I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trôi chảy , lưu loát , diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi- ta- li, Ca- pi, Rê- mi).
- Hiểu nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi – ta – li và sự hiếu học của Rê – mi .( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
Hs K-G phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em ( Câu hỏi 4)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 34 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tiêu:
- HS nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV : Hình và thông tin và hình trang 140 , 141. SGK .
Một số ảnh và thông tin về bảo vệ môi trường.
Giấy khổ to, băng dính và hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời).
*HĐ1: Quan sát.
Mục tiêu: Giúp HS :
- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- HS quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- ứng với mỗi hình,GV gọi HS trình bày. Các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai.
Sau đây là đáp án:
Hình 1- b ; hình 2- a ; hình 3- e ; hình 4- c ; hình 5- d .
Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào sau đây: Quốc gia, cộng đồng, gia
đình. Hoặc GV có thể phát phiếu học tập để HS làm việc cá nhân theo mẫu sau:
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộngđồng
Gia đình
a/
b/
c/
d/
e/
Tíêp theo GV cho HS thảo luận câu hỏi:
+ Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
KL: Bảo vệ môi trường không phải là riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tùy lứa tuổi , công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
*HĐ2: Triển lãm.
Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm..
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tùy theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau.
Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm treưo sản phẩm và cử ngươi lên trình bày trước lớp.
GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
3/Củng cố – Dặn dò:
- HS trung bình , yếu nhắc laị nội dung bài học HS khá ,giỏi liên hệ thực tế.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
ôn tập học kì II
I/ Mục tiêu:
- Tìm được các châu lục ,đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới .
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( Vị trí địa lí ,đặc điểm tự nhiên ) , dân c ,hoạt đông kinh tế ( Một số sản phẩm công nghiệp ,sản phẩm nông nghiệp ) của các châu lục : châu á ,châu Âu ,châu Phi ,châu Mĩ ,châu Đại Dơng ,châu Nam Cực .
II/ Đồ dùng dạy học:
GV : - Bản đồ thế giới
- Quả địa cầu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới : Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1 : Làm việc cá nhân
- GV treo bản đồ thế giới lên bảng
- Gọi lần lượt HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới .
- HS chú ý quan sát để nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét ,hệ thống lại giúp HS hoàn thiện phần trình bày .
* HĐ2 : Làm việc theo nhóm.
- YC cácnhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b SGK.
- GV phát giấy cho các nhóm ;YC HS thảo luận làm bài vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét các ý trả lời và bổ sung.
- GV hệ thống và chốt lại kết quả.
3/ Củng cố, dặn dò :
GV hệ thống lại các kiến thức vừa ôn
Dặn HS về chuẩn bị bài sau
Thứ 6 ngày 30 tháng 4 năm 2010.
Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép nhân ,phép chia ;biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Cả lớp làm BT 1( cột1),2(cột1),3. Hs K-g làm cả BT 1,BT2 ,và làm thêm BT4.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài.
+Bài 1:(cột 1) SGK.( HS K-G làm cả BT 1)
1 HS nêu yêu cầu bài tập .
Yêu cầu HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu )
4 HS lên bảng làm bài .
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính nhân , chia với số đo thời gian.
- HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng thực hiện nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân và số đo thời gian
+Bài 2: ( cột1) SGK.( HS K-G làm cả BT2)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu ).
- HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng .
KL : Rèn kĩ năng tìm x.
+ Bài tập 3 : SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề toán và tự làm bài.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS.
- HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. )
- HS , GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- KL : Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
+ Bài tập 4 : SGK.( HS K-G làm – GV kiểm tra)
- KL : Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
3/ Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang )
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang( BT1);tìm được các dấu gạch ngangvà nêu được tác dụng của chúng ( BT2).
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ viết sẵn:
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1/ Đánh dấu tại chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
2/ Đánh dấu phần chú thích trong câu
3/ Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời)
* HĐ1 Hướng dẫn ôn tập
+ Bài tập 1 : Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK
- GV gọi 1 HS nói lại tác dụng của dấu gạch ngang .
- Yêu cầu HS kẻ bảng như trên bảng phụ.
- GV cho HS tự làm bài vào vở BT ( GV quan tâm HS yếu )
- Cho HS khá, giỏi làm bài trên bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình
HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng
KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy gạch ngang và nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
+Bài tập 2:SGK
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện “ cái bếp lò”
- GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT ( GV quan tâm HS yếu )
-Gọi HS trình bày ý kiến .(9 HS: mỗi HS chỉ nói về tác dụng của một dấu gạch đầu dòng)
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cho HS nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
* HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
trả bài văn tả người
I/ Mục đích yêu cầu:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người ;nhận biết và sửa được lỗi trong bài;viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp…cần chữa chung cho cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Nhận xét chung về bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại các đề bài tập làm văn.
Nhận xét chung:
+ Ưu điểm:
Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, một số em đã có sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người được tả.
+ Nhược điểm:
Một số em còn mắc lỗi như: Dùng từ chưa chính xác, ý còn nghèo nàn, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều.
- GV viết lên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sữa lỗi.
GV trả bài cho HS.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự sửa lỗi bài của mình.
GV đi giúp từng cặp HS.
* HĐ3: Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt:
Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.
Sau mỗi HS đọc GV hỏi để tìm ra cách dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay.
* HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn về:
Đoạn văn diễn đạt chưa hay, đoạn văn lủng củng, đoạn văn dùng từ chưa hay.
GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.Nhận xét.
*HĐ2: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà viết lại bài văn nếu bị điểm kém. Chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn ( Tiết2 )
I/ Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .
- Lắp được một mô hình tự chọn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời )
*HĐ1; HS chọn mô hình lắp ghép.
GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc sưu tầm.
GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
*HĐ2 : HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- Gọi 1- 2 HS chọn đúng ,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào trong nắp hộp theo từng loại chi tiết .
- Toàn lớp nhận xét bổ sung.
- GV kiểm tra các chi tiết HS chọn.
b/ Lắp từng bộ phận
GV hướng dẫn HS cách lắp từng bộ phận như hướng dẫn trong SGK.
GV gọi lần lượt HS lên thực hiện lắp . cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
c/ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
HS lắp ráp mô hình theo các bước như SGK.
*HĐ3 : Đánh giá sản phẩm.
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm htheo nhóm hoặc chỉ định một số em.
GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
Cử 2- 3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
GV nhận xét và đánh giá sản phẩm theo 2 mức:
Hoàn thành ( A ) và chưa hoàn thành ( B )
Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có những sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với gợi ý trong SGK) được đánh giá với mức độ hoàn thành tốt ( A+ )
GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3/Củng cố dặn dò.
Gọi 1-2 HS nhắc lại các bước lắp ráp mô hình.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
File đính kèm:
- TUAN 34.doc