I - Đặc điểm tình hình
Năm học 2007 - 2008 khối 7 có 92 trong đó có 56 nữ và 36 nam. Các em đã được tiếp cận với chương trình thay SGK mới ở lớp 6 . Nhìn chung các em đều nắm được cấu trúc của chường trình của môn giáo dục công dân nói chung và cấu trúc từng bài trong SGK . Bước đầu các em đều xác định được mục tiêu , yêu cầu của môn học ; xác định được tâm thế và tư thế trong học tập . Đa số các em đều chăm ngoàn , có ý thức tổ chức kỷ luật tốt . Chất lượng và kết quả học tập này được đánh giá và phản ánh từ năm học 2006 - 2007. Đáp ứng chương trình thay SGK mới , năm học này 100% học sinh đều có đủ SGK, SBT tình huống , dụng cụ phục vụ môn học.
1- Mặt thuận lợi
Giáo viên được đào tạo có chuyên môn , nhiệt tình , có tinh thần trách nhiệm , yêu quý học sinh ; nắm vững cấu trúc chương trình , mục tiêu và những yêu cầu của môn học . Điều đó đáp ứng tốt cho quá trình giảng dạy và học tập .
Về phía học sinh , các em đều có ý thức tốt chăm chỉ học tập , bước đầu bắt nhịp tốt với một số phương pháp học tầp mới . Nội dung môn học rất thiết thực với các em , phù hợp với cuộc sống được các em đón nhận một cách chủ động và hứng khởi .
2- Khó khăn
Với chương trình SGK mới mặc dù đã được tiếp cận song HS còn hạn chế , bối rối trong việc khai thác sử dụng SGK và một số phương pháp học tập mới . Các em tiếp thu bài còn chậm , khả năng tư duy vận dụng vốn kinh nghiệm sống vào môn học còn lúng túng và hạn chế . Hầu hết các em đều có tâm lý coi nhẹ môn học này nên việc đầu tư thời gian dành cho việc học bài ở nhà còn ít . Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế do chưa được bồi dưỡng thường xuyên , trong khi đó sách tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh còn ít . Đồ dùng , thiết bị phục vụ cho môn học còn thiếu và chưa đồng bộ .
8 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân lớp 7 năm học: 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người là sống có lòng nhân ái , vị tha . Đây là truyền thống của dân tộc ta
- Yêu thương là gần gũi , thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác gặp khó khăn
- HS hiểu trong quan hệ giưa người với người không phải lúc nào cũng yêu thương và yêu thương tất cả .
- NT, các câu ca dao , tục ngữ, danh ngôn .
NT, sưu tầm những mẩu chuyển , ca dao , tục ngữ.
- Nêu vấn đề, đàm thoại , giảng giải
Bài 6
Tôn sư trọng đạo
1
- HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo ?
- HS biết phê phán thái độ, hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo .
- HS rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo .
- Tôn sư trọng đạo là : Tôn trọng biết ơn thầy cô giáo .
- Trọng đạo là tôn trọng và lam theo đạo lý tốt đẹp học tập được qua thầy cô . Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta .
- Tôn sư trọng đạo thể hiện ở việc rèn luyện đạo đức, chăm học để đền đáp công ơn thầy cô.
- NT, tranh ảnh, bảng phụ...
- NT
- Thảo luận , vấn đáp , đàm thoại , giảng giải...
Bài 7
Đoàn kết tương trợ.
1
-HS hiểu thế nào là đoàn kết , tương trợ . ý nghĩa của đoàn kết , tương trợ trong quan hệ với mọi người .
- Rèn thói quen biết đoàn kết tương trợ
- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác.
- Phân biệt được đoàn kết và tương trợ . Đoàn kết là chung sức , chung lòng thành một khối để tiến hành một công việc nào đó
- Tương trợ là giúp đỡ (sức lực, tiền bạc , tương trợ còn gọi là trợ giúp )
- Đoàn kết tương trợ là truyền thống của dân tộc.
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 8 Khoan dung
1
- HS hiểu thế nào là khoan dung , ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện thành người có lòng khoan dung .
- Rèn cho học sinh biết quan tâm đến mọi người , không thành kiến hẹp hòi .
- HS biết lắng nghe ý kiến của người khác , biết chấp nhận và tha thứ, sống cởi mở và chân thành .
- Khoan dung có nghĩa rộng là tha thứ , song trong xã hội ngày nay còn là sự hiểu biết và tôn trọng lấn nhau .
- Khoan dung xuất phát từ hiểu biết và cảm thông . Người khoan dung không đối xử nghiệt ngã
- Khoan dung không thoả hiệp , vô nguyên tắc
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
- NT
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 9
Xây dựng gia đình văn hoá.
1
- HS hiểu nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Hiểu được các mối quan hệ , hiểu được bổn phận và trách nhiệm của mình trong gia đình .
- Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương , gắn bó với gia đình , quý trọng và mong muốn xây dựng gia đình văn hoá.
- HS thấy được bổn phận của mình cần giữ gìn danh dự gia đình góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
- HS hiểu thế nào là gia đình văn hoá.
- Bổn phận và trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
- ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Hs phải làm gì để xây dựng gia đình văn hoá.
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 10 Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ
1
- HS hiểu nội dung , ý nghĩa và bổn phận của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ .
- Rèn luyện HS biết tôn trọng , tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ
- HS nhận biết được những truyền thống tốt đẹp và những hủ tục lạc hậu .
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ .
- ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
- Bổn phận và trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống của gia đình và dòng họ .
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ,
tranh ảnh.....
- NT
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 11
Tự tin .
1
- HS hiểu thế nào là tự tin , ý nghĩa của lòng tự tin , cách thức rèn luyện để trở thành người tự tin .
- HS hiểu tự tin là tin vào bản thân , kính trọng người có lòng tự tin , ghét thói a dua .
- Tự tin là tin vào khả năng của bản thân
- Tự lực là tự giải quyết lấy những công việc của bản thân .
- Tự lập là xây dựng cho mình đời sống không dựa vào ai
- Ba đức tính trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 12 Sống và làm việc có kế hoạch
1
- HS hiểu nội dung , ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc , mơ ước của bản thân , yêu cầu của cuộc sống .
- Hình thành kỹ năng xây dựng kế hoạch
- Rèn cho HS có quyết tâm xây dựng cho mình kế hoạch và làm việc , phê phán lối sống tuỳ tiện.
- HS nhận thức ba mục tiêu ; có nhận thức đúng đắn , có kỹ năng lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch ., có thái độ đúng đắn ,có nhu cầu ,thói quen và quyết tâm thực hiện kế hoạch làm việc đã đề ra.
- HS biết lập kế hoạch và có thói quen làm việc theo kế hoạch .
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ,
bảng phụ....
- NT
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài13
Quyền được bảo vệ , chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
1
- Hs hiểu và nắm bắt được các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam . Vì sao phải thực hiện tốt quyền và bổn phận .
- HS biết ơn sự quan tâm của gia đình và xã hội . Phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em và thực hiện tốt bổn phận.
- Quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam là khai sinh , chung sống với cha mẹ , chăm sóc , được học tập , vui chơi , được quan tâm , được tham gia ..
- Bổn phận yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ ,yêu thương anh chị em , yêu quê hương , đất nước , tôn trọng pháp luật , chăm chỉ học tập
- Gia đình , xã hội, nhà nước có trách nhiệm chăm sóc.
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 14
Bảo
vệ môi trường và TNTN
2
- HS hiểu khái niệm môi trường , vai trò , ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống của con người .
- Hình thành ở học sinh ý thức bảo vệ MT và TNTN, đấu tranh phê phán hành vi xâm phạm
- HS yêu quý giữ gìn MT và TNTN.
- Môi trường là thành phần của tự nhiên , các hiện tượng ô nhiễm , suy thoáI, sự cố môi trường.
- TNTN bao gồm đất ,nược, rừng núi , sông hồ .
- Bảo vệ tài MT và TNTN là trách nhiệm của mọi người .
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
- NT
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
sắm vai...
Bài 15 Bảo vệ di sản văn hoá.
2
- HS hiểu khái niệm di sản văn hoá gồm văn hoá vật thể và phi vật thể , sự giống và khác nhau . Những quy định của nhà nước
- Giáo dục ý thức tôn trọng ,bảo vệ không phá phách đồng thời tuyên truyền mọi người cùng thực hiện .
- Những hành vi đúng , sai , cố tình hay không cố tình xâm phạm di sản văn hoá.
- Có trách nhiệm học tập nâng cao hiểu biết về di sản văn hoá.
- Hình thành những tình cảm tốt đẹp ở học sinh về di sản văn hoá.
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 16 Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .
2
- HS hiểu tôn giáo , tín ngưỡng là gì ? Thế nào là mê tín , tác hại . Thế nào là quyền Thê nào là vi phạm quyền ..
- Hình thành ở hs ý thức tôn trọng quyền này .
- HS phân biệt được tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan , đấu tranh với những biểu hiện này .
- Phân biệt được tín ngưỡng và tôn giáo , tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
- Nắm được các điều luật của pháp luật ..
- Phân biệt rõ lễ nghi tôn giáo với lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo , tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan .
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
-NT
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 17 Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2
- HS hiểu nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam là của ai ? Ra đời từ bao giờ , do ai lãnh đạo ? Cơ cấu, chức năng , nhiệm vụ từng cơ quan .
- Hình thành ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước , sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật .
- GD hs ý thức tuân thủ nghiêm pháp luật của nhà nước.
- Nhà nước của dân , do dân và vì dân , thực hiện chức năng điều hành đất nước .
- Phân biệt được nhiệm vụ của từng cơ quan
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt nam và các kiểu nhà nước khác .
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
Bảng phụ.....
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
Bài 18
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (Xã, phường , thị trấn)
2
- HS nắm và hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở có các cơ quan nào ?
- Hình thành ở hs ý thức tôn trọng những quy định của chính quyền địa phương , ý thức tôn trọng trật tự , kỷ cương , an ninh xã hội tại địa phương.
- Giúp hs xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mình cần đến giải quyết những công việc .
- HĐND , UBND là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân . Nguyên tắc làm việc , cơ cấu , chức năng của HĐND, UBND được quy định trong hiến pháp .
- HĐND UBND là nơi gần gũi trực tiếp trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, văn hoá, liên quan đến nhân dân địa phương .
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ.
SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương .
- Gợi mở nêu vấn đề , thảo luận nhóm , đàm thoại , thuyết trình
File đính kèm:
- Ke hoach day giao duc cong dan lop 7.doc