền dấu. - Cho học sinh nêu yêu cầu bài toán - Yêu cầu học sinh nêu cách làm, làm bài. - Giáo viên nhận xét sửa chữa và cho điểm. Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. * Hs thực hiện được tính cộng, trừ trong phạm vi 6 rồi so sánh điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài toán - Hướng dẫn học sinh sử dụng những bảng cộng đã học để làm bài. - Giáo viên nhận xét và chỉnh sửa. Bài 5: Viết phép tính thích hợp - Bài yêu cầu gì? - Cho học sinh quan sát tranh, đặt đề toán và viết phép tính thích hợp. - Giáo viên nhận xét và cho điểm 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học và giao bài về nhà. - Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau. - Tính - Thực hiện phép tính theo cột dọc. - Viết các số thẳng cột với nhau. - 1 Hs lên bảng, lớp làm bảng con. 6 4 6 3 6 3 2 5 3 6 3 6 1 6 0 6 2 6 0 6 0 4 1 6 4 6 6 5 6 2 - Tính. - Học sinh làm nhẩm và nêu miệng cách tính và kết quả. - Tính từ trái sang phải 6 - 3 - 1 = 2 6 - 1 - 2 = 3. 6 – 3 – 2 = 1 6 – 1 – 3 = 2 1 + 3 + 2 = 6 3 + 1 + 2 = 6 - Điền dấu (>, <, = ) vào chỗ chấm. - Thực hiện phép tính ở vế trái trước sau đó lấy kết quả của phép tính bên vế trái để so sánh với số bên phải. - HS làm vở, 1 học sinh làm bảng nhóm. 2 + 3 5. 6 – 0 > 4 2 + 4 = 6 3 + 2 = 5 6 – 2 = 4 - Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Học sinh làm và nêu bài chữa. 3 + 2 = 5 3 + 3 = 6. 5 + 1 = 6 1 + 5 = 6 3 + 1 = 4 6 + 0 = 6 - Viết phép tính thích hợp - Có 6 con vịt, 3 con chạy đi. Hỏi còn lại mấy con? 6 - 3 = 3. Hoạt động tập thể Múa hát, đọc truyện, xem tranh.

File đính kèm:

  • docthuy 12.doc
Giáo án liên quan