I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, ; biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình( trả lời được các câu hỏi SGK).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 30 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo nhóm 4, quan sát hình đọc thông tin SGK trả lời:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+Khi nào nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả ( kết hợp chỉ hình minh hoạ SGK).
- HS, GV nhận xét bổ sung, kết luận.
KL: ( như SGK)
* HĐ 2: Trò chơi: Thú săn mồi và con mồi.
Mục tiêu: Khắc sâu cho HS kiến thức về tính dạy con của một số loài thú.
Gây hứng thú học tập cho HS.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm1 cử 1 bạn đóng vai hổ mẹ và 1 bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. Các thành viên còn lại là quan sát viên.
- Cách chơi : Dựa vào kiến thức đã học về cách săn mồi của hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu để mô phỏng.
- GV cho HS tiến hành chơi.
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
3/Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc laị nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
các đại dương trên thế giới
I/ Mục tiêu:
- Nhớ tên và tìm được vị trí của bốn đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- Nhận biết được vị trí địa lítrên bản đồ.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để tìm được đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Quả địa cầu; bản đồ thế giới.
- Bảng số liệu về các đại dương; phiếu học tập.
HS : Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin ...về các đại dương.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Bài cũ:
2/Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Vị trí của các đại dương.
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 1 trang 30 SGK và hoàn thành bảng thống kê vào phiếu học tập theo mẫu:
Tên đại dương
Vị trí
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- Gọi 1,2 HS (K-G) lên xác định trên bản đồ và quả địa cầu.
* HĐ2: Một số đặc điểm của đại dương.
- GV treo bảng số liệu; yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu trao đổi nhóm đôi trả lời:
+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình, độ sâu lớn nhất của từng đại dương.
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Gọi lần lượt HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
( Các đại dương xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Đại dương có đọ sâu trung bình lớn nhất là Thái Bình Dương.)
- 1,2 HS (TB-Y) nhắc lại.
* HĐ3: Thi kể về các đại dương.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh, bài báo, thông tin...để giới thiệu với các bạn.
- GV cùng HS cà lớp cùng nghe và nhận xét kết quả sưu tầm và giới thiệu của từng nhóm.
- Bình chọn và khen ngợi nhóm sưu tầm đẹp, hay nhất.
3/Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Thứ 6 ngày 2 tháng 4 năm 2010
Toán
ôn tập về phép cộng
I/ Mục tiêu:
- Biết phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong trong giải toán.
- Các bài tập cần làm: BT1,2( cột 1),3,4; HS K- G làm hết các bài tập SGK
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hệ thống kiến thức về phép cộng .
- GV đưa công thức tổng quát về phép cộng .
- Gọi 1 số HS nêu tên gọi các thành phần, kết quả và một số tính chất của phép cộng.
- GV nhận xét, hệ thống các tính chất về phép cộng. HS (TB-Y) nhắc lại.
* HĐ2: Thực hành.
+ Bài 1: SGK
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 4HS lên bảng làm.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả.
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
+ Bài 2: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân , 3 HS lên bảng làm cột 1, HS K- G làm cột 2. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả, cách thực hiện.
- HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại tính chất kết hợp và giao hoán của phép cộng.
+ Bài tập 3:SGK.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm cá nhân, nêu miệng kết quả và giải thích cách làm.
- HS, GV nhận xét kết luận.
- 1,2 HS (TB-Y) nhắc lại cách thực hiện.
+ Bài tập 4 : SGK.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân; 1 HS (K) lên bảng làm; GV quan tâm HS (Y).
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy )
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu đúng ví dụ về tác dụng của dấu phẩy( BT1).
- Điền đunga dấu phẩy thoe yêu cầu của BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng tổng kết về dấu phẩy.
Truyện kể về bình minh viết từng đoạn vào giấy khổ to.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Thực hành.
+ Bài tập 1:
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. 1 HS (K-G) lên điền trên bảng phụ đã kẻ sẵn.GV quan tâm HS (Y).
- Gọi 1 số HS nêu kết quả. HS, GV nhận xét bổ sung, chốt kết quả đúng.
( Ví dụ: 1a/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
1b/ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
1c/ Ngăn cách các vế trong câu ghép. )
- Gọi 1,2 nêu tác dụng của dấu phẩy. HS (Y) nhắc lại.
+ Bài tập2 :
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi nhóm đôi làm vào phiếu bài tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- Gọi 1,2 HS (K-G) nêu nội dung chính của câu chuyện.
( Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.)
* HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tả con vật (kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
- Viết đựpc bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ , đặt câu đúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành viết.
+ Bài 1 : SGK.
- GV ghi đề.
- 1HS đọc đề, gợi ý SGK.
- HS viết bài.
- Thu chấm, nêu nhận xét chung.
* HĐ2: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ THUậT
Lắp rô - bốt
(3 Tiết)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp rô-bốt.
- Lắp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Các hoạt động dạy – học
Tiết 1
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học .
- GV nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế:
Người ta sản xuất rô - bốt (còn gọi là người máy) nhằm để giúp việc nhà, hoặc làm một số công việc khó khăn, nguy hiểm trong các nhà máy, hầm mỏ mà con người không đến được.
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp được rô - bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 6 bộ phận: chân rô - bốt;thân rô- bốt;Đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng ten; trục bánh xe).
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
-Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô - bốt (H.2-SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 2a (SGK), sau đó GV gọi 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn tiếp mặt trước chân thứ hai của rô bốt.
- Gọi 1 HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2b (SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK (cần 4 thanh chữ U dài).
- GV nhận xét câu trả lời của HS. Sau đó hướng dẫn lắp hai chân vào hai bài chân rô- bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). GV lưu ý cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh chữ U dài và khi lắp phải lắp các ốc, vít ở phía trong trước.
- GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào hai chân rô- bốt để làm thanh đỡ thân rô- bốt(Lưu ý lắp các ốc, vít ở phía trong trước).
* Lắp thân rô- bốt (H.3- SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp thân rô- bốt.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp đầu rô- bốt (H.4-SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tiến hành lắp đầu rô- bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
* Lắp các bộ phận khác
- Lắp tay rô- bốt (H.5a-SGK)
+ GV lắp 1 tay rô- bốt : Lắp các chi tiết theo tuần tự: Thanh chữ L dài, tấm tam giác, thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 3 lỗ tiếp và thanh chữ L ngắn.
+ Gọi 1 HS lên bảng lắp tay thứ 2 của rô- bốt. Trong khi HS lắp, GV cần lưu ý để hai tay đối nhau(tay phải, tay trái).
- Lắp ăng -ten(H5.b-SGK)
+ Yêu cầu HS quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Gọi 1 HS lên trả lời câu hỏi và lắp ăng-ten, GV lưu ý góc mở của hai cần ăng-ten.
+GV nhận xét và uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp.
- Lắp trục bánh xe (H5.c-SGK)
+Yêu cầu HS quan sát hình 5c và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn nhanh bước lắp trục bánh xe.
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Trong các bước lắp, GV cần chú ý:
+ Bước lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
+ Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin, GV gọi 1 HS thực hiện bước lắp. (Dùng vòng hãm để giữ trục cánh quạt với trần ca bin).
+ Lắp ăng –ten vào thân rô- bốt phải dựa vào hình 1b (SGK).
- Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của hai tay rô- bốt.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài trên.
File đính kèm:
- Tuan 30 - Dung NA1.doc