Kế hoạch bài học Tuần 28 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc trôi chảy ,lưu loát bài tập đọc đã học ;tốc độ khoảng 115 tiếng /phút ;đọc diễn cảm đoạn thơ ,đoạn văn ;thuộc 4-5 bài thơ (Đoạn thơ ) ,đoạn văn dễ nhớ ;đễ hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ,bài văn .

 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết ( BT 2 ).

 + HS K-G đọc diễn cảm thể hiện đúng nọi dung văn bản nghệ thuật ,biết nhấn giọng những từ ngữ ,hình ảnh mang tính nghệ thuật .

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 28 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến đống đầu tiên; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây. Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. 4. Hoạt động kinh tế : * Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Bước 1: HS trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2 : - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Bước 3: - Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có) Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng. 5. Hoa Kì . * Hoạt động 3 (làm việc theo cặp) Bước 1: - GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới. - HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới, đặc điểm kinh tế) Bước 2: - Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau Thứ 6 ngày 19 tháng 3 năm 2010 toán Ôn tập về phân số I. Mục tiêu: - Biết xác định phân số bằng trực giác ;biết rút gọn ,quy đồng mẫu số , so sánh các phân số không cùng mẫu số . ( Bài 1,2,3 ( cột a,b ) ,4 . Hs K- g làm cả Bt 3 và làm thêm BT 4). II. Chuẩn bị: - Vở bài tập, sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: - Nêu tính chất cơ bản của phân số. Nêu cách so sánh phân số: + Cùng mẫu số. + Cùng tử số. + Khác nhau mẫu số. *Hoạt động 2: Thực hành. - GV tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự làm rồi chữa trong VBTT. Nếu còn thời gian thì hướng dẫn học sinh (hoặc một số HS) làm thêm bài tập trong SGK. Chẳng hạn. Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu học sinh đọc các phân số mới viết được. Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản. Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. - ở các bài c. d. nêu giúp học sinh tìm mẫu số chung bé nhất. Chẳng hạn, để tìm MSC của các phân số và lẽ ra chỉ cần lấy 6 x 4 = 24. - Tuy nhiên, nên giúp học sinh có thói quen tự đặt câu hỏi: Có số nào bé hơn 24 mà vừa chia hết cho 6 vừa chia hết cho 4 không? Từ đó HS tìm được các số chia hết cho 6 mà bé hơn 24 là: 6, 12, 18 và các số chia hết cho 4 mà bé hơn 24 là: 4, 8, 12, 16, 20. Rõ ràng 12 vừa chưa hết cho 6 vừa chia hết cho 4. Vậy MSC là 12…. Bài 4: Khi chữa bài nêu cho HS nêu cách so sánh hai phân số còn cùng hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau, so sánh phân số với 1. Bài 5: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. - HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp, chẳng hạn có thể làm bài như sau: Nếu chia đoạn thẳng từ 0 đến 1 thành 8 phần bằng nhau (như hình vẽ) thì là , là giữa và có một vạch là . Vậy vạch ở giữa và là . 0 IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong SGK. luyện từ và câu Kiểm tra (Thời gian làm bài khoảng 30 phút) I- Mục đích ,yêu cầu : - Đọc trôi chảy ,lưu loát bài tập đọc đã học; tốc đọ khoảng 115 tiếng /phút;đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 4-5 bài thơ , đoạn văn dễ nhớ ;hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề). II. Các hoạt động dạy học : 1. GV giao đề kiểm tra cho HS ( SGK ) - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài (chọn ý đúng\ ý đúng nhất bằng cách đánh đấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng / đúng nhất). + HS đọc kĩ bài văn trong khoảng 15 phút. + HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời. Đáp án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 7 (SGK): Câu 1 : ý a (Mùa thu ở làng quê) Câu 2 : ý c(bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi)) Câu 3 : ý b (Chỉ những hồ nước) Câu 4 : ý c (Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất) Câu 5 : ý c (Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai) Câu 6 : ý b (Hai từ. Đó là các từ “xanh mướt, xanh lơ”) Câu 7 : ý a (chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển) Câu 8 : ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ) Câu 9 : ý a (Một câu. Đó là:”Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”) Câu 10 : ý b (Bằng cách lặp từ ngữ)(Từ lặp lại từ là từ không gian) tập làm văn Kiểm tra (Thời gian làm bài khoảng 40 phút) I- Mục đích ,yêu cầu : - Kiểm tra (viết ) theo mức độ cần đạt về kiến thức ,kĩ năng giữa HKII: - Nghe –viết đúng bài chính tả ( Tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút ), không mắc qú 5 lỗi trong bài ; trình bày đuúng hình thức bài thơ ( văn xuôi) . 1. Viết được một bài văn miêu tả (tả người hoặc tả cảnh) 2. Bài viết được đánh giá về các mặt: - Nội dung, kết cấu (đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)(7 điểm). Trình tự miêu tả hợp lí. - Hình thức diễn đạt (3 điểm): Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. Kĩ thuật Lắp máy bay trực thăng ( tiết 1 ) I/ Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng . - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu .Máy bay lắp tương đối chắc chắn . - Với HS khéo tay : Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu .Máy bay lắp chắc chắn . II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. A. Bài cũ: B. Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời ) *HĐ3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng a/ Chọn các chi tiết. - HS chọn đúng ,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK - Xếp các chi tiết đã chọn vào trong nắp hộp theo từng loại chi tiết . GV kiểm tra các chi tiết HS chọn b/ Lắp từng bộ phận 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp YC học sinh nắm vững quy trình lắp trong SGK - Trong quá trình lắp từng bộ phận, GV nhắc HS : + Lắp thân và đuôi theo những chú ý đã học ở tiết1 + Lắp cánh quạt phải lắp đủu số vòng hãm + Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dới của các thanh ; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít . - GV quan tâm giúp đỡ những nhóm còn lúng túng . c/ Lắp ráp máy bay trực thăng ( H1 - SGK ) HS lắp ráp máy bay trực thăng nh SGK ; GV cho các nhóm tự làm thực hành GV theo giõi các nhóm làm thực hành 3/Củng cố dặn dò. - Gọi 1-2 HS nhắc lại các bớc lắp máy bay trực thăng . - Nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật (tiết 28) mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu ( Vẽ màu) I - Mục tiêu - HS biết quan sát, so sánh để tìm ra tỉ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạt chính của mẫu. - HS vẽ được hình gần giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình và biết tô màu phù hợp với hình. II - chuẩn bị Giáo viên - SGK, SGV. - Chuẩn bị một số mẫu vẽ như bình. lọ. quả,... có hình dáng và màu sắc khác nhau, dạng tương đương để HS quan sát và vẽ theo nhóm. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của HS lớp trước. Học sinh - SGK. - Chuẩn bị một số mẫu vẽ như bình. lọ. quả,... (nếu có điều kiện) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu Giới thiệu bài GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV cùng HS bày mẫu để các em trao đổi, lựa chọn đặt mẫu cũng như cách đặt mẫu vẽ rồi hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về: + Tỉ lệ chung của mẫu (chiều ngang, chiều cao). + Vị trí của các vật mẫu . (vật mẫu nào ở phía trước? vật mẫu nào ở phía sau?) + Hình dáng, màu sắc, đặc điểm,... của lọ và quả. + So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu. + So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu: Miệng, cổ, thân, đáy... + Phần sáng nhất và tói nhất của mẫu (ở vị trí nào của lọ, quả? So sánh giữa chúng với nhau). - Trong quá trình HS nhận xét, GV bổ sung, tóm tắt ý kiến . GV phân tích để HS cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu. Hoạt động 2: Cách vẽ - GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận xét về một số dạng bố cục: + Hình vẽ quá nhỏ (H.2a) hoặc qúa to (H.2b) so với tờ giấy. + Hình vẽ không cân đối với tờ giấy (H.2c) và hình vẽ cân đối với tờ giấy (H.2d). - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nhắc HS nhớ lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu: + Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu. + Vẽ đường trục (của lọ. bình, chai,...). + Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dang chung của mẫu bằng đường thẳng. + Vẽ nét chi tiết va điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình. + Vẽ đậm nhạt bằng màu vẽ . - GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước để các em tham khảo cách vẽ hình, cách tô màu . Hoạt động 3: Thực hành - GV dựa vào tình hình thực tế của học tập của lớp để tổ chức hoạt động thực hành cho phù hợp. + HS làm bài cá nhân vào vở thực hành hoặc giấy vẽ. +Những nơi có điều kiện nên bày một số mẫu cho HS vẽ theo nhóm. Có thể có một vài nhóm HS vẽ trên bảng. - GV nhắc nhở HS : Bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy, vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu, chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm ; vẽ các độ đậm nhạt chính (vẽ bằng bút chì đen hoặc vẽ màu). Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS lựa chịn một số bài hoàn thành ở những mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét về: (+ Bố cục. + Hình vẽ. + Vẽ màu .)

File đính kèm:

  • docTuan 28 - Dung NA1.doc