A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức. Giúp học sinh cảm nhận được:
- Những xúc cảm chân thật trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách tới trường. Đó là những kỉ niệm đáng nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.
- Tình cảm tha thiết của t/g đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.
- NT: Trong truyện hiện đại có thể tăng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tạo nên sức gợi cảm thấm thía.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu truyện ngắn
3. Thái độ.
- Biết trân trọng và yêu quí những kỷ niệm ấu thơ của mình.
B- Chuẩn bị của thầy và trò
1. Chuẩn bị của thầy.
- Soạn giáo án
- Đọc tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của trò.
Đọc trước văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK
C- Các hoạt động dạy- học
ã Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
ã Bài mới - giới thiệu bài
151 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy học bài học Ngữ văn 8 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu của bài
3. Từ khó
4. Thể thơ : Song thất lục bát
- Đặc điểm : Mỗi cặp có 4 câu : 2 câu 7 chữ, 2 câu lục bát; chữ mỗi câu thất ngôn thứ nhất vần với chữ 5 câu thất ngôn thứ 2 ; chữ cuối cùng của câu thất ngôn thứ 2 vần với chữ cuối câu lục
- Trần Tuấn Khải đã dùng thể thơ truyền thống, phù hợp cho việc diễn tả nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, nỗi u sầu
5. Bố cục. 3 phần
- 8 câu đầu : Nỗi sầu chia ly
- 20 câu tiếp : Nỗi đau mất nước
- 8 câu cuối : Gửi trao niềm khát vọng
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Nỗi sầu ly biệt
* Cuộc chia ly diễn ra trong bối cảnh ảm đạm, tăm tối, sơn cùng thuỷ tận
- Chốn ải Bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu
- Tâm trạng của con người
+ Người con : Đau đớn khôn cùng trước cảnh nước mất nhà tan : tầm tả châu sỏi
+ Người cha già : Thân tàn, lực yếu, bị bắt đi đày nơi đất giặc không có ngầy về à căm giận quân giặc cướp nước
ố Cả hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đều tột cùng đau đớn, xót xa : Nước mất nhà tan, cha con li biệt cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn
2. Nỗi đau mất nước
- Tủi nhục vì đất nước có truyền thống độc lập mấy ngàn năm, có nhiều nhân tài mà bị mất vào tay giặc
- Căm giận vì kẻ thù tàn phá đất nước tan hoang “Xương rừng, máu sông” đẩy nhân dân lâm vào cảnh “bỏ vợ lìa con”
- Nỗi xót xa trào ứa như xé tâm can, khối uất hận xây cao như núi Nùng Lĩnh, cơn sầu thăm thẳm như sông Hồng Giang
- Cảnh của một nỗi lo cho dân tộc “lấy ai tế độ đàn sau đó mà”
* Đây không phải là nỗi riêng tư mà là một nỗi đau lớn của cả một dân tộc, một thế hệ
à Gợi sự liên tưởng đến tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân ta những năm 20 của thế kỷ XX
- Tự sự + biểu cảm, từ ngữ hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh, sâu (kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm à giọng điệu thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất),mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng à sở trường của Trần Tuấn Khải, có sức rung động lớn nhất là những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó
3.Gửi gắm một niềm hoài vọng to lớn
- Người cha bày tỏ tình cảm của mình
+ Tuổi già sức yếu
+ Lỡ xa cơ, chịu bó tay
+ Thân lươn trong vũng lầy
ố (Nguyễn Phi Khanh là người học rộng tài cao đang làm quan trong triều đình nhà Hồ, tham gia kháng chiến chống Minh à giờ đây phải thốt ra lời lẽ đó là cả một sự xót xa, bi kịch lớn) à đó là lý do để người cha trao tất cả hy vọng, tin cậy vào con
- Người cha trao nhiệm vụ cho con một nhiệm vụ hết sức nặng nề cao cả:
Chống giặc ngoại xâm (noi gương tổ tông – vì nước gian lao), giành độc lập cho đất nước (phát triển ngọn cờ độc lập)
-> Đó là khát vọng lớn của người cha cũng là khát vọng của dân tộc. Đây là lời của người cha và cao hơn là lời của tổ quốc, trong một cuộc bàn giao của thế hệ
4. Tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với đất nước
- Tác giả mượn câu chuyện lịch sử về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi để gửi gắm tấm lòng tình cảm đối với non sông đất nước
+ Lòng tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam
+ Nỗi đau lòng của ông trước cảnh đất nước bị kẻ thù tàn phá
+ Lòng căm thù giặc sâu sắc
+ Khích lệ lòng yêu nước và cứu nước của đồng bào
III. Tổng kết
* Tên bài thơ thể hiện sự gắn bó sâu sắc, không thể tách rời : “Nước mất nhà tan” à muốn cứu nhà, trước hết phải cứu nước, đó cũng là lời tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người. ý nghĩa tên gọi của bài thơ và là ý nghĩa của cụ Nguyễn Phi Khanh dặn người con : “ Con người có hiếu trước hết phải đền nghĩa nước. Phải lấy nước làm nhà”
Hoạt động 4 IV. Luyện tập
Gợi ý : Một hình ảnh tính chất ước lệ sáo mòn : ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc à tạo được niềm xúc động sâu xa cho người đọc. Bởi lẽ tình cảm của nhà thơ rất chân thành, trung thực, mãnh liệt,vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương cuả nhân vật lịch sử, vừa “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi cuả mọi lòng người” thời hiện đại
Hoạt động 5 V. Giao bài tập về nhà
Ôn tập kiến thức đã học .
D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch
......
.
Tiết 67
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục têu cần đạt
- Qua tiết trả bài, học sinh thấy được khả năng tiếp thu bài của mình.
- Củng cố lại những kiến thức TV đã học từ đầu học kì I đến nay.
B. Chuẩn bị của thầy và trò
a. Chuẩn bị của thầy: Chấm bài và sửa lỗi cho học sinh
b. Chuẩn bị của học sinh: Tiếp tục ôn tập chương trình học kì I
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
a. ổn định tổ chức lớp
b. Trả bài cho học sinh (GV thông qua đề và đáp án)
1. Nhận xét chung
- Đa số bài làm của học sinh đã đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài.
- Tuy nhiên vẫn còn một số HS chưa nắm vững kiến thức cơ bản đã học, điều đó thể hiện qua phần trắc nghiệm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc tạo lập văn bản còn bị hạn chế.
- Vẫn còn nhiều bài mắc một số lỗi cơ bản như: lỗi chính tả, lỗi đặt câu không đúng ngữ pháp, dùng từ không đúng về nghĩa .
2. Nêu một số bài làm tốt, có nhiều ưu điểm và một số bài còn nhiều hạn chế
3. Giáo viên gọi điểm vào sổ.
c. Dặn dò
- Tiếp tục sửa lỗi trong bài kiểm tra của mình
- Ôn tập chương trình chuẩn bị cho kiểm tra học kì I
D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch
....
....
Tiết 68 -69 Kiểm tra học kì I
( Kiểm tra theo đề và lịch của Phòng )
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: ..
Lớp : 8A
Tuần 18
Tiết 70,71 Hoạt động ngữ văn : làm thơ 7 chữ
A- Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức. Giúp HS:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ
b. Thái độ:
c. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu thể thơ và làm thơ 7 chữ.
B- Chuẩn bị dạy học
a. chuẩn bị của thầy.
Soạn giáo án, tham khảo tài liệu.
b. Chuẩn bị của trò.
Đọc trước bài
C- tổ chức Các hoạt động dạy- học
* ổn định tổ chức lớp
* Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Phát triển bài.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ ghi bài thơ Chiều và gọi h/s đọc bài thơ.
H: Hãy gạch nhịp của các câu thơ ?
H: Xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ ?
H: Nêu mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ ?
H: Chỉ ra các tiếng gieo vần trong bài thơ ? Hãy chỉ ra niêm của bài thơ ?
GV: Trong một số bài thơ 7 chữ hiện đại không đòi hỏi niêm luật như trên một cách nghiêm ngặt.
VD: Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi người là Bác
Cả đời Người là của nước non
(Tố Hữu)
H/s đọc bài “Tối” của Đoàn Văn Cừ
H: Xác định luật bằng, trắc ?
H: Bài thơ đã bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do và tìm cách sửa lại cho đúng ?
Hoạt động 2
H: Hãy làm tiếp 2 câu thơ cuối trong bài thơ của Tú Xương ?
Gợi ý : Hai câu đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng thì 2 câu tiếp phải nói về đề tài đó và theo luật bằng trắc là :
B B T T B B T
B T B B T T B
H: Làm tiếp bài thơ đang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ?
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ trên sân trường rộn tiếng ve.
H: Hai câu tiếp theo luật bằng trắc phải ntn ?
GV cho HS đọc một số bài thơ đã làm ở nhà và cho HS khác nhận xét
I. Nhận diện luật thơ
* Bài a :
- Nhịp 4/3
- Luật bằng, trắc
Chiều
B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
- Quan hệ bằng trắc giữa các cặp câu 1-2, 3-4 phải đối nhau.
- bài thơ được làm theo thể bằng
- Gieo vần : Tiếng cuối câu 1, 2 với tiếng cuối câu 4
- Các cặp câu 1-4, 2-3 phải niêm với nhau
* Bài b :
- Luật bằng trắc
Tối
B T B B T T B
T B B T T B B
T B T T B B T
B T B B T T B
* Chỗ sai :
- Câu 2 không có dấu phẩy sau ‘’ngọn đèn mờ’’
- Cuối câu 2 không phải ‘’ánh sáng xanh’’ mà là ‘’ánh xanh lè’’
II. Tập làm thơ
VD: Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng?
Nguyên văn của 2 câu cuối là :
Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
- Luật bằng trắc.
T T B B B T T
B B T T T B B
VD: Nắng đấy rồi mưa như trút nước
Bao người vẫn vội vã đi về
Hoặc:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
Hoạt động 3 III- Giao bài tập về nhà
Ôn tập kiến thức đã học
D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch
Ngày soạn:..
Ngày dạy: ..
Lớp : 8A
Tiết 72 trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I
A- Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình
- Củng cố kiến thức
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp.
B- Chuẩn bị dạy học
a. chuẩn bị của thầy
Chấm bài
b. Chuẩn bị của trò
Ôn lại các kiến thức đã học.
C - Tổ chức Các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1. 1. GV ghi đề lên bảng
Hoạt động 2. 2. Nêu yêu cầu của đề (Theo đáp án của PGD)
Hoạt động 3. 3. Nhận xét chung
* Ưu điểm:
+ Câu 1: 1 số bạn đã nêu đúng từ ngữ nghĩa rộng : Di chuyển hoặc chuyển động và vẽ được sơ đồ theo 3 cấp độ.
+ Câu 2:
- Đa số các bài viết được trình bày theo bố cục 3 phần
- Đa số các em đều xác định đúng yêu cầu của đề
- Một số bài trình bày sạch đẹp, khoa học, ít sai lỗi chính tả
- Một số bài viết đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài như: Giới thiệu được nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc, Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao, giới thiệu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Nhược điểm:
+ Câu 1: 1 số bạn đã xác định sai từ ngữ nghĩa rộng như các từ hoạt động,và vẽ sơ đồ chưa chính xác (vẽ chỉ 2 cấp độ),
+ Câu 2:
- Nhiều bài viết chưa đáp ứng được yêu cầu của đề ra
- Một số bài viết còn sơ sài, lạc đề
- Lỗi chính tả, đặt câu, viết đoạn còn nhiều
- Nhiều em còn trình bày cẩu thả.
- Một số bài viết chưa có bố cục 3 phần.
Hoạt động 4. 4. Sửa lỗi trong bài viết
- Lỗi chính tả: tr/ch, s/x,
- Lỗi đặt câu, viết đoạn:
Hoạt động 5. 5. GV đọc một số bài làm tốt cho HS rút kinh nghiệm.
Hoạt động 6. 6. Trả bài cho HS và lấy điểm
Hoạt động 7 : Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài Học kì II
Đọc và trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản Nhớ rừng
D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch
..
..
..
File đính kèm:
- cong dan 6789 dep hay.doc