I. Mục tiêu:
– Kể được tên một vài bài hát ở lớp 1.
– Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1.
* Biết hát đúng giai điệu và lời hát.
- Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang
– Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch dạy Âm nhạc Lớp 2 Buổi sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này…
x x x x x x x x x x
+ Luyện tập từng kiểu gõ
* Chia lớp thành 2 nhóm, 1nhóm gõ theo phách, 1 nhóm gõ theo tiết tấu (sử dụng 2 loại nhạc cụ khác nhau)
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ Một nhóm lên hát lại bài Chú chim nhỏ dễ thương (nói tên tác giả)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
Ôn tập 2 bài hát
TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG,
HOA LÁ MÙA XUÂN
Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh
Tiết 25
NS : 03/03
ND: 04/03
I. Mục tiêu:
– HS Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
– Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
– Tham gia tập biểu diễn bài hát.
* Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
II. Chuẩn bị:
+ Máy nghe. nhạc cụ gõ
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể
2/ Bài cũ: Hs hát lại bài Chú chim nhỏ dễ thương, nói tên tác giả
Nhận xét.
3/ Bài mới: Ôn tập 2 bài hát + kể chuyện
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Trên con đường đến trường”
+ Đánh đàn 1 câu trong bài hát và đố hs nhận ra đó là bài hát nào
+ Đệm đàn, hs hát kết hợp vỗ tay theo phách và theo nhịp 2
+ Vận động phụ họa: (như đã luyện tập ở những tiết trước)
+ 1 nhóm hoặc cá nhân lên hát biểu diễn.
+ Cả lớp cùng hát theo nhạc đĩa kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2
* Ôn tập bài Hoa lá mùa xuân (H.Hà)
* Thực hiện như trên
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “Hoa lá mùa xuân”
+ Đánh đàn 1 câu trong bài hát và đố hs nhận ra đó là bài hát nào
+ Đệm đàn, hs hát kết hợp vỗ tay theo phách và theo nhịp 2
+ Vận động phụ họa: (như đã luyện tập ở những tiết trước)
+ 1 nhóm hoặc cá nhân lên hát biểu diễn.
+ Cả lớp cùng hát theo nhạc đĩa kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2
* Ôn tập bài Hoa lá mùa xuân (H.Hà)
* Thực hiện như trên
Hoạt động 2: Kể chuyện: Tiếng đàn Thạch Sanh
+ Kể tóm tắt câu chuyện, nhấn mạnh tình tiết có liên quan đến tiếng đàn (Đoạn Thạch Sanh bị Lý Thông cướp công sau đó bị vu oan, từ trong ngục tối tiếng đàn của Thạch Sanh vọng đến tai công chúa) tình tiết thứ 2 đó là Thạch Sanh dùng tiếng đàn đẩy lùi kẻ địch.
+ Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung:
Vì sao đang bị câm mà công chúa bật lên được tiếng nói?
Có phải tiếng đàn đã gợi lại cho công chúa nhớ lại người đã cứu mình?
Tại sao quân giặc lại phải xin hàng quay về nước?...
* Qua câu chuyện này em thấy âm nhạc có ảnh hưởng gì đến đời sống của chúng ta hay không?
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ 2 nhóm mỗi nhóm lên hát lại 1 bài vừa ôn (nói tên tác giả)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
Học hát
CHIM CHÍCH BÔNG
Nhạc: Văn Dung
Lời: Thơ Nguyễn Viết Bình
Tiết 26
ND: 10/03
NS: 11/03
I. Mục tiêu:
– Hát đúng giai điệu và lời ca.
– Biết bài hát Chim chích bông là bài hát của nhạc sĩ Văn Dung, thơ Nguyễn Viết Bình.
– Biết chim chích bông là loài chim có ích còn gọi là chim sâu.
II. Chuẩn bị:
+ Đàn, máy nghe. Bảng phụ chép lời ca
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể
2/ Bài cũ: hs hát biểu diễn 1 trong 2 bài vừa ôn, nói tên tác giả
Nhận xét đánh giá
3/ Bài mới: Học hát
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Chim chích bông”
Giới thiệu: Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều loài động vật có ích cho con người, nhö trâu bò giúp người làm ngheà nông nghiệp, con chó giúp người giữ nhà…Bài hát mà hôm nay các em được học là 1 bài hát được tác giả Nguyễn Viết Bình đã nhân cách hóa một lòa vật như bạn thân của các em, đó là chú chim chích bông trong bài hát Chim chích bông của nhạc sĩ Văn Dung, bài hát có giai điệu vui tươi, lời hát tự nhiên gần gủi với ngôn ngữ của các em. Bây giờ các em hãy nghe bài hát này nhé.
+ Hs nghe 2 lần
+ Đệm đàn (F) dạy hát từng câu
* Sau khi tập hát xong cả bài thì cho hs hát với tốc độ nhanh hơn, tập lấy hơi thật nhanh ở cuối mỗi câu hát.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay
+ Vỗ tay theo phách:
Chim chích bông bé tèo teo…
x x x x x
+ Vỗ tay theo tiết tấu lời ca:
+ Hs luỵện tập nhiều lần theo nhóm, tổ và theo cá nhân.
+ 1 nhóm lên hát biểu diễn kết hợp vỗ tay
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ Một nhóm lên hát lại bài Chim chích bông (nói tên tác giả)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
Ôn bài hát
CHIM CHÍCH BÔNG
Nhạc: Văn Dung
Lời: Thơ Nguyễn Viết Bình
Tiết 27
NS: 17/03
ND: 18/03
I. Mục tiêu:
– Hát đúng giai điệu và lời ca.
– Tập trình bày bài hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
+ Đàn, máy nghe.
+ Động tác:
1/ Làm động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún theo nhịp 2.
2/ Động tác vẫy gọi chim.
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể
2/ Bài cũ: hs hát bài Chim chích bông, nói tên tác giả
Nhận xét.
3/ Bài mới: Học hát
Hoạt động 1: Ôn bài hát “Chim chích bông”
Giới thiệu:
+ Hs nghe và hát theo nhạc vài lần kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2.
+ Đệm đàn (C) hs hát theo nhóm, theo cá nhân để dế phát hiện ra chỗ còn hát sai mà sửa chữa, uốn nắn
+ Hat kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
+ Thực hành vài lần cho hs xem, gợi ý để các em có thể tìm thêm động tác mới phù hợp
+ Hs luỵện tập nhiều lần theo nhóm, tổ và theo cá nhân.
+ 1 nhóm lên hát biểu diễn.
Hoạt dộng 3: Nghe nhạc
+ Cho hs nghe trích đoạn nhạc trong đĩa Hát – Nhạc 2
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ Một nhóm lên hát biểu diễn bài Chim chích bông (nói tên tác giả)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
Học hát
CHÚ ẾCH CON
Nhạc và lời: Phan Nhân
Tiết 28
NS : 24/03
ND: 25/03
I. Mục tiêu:
– Hát đúng giai điệu và lời ca.
– Qua bài hát hs biết tên một số loài chim, cá; noi gương học tập chăm chỉ của chú ếch con
– Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị:
+ Đàn, máy nghe, bảng phụ chép lời ca
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể
2/ Bài cũ: hs hát và hoạt động bài Chim chích bông, nói tên tác giả
Nhận xét-đánh giá
3/ Bài mới: Học hát
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Chú ếch con”
Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học hát bài Chú ếch con-nhạc và lời của nhạc sĩ Phan Nhân. Bài hát kể chuyện một chú ếch chăm học, chú được khen là ngoan nhất nhà. Mỗi khi học xong chú lại thi hát cùng chim họa mi. Tiếng ếch, tiếng họa mi hòa với nhau làm cho chim ri và cá rô phi thích thú lắng nghe và cất tiếng cười vui vẽ.
+ Cho hs nghe nhạc 2 lần.
+ Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1)
+ Đệm đàn (F) tập hát từng câu.
+ Tập hát kết hợp vỗ tay theo phách
Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn…
x x x x x x x..
+ Luyện tập nhiều lần
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca
+ Tập hát vỗ tay theo tiết tấu sau đó so sánh 2 câu đầu (giống nhau hay khác nhau?)
Câu 1: Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn
Câu 2: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan…
+ So sánh câu 3 và câu 4 (giống nhau)
+ So sánh câu 1 và câu 3 (khác nhau)
* Chia lớp thành 4 nhóm hát nối tiếp nhau:
Nhóm 1 hát câu: Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn
Nhóm 2 hát câu: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan
Nhóm 3 hát câu: Bao nhiêu chú trê non cùng bao cô cá rô ron
Nhóm 4 hát câu: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang dồn
+ Hát đổi nhóm để hs thuộc bài tại lớp
+ Luyện tập nhiều lần
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ Cả lớp hát bài Chú ếch con (nói tên tác giả)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
Ôn bài hát
CHÚ ẾCH CON
Nhạc và lời: Phan Nhân
Tiết 29
NS: 31/03
ND: 01/04
I. Mục tiêu:
– Hát đúng giai điệu và lời 1.
– Tập hát lời 2
– Biết vài động tác phụ họa.
II. Chuẩn bị:
+ Đàn, máy nghe, bảng phụ chép lời ca
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể
2/ Bài cũ: hs hát và hoạt động bài Chú ếch con, nói tên tác giả
Nhận xét.
3/ Bài mới: Học hát
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Chú ếch con” lời 2
Giới thiệu:
+ Cho hs nghe nhạc 1 lần.
+ Đệm đàn – hát ôn lời 1
+ Tập hát kết hợp vỗ tay theo phách
* Tập hát lời 2. (hs có thể dựa trên giai điệu lời 2 tự hát lời 2)
+ Luyện tập nhiều lần
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
+ Gợi ý những động tác phù hợp, hs có thể sáng tạo động tác mới
+ Chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm hội ý và tập luyện động tác cho trùng khớp và sau đó lên hát biểu diễn
+ Luyện tập nhiều lần, nhóm này nhận xét phần trình bày của nhóm kia.
+ Tập hát nối tiếp như cách hát ở tiết trước (hát cả 2 lời)
Hoạt động 3:Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát
+ Gõ bất cứ câu hát nào của bài hát, hs đoán.
+ Tập hát giai điệu bài chú ếch con nhưng theo lời ca mới:
a/ Mùa xuân đẹp tươi đã sang nắng xuân bừng trên xóm làng
Chúng em cùng nhau đến trường tay nắm tay cùng cười vang…
b/ Kìa em là em bé xinh lớn sao lại hay khóc nhè
Ô kìa một cô chích chòe đang hót vang từ ngọn tre…
(Ghi lời ca lên bảng, hs tự xung phong lên hát)
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ Cả lớp hát bài Chú ếch con (nói tên tác giả)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
Học hát
BẮC KIM THANG
Dân ca Nam Bộ
Tiết 30
NS: 07/04
ND: 08/04
I. Mục tiêu:
– Hát đúng giai điệu và lời ca.
– Hát đồng đều, rõ lời
– Biết bài hát Bắc kim thang là dân ca Nam bộ.
II. Chuẩn bị:
+ Đàn, máy nghe, bảng phụ chép lời ca
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: HS hát tập thể
2/ Bài cũ: hs hát và hoạt động bài Chú ếch con, nói tên tác giả
Nhận xét-đánh giá
3/ Bài mới: Học hát
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Bắc kim thang”
Giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học hát bài hát rất hài hước, vui vẻ, là một bài đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ mà trẻ em đồng bằng Nam Bộ thường hát kết hợp trò chơi. Bài hát Bắc kim thang..
+ Cho hs nghe nhạc 2 lần.
+ Đọc lời ca theo tiết tấu
+ Đệm đàn (G) tập hát từng câu.
+ Tập hát kết hợp vỗ tay theo phách
Bắc kim thang cà lang bí rợ…
x x x x..
+ Luyện tập nhiều lần, chú ý nốt luyến.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa
+ Gợi ý các động tác cơ bản, hs sáng tạo thêm động tác mới.
+ Chia nhóm luyên tập sau đó lên hát biểu diễn trước lớp
+ Luyện tập nhiều lần
4/ Củng cố- dặn dò:
+ HS nêu lại nội dung tiết học.
+ Cả lớp hát bài Bă c kim, thang (nói được đây là bài hát dân ca Nam Bộ)
+ Kết thúc tiết học - nhận xét.
File đính kèm:
- KE HOACH LOP 2 SANG.doc