1.Ưu điểm
- HS đi học, đúng giờ. Có 1 HS nghỉ học: HÙNG
- Trang phục của HS đúng quy định
- HS thực hiện tốt nền nếp xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng ra về
- HS có ý thức lao động vệ sinh trường lớp, HS tích cực lao động chăm sóc bồn hoa
- HS có ý thức học bài ở lớp, ở nhà. Tuyên dương những bạn hăng hái phát biểu: Đình Tuấn,Huy ,Chính ,Học
- HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe
2. Tồn tại
Còn một vài HS ở trong lớp chưa chú ý nghe giảng, chưa chịu khó làm bài. Đó là các HS: Cường, Hùng,Hiệp
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học buổi 2 Lớp 3C Tuần 17 Trường Tiểu học Xuân Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt lớp tuần 16
I. Đánh giá tuần 16
1.Ưu điểm
- HS đi học, đúng giờ. Có 1 HS nghỉ học: HùNG
- Trang phục của HS đúng quy định
- HS thực hiện tốt nền nếp xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng ra về
- HS có ý thức lao động vệ sinh trường lớp, HS tích cực lao động chăm sóc bồn hoa
- HS có ý thức học bài ở lớp, ở nhà. Tuyên dương những bạn hăng hái phát biểu: Đình Tuấn,Huy ,Chính ,Học…
- HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe
2. Tồn tại
Còn một vài HS ở trong lớp chưa chú ý nghe giảng, chưa chịu khó làm bài. Đó là các HS: Cường, Hùng,Hiệp…
II. Phương hướng tuần 17
- Duy trì các nền nếp đã thực hiện ở tuần 16
- Tích cực chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
- Hs có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. HS có ý thức học và ôn tập để chuẩn bị kiểm tra định kì lần 2
Tuần 17
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
Chính tả
LT: Phân biệt d/ gi/ r; âc/ ât
I.Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác đoạn “ Lần kia ... đến hết” trong truyện “ Ba điều ước ”
- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn d/ gi/ r; âc/ ât.
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng BT1, ghi nội dung BT2 ( như vở luyện TV tr.111 và 112)
IIi. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe viết:
HD chuẩn bị:
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả
2,3 HS đọc lại
? Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa?
HS tự tìm và viết vào vở nháp các tiếng khó
HD viết:
GV đọc cho hs viết vào vở Buổi 2
Chấm, chữa:
+ GV chấm 1 số bài, nhận xét chung
3. HD làm bài tập:
a.BT 1: Tìm mỗi loại 10 tiếng và ghi vào đúng cột:
Tiếng có phụ âm đầu d
Tiếng có phụ âm đầu gi
Tiếng có phụ âm đầu r
- 1 hs đọc yêu cầu
Cho hs tự làm vào vở
3 HS lên thi làm bài
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất, đúng nhất
GV chốt
HS chữa bài ( nếu sai )
b.BT 2: Điền vào chỗ trống:
1. dầu; rầu hay rầu:
mỏ ......; ...... nghèo; ...... hoả; ...... rĩ; ...... sang; dãi ......; mặc ......; buồn .....
2. dải; giải hay rải:
...... áo; ...... thoát; ...... rác; núi sông liền một ......; ...... đáp; ...... toán; đường ...... đá.
1 hs đọc yêu cầu
Cả lớp làm vở
2 hs lên bảng điền
Cả lớp nhận xét, GV chốt
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
****************************************************************
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS kĩ năng tính giá trị biểu thức, tìm x
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
- 3 HS nêu 3 quy tắc tính giá trị biểu thức
- GV nhận xét, cho điểm
2. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Lần lượt gọi 4 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm
- GV nhận xét chốt lai kết quả đúng
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở để kiểm tra kết quả
- GV nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức có các phép tính nhân chia cộng trừ
Bài 2: Tìm x
- GV hướng dẫn HS làm bài phần a
(x + 18) x 3 = 57
GV hướng dẫn HS trong tính giá trị biểu thức phép tính nào làm trước thì trong tìm x xét đến phép tính đó sau cùng:
+ ở bài tập này xét phép nhân trước: coi x+18 là một thừa số chưa biết. Muốn tìm x+18 ta làm như thế nào? (lấy 57: 3)
+ Hướng dẫn HS tính vế phải 57 : 3 = 19, vế trái viết lại
+ Bài toán trở về x + 18 = 19
+ Phần còn lại yêu cầu HS tự làm, GV chữa bài
- Phần b yêu cầu HS làm tương tự
Bài 3:
- Hướng dẫn HS làm bằng phương pháp tính ngựợc từ cuối
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm
3. Củng cố tổng kết
Gọi 3 HS nêu 3 quy tắc tính giá trị biểu thức
GV nhận xét, cho điểm
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
Hoạt động tập thể
Giao lưu văn nghệ chào mừng ngày 22-12
I. Mục tiêu
- Học sinh thuộc và hát đúng lời một số bài hát nói về chú bộ đội
- Giáo dục HS tình cảm kính trọng và biết ơn chú bộ đội
Ii. Các hoạt động dạy – học
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
- Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Ôn luyện và hát các bài hát về chú bộ đội
- HS ôn luyện và hát các bài hát theo nhóm
2. Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho HS giao lưu văn nghệ
- GV bát nhịp cho từng nhóm hát các bài hát
- GV dừng lại sửa sai cho HS nếu có
- GV thay đổi hình thức ôn luyện cho HS: nhóm hát, nhóm vỗ tay và ngược lại
- GV tổ chức cho HS luân phiên biểu diễn, sau khi biểu diễn xong gọi các nhóm nhận xét
- GV nhận xét phần biểu diễn của từng nhóm và tuyên dương những nhóm biểu diễn tốt
3. Hoạt động 3: Củng cố tổng kết
Hãy kể tên những bài hát đã biểu diễn trong tiết học
Gọi HS xung phong hát một số bài hát
Thứ sau ngày 17 tháng 12 năm 2009
Toán
Luyện tập: hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách nhận biết hình chữ nhật thông qua các đặc điểm về cạnh, góc
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
- Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, cho điểm
2. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi 2 HS nêu yêu cầu
- Yêu HS nhìn vào hình vẽ, dùng ê ke thước kẻ để kiểm tra xem hình nào là hình chữ nhật
- GV gọi một số HS đọc kết quả
- GV nhận xét chốt lai kết quả đúng
- GV hỏi hình chữ nhật có đặc điểm gì?
Bài 2:
- GV vẽ hình lên bảng
- Yêu cầu HS quan sát và kẻ thêm một đoạn thẳng để có 2 hình chữ nhật
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2
3. Củng cố tổng kết
Gọi 2 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật
Nêu một số đồ vật có dạng hình chữ nhật
GV nhận xét, đánh giá tiết học
Luyện từ và câu
ôn tập về từ chỉ đặc điểm
ôn tập câu: ai thế nào?
Dấu phẩy
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục ôn tập về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
- Tiếp tục ôn tập mẫu câu Ai thế nào?
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ bảng BT 1; ghi nội dung BT 4 (như BT I; IV vở luyện TV tr. 112; 113)
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
* BT 1: Dựa vào nghĩa, hãy chia các từ ngữ sau thành 3 nhóm : to béo, hồng hào, lười biếng, xanh xao, cần cù, cao lớn, đen bóng, ngoan ngoãn, trắng trẻo, lễ phép, mập mạp, thông minh, gầy gò, xám xịt, khẳng khiu.
Từ ngữ chỉ đặc điểm về màu sắc
Từ ngữ chỉ đặc điểm về hình dáng
Từ ngữ chỉ đặc điểm về tính tình
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2
- GV mời 3 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên thi làm bài.
- Đọc kết quả.
- Tổ chức nhận xét, bình chọn nhóm làm nhanh, đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở
* BT 2: Đặt 5 câu, mỗi câu có một từ sau: hồng hào, đen bóng, lễ phép, ngoan ngoãn, mập mạp, cao lớn.
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2
- GV gọi một số HS đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai
- Chữa bài vào vở
* BT 3: Đặt 5 câu theo mẫu Ai thế nào?
- Tiến hành tương tự bài tập 2
* BT 4: Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:
1. Làm bài xong em thu dọn sách vở giấy bút thước kẻ để vào ngăn bàn.
2. Trong phòng mọi vật như giường chiếu chăn mànbàn ghế đều sạch sẽ gọn gàng.
3. Trên sân trường trong giờ chơi các bạn nam chơi đá bóng kéo co các bạn nữ chơi nhảy dây trốn tìm.
- HS tự làm bài
- 3 HS lên thi làm bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
****************************************************************
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Âm nhạc
Ôn bài hát: vầng trăng cổ tích
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu bài hát
- HS biểu diễn tự Â
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước
I. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động1: Ônbài hát Vầng trăng cổ tích
- GV hát mẫu bài hát, HS lắng nghe
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát. GV dừng lại nhận xét sửa sai (nếu có)
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát lần 2
- GV chia lớp thành 3 tổ: HS luyện hát theo tổ
- GV bắt nhịp cho từng tổ hát, yêu cầu các tổ khác nhận xét
- GV bắt nhịp cho từng tổ hát kết hợp gõ đệm
2. Hoạt đông 2: Tập biểu diễn
- GV gọi HS xung phong biểu diễn
- GV nhận xét
- GV gọi từng nhóm 5 HS biểu diễn
- GV nhận xét
Tập làm văn
LT: luyện viết về thành thị, nông thôn
I.Mục đích, yêu cầu:
– Tiếp tục luyện viết về thành thị, nông thôn: HS viết được một đoạn văn về cảnh sắc, con người ở một vùng nông thôn và một đoạn văn nói về cảnh sắc, con người ở một khu phố hoặc thị trấn mà em biết.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
Bài 1: Hãy viết về cảnh sắc, con người ở một vùng nông thôn mà em biết
- 1 HS đọc đề bài
- Giúp HS hiểu yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở
- GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng
- Một số HS đọc đoạn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV chấm điểm một số bài.
Bài 2: Hãy viết về cảnh sắc, con người ở một khu phố hoặc thị trấn mà em biết.
- Tiến hành tương tự bài tập 1.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- TUAN 17 BUOI 2 LOP 3 NHUONG.doc