Kế hoạch bài học Tuần 3 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ Mục tiêu:

 HS biết:

 -Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.

 -Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.

 -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II/ Đồ dùng dạy học:

GV: Thẻ màu

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 3 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: SGK - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, quan sát tranh minh họa SGK, làm bài tập - 2HS lên bảng làm vào giấy khổ to, trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. -1,2 HS đọc lại đoạn văn đã điền từ thích hợp vào những ô trống. Bài 2: SGK - HS đọc nội dung bài tập 2 - GV giải nghĩa từ cội . 1 HS đọc lại 3 ý đã cho. - Cả lớp trao đổi đi đến lời giải đúng . HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ. Bài 3 : SGK HS đọc yêu cầu bài 3, suy nghĩ chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết 1 đoạn văn miêu tả. - 4,5 HS phát biểu dự định chọn khổ thơ nào GV nhắc HS : có thể viết về một màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. 1 HS khá giỏi nói một vài câu làm mẫu. - HS làm vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc bài văn của mình. - Cả lớp và GV nhận xét. *HĐ3: Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I-Mục tiêu 1.Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. 2.Biết chuyển nhữnh điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên. II-Đồ dùng dạy học. - VBT Tiếng Việt5. - Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa. - Bút dạ, 2,3 tờ giấy khổ to III-Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: HDHS luyện tập. Bài tập1: SGK. - Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập1. Cả lớp theo dõi trong SGK - HS cả lớp đọc thầm lại bài Mưa rào, làm bài cá nhân trả lời các câu hỏi a,b,c,d SGK. - GV: tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa...Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực, thú vị. Bài tập2: SGK. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học: quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa. -HS tự lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát, GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 ,3 HS khá giỏi - Một số HS nối tiếp nhau trình bày. - GV mời HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung,xem như là một mẫu để HS cả lớp tham khảo. * HĐ2: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa. Địa lí Khí hậu I/ Mục tiêu: HS: - Trình bày được đạc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) ranh giới giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam. - Biết sự khác nhau giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam. - Nhận biết sự ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống sản xuất của nhân dân ta. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Các hình minh họa trong SGK; phiếu học tập của HS; quả địa cầu III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa GV phát phiếu HS thảoluận nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh? + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận KL: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa. * HĐ2: Khí hậu các miền có sự khác nhau. - HS đọc SGK và trao đổi theo cặp xem lược đồ khí hậu Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ sau: - Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. - Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Miền Bắc có những gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc? - Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam? - Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm HS trình bày kết quả thảo luận KL: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. *HĐ3: ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống sản xuất HS suy nghĩ cá nhân trả lời miệng câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta? KL: Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Củng cố dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài quê em I, Mục tiêu: -HS biết tìm, chọncác hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em. -HS yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường của mình. II, Chuẩn bị: -Một số tranh ảnh về nhà trường. - Bài vẽ của HS năm trước. III, Các hoạt độngdạy học chủ yếu: 1, Giới thiệu bài: 2, Bài mới: HĐ1:Tìm chọn nội dung đề tài -HS quan sát tranh hình ảnh về nhà trường nêu được các hình ảnh về nhà trường. HĐ2:Cách vẽ tranh -HS quan sát SGK và nêu được cách vẽ: +Chọn hình ảnh. +Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ cho cân đối. +Vẽ rõ nội dung của hoạt động. +Vẽ màu tuỳ theo ý thích. HĐ3: HS thực hành -HS vẽ vào vở vẽ. - GV quan sát uốn nắn. HĐ4: Nhận xét đánh giá: Gv chọn một số bài vẽ đã hoàn thành cho hs nhận xét về bố cục ,về cách vẽ ,và về nội dung bài vẽ.Gv kết luận. Gv nhắc nhở một số em chưa hoàn thành về vẽ tiếp cho hoàn thành bài vẽ của mình. Thứ 6 ngày 11 tháng 9 năm 2009 Toán Ôn tập về giải toán I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4(bài toán “ tìm 2 số khi biết tổng( hiệu) và tỉ số của 2 số đó”. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Ôn tập củng cố cách giải bài toán về tìm 2 số biết tổng(hiệu) và tỉ số của 2 số đó Bài toán1,2: SGK. HS lần lượt đọc yêu cầu bài toán và tự giải Lần lượt HS lên bảng giải HS và GV nhận xét. HS nêu lại cách giải toán về tìm 2số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó KL: Củng cố về cách giải toán có liên quan đến tỉ số * HĐ2: Thực hành Bài 1: SGK HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm việc cá nhân, 1HS TB lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Củng cố về giải toán tổng (hiệu) tỉ Bài 3: SGK HS đọc yêu cầu bài 3. HS làm việc cá nhân, 1HS K lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Củng cố về giải toán có liên quan đến tỉ số * HĐ3: Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Thể dục (Thầy Giang soạn và dạy ) Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I/ Mục đích yêu cầu: - Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. - Biết chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành 1 đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. II/ đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa (BT 1) III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: SGK - Một HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài: tả quang cảnh sau cơn mưa. - Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn; phát biểu ý kiến. - GV chốt lại bằng cách treo bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn-xem là căn cứ để HS hoàn chỉnh từng đoạn. - GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở. GV nhắc HS chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: SGK - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV: Dựa trên hiểu biết về đọan văn trong bài văn tả cơn mưa của các bạn HS, các em sẽ tập chuyển 1 phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa( đã lập trong tiết tập làm văn trước) thành 1 đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. - HS cả lớp viết bài. - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chấm điểm một số đoạn văn viết hay. * HĐ3: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa. Khoa học Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I/ Mục tiêu: HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6đến 10 tuổi. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người II/ Đồ dùng dạy học HS : Sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ. GV: ảnh của trẻ em ở những lứa tuổi khác nhau. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài. - Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS. - Yêu cầu HS giới thiệu vè bức ảnh mà mình mang đến lớp theo gợi ý: Đây là ai? ảnh chụp lúc mấy tuổi? khi đó đã biết làm gì? - GVvà HS nhận xét * HĐ2:Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Chia lớp thành 4 nhóm để chơi trò chơi “ ai nhanh, ai đúng?” GV phổ biến cách chơi và cho HS chơi. GVkết luận-HS đọc thông tin (trang14-SGK) *HĐ3: Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với mỗi cuộc đời của mỗi con người HS làm việc cá nhân : đọc thông tin trang 15 SGK và trả lời miệng câu hỏi trong SGK GVkết luận (như SGV) Củng cố – Dặn dò: HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt tập thể - Gv nhận xết đánh giá tình hình học tập và tu dưỡng đạo đức của lớp trong tuần . Tuyên dương những hs có thành tích trong học tạp cũng như gương mẫu trong các công tác của lớp. Nhắc nhở những hs chưa chịu khó học tập ,chưa ngoan.

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc