Tập đọc
NGÔI NHÀ
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bài: tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà. Trả lời được các câu hỏi (SGK). HTL ít nhất 1 khổ thơ.
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc.
- HS yêu quê hương, yêu tiếng việt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa (SGK), SGK.
- HS: SGK, bảng con.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học tuần: 28 lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận xét
Mục tiêu: HS biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
+ Cách tiến hành:
- Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Con muỗi to hay nhỏ?
à Nhận xét - kết luận: Muỗi là loài sâu bọ nhỏ bé, muỗi có đầu, mình, thân. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt, và 1 số cách diệt muỗi.
+ Cách tiến hành:
- GV giao việc cho HS thảo luận:
Ban Đạo đức: Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Muỗi thường sống ở đâu?
Ban Học tập: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Con muỗi dùng gì để hút máu người?
- Con muỗi di chuyển như thế nào?
Ban Lao động: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Bị muỗi đốt có hại gì?
Ban Phong trào: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Làm gì để tránh muỗi đốt?
- GV nhận xét - bổ sung.
- Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt?
à Nhận xét - kết luận: Muỗi là loài sâu bọ bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, cánh, nó bay bằng cánh, đậu bằng chân, nó dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu. Muỗi sống ở bụi rậm, hốc tối, ao tù nước đọng. Vì vậy, chúng ta phải giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể nước để muỗi không sinh sôi nảy nở thì sẽ không có muỗi.
- Muỗi có đầu, mình, chân, cánh.
- Con muỗi nhỏ bé.
- Theo dõi.
- Đại diện ban lên trình bày.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Sống ở bụi rậm, hốc tối, ao tù nước đọng.
- Vòi.
- Bay bằng cánh.
- Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
- Đốt nhang muỗi, giữ nhà của sạch sẽ, thoáng mát có ánh sáng chiếu vào phát hoang bụi rậm, đậy kính lu đựng nước không cho muỗi đẻ trứng, diệt bọ gậy.
- Đốt nhang muỗi, giữ nhà của sạch sẽ, thoáng mát có ánh sáng chiếu vào phát hoang bụi rậm, đậy kính lu đựng nước không cho muỗi đẻ trứng, diệt bọ gậy
- Cần phải mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
- Theo dõi.
4/ Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì ?
- Muỗi là loài côn trùng có lợi hay có hại?
- Nêu vài cách để diệt muỗi.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà các em xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Nhận biết cây cối và con vật.
Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
Ngày soạn: 15 / 03 / 2014 Tuần: 28
Ngày dạy: 04 / 04 / 2014 Tiết: 23, 24
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc. Trả lời câu hỏi: 1, 2 (SGK).
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu.
- Giáo dục tình cảm yêu thương, giúp đỡ mẹ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa (SGK), SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Nhận xét.
3. Bài mới: VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15
15
15
15
· Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng, đọc nhanh được các tiếng, từ khó, cả bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
+ Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- Tìm trong bài có những từ nào khó đọc.
- GV gạch dưới những từ HS vừa nêu.
- GV đọc các từ khó: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay – Kết hợp phân tích tiếng và giảng từ.
- GV nhận xét - uốn nắn khi HS đọc.
* Luyện đọc:
- Bài này có tất cả mấy câu ?
- Đọc từng câu, từng đoạn, bài.
- GV nhận xét.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn các vần ưt - ưc
Mục tiêu: HS tìm được tiếng có vần ưt – ưc trong bài.
+ Cách tiến hành:
- Tìm trong bài tiếng có vần ưt.
- Phân tích các tiếng vừa tìm được.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt – ưc.
- Quan sát tranh SGK. Dựa vào câu mẫu, nói câu mới theo yêu cầu.
- Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS đọc đúng và hiểu nội dung bài.
+ Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
s Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
s Vậy lúc nào cậu bé mới khóc. Vì sao?
- Trong bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc lại các câu hỏi đó.
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện nói
Mục tiêu: Hiểu được tình cảm của mẹ.
+ Cách tiến hành:
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
- GV gợi ý uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu.
à Nhận xét – bổ sung.
- HS đọc.
- khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay.
- HS đọc cá nhân + phân tích tiếng + ban.
- 9 câu.
- HS đọc CN + ban.
- Đứt.
- HS phân tích.
- HS thi đua tìm từ.
- HS đọc thầm.
- HS đọc.
- Khi bị đứt tay cậu bé không khóc.
- Mẹ về cậu mới khóc vì cậu muốn làm nũng với mẹ.
- Có 3 câu hỏi:
Con làm sao thế?
Đứt khi nào thế?
Sao đến bây giờ con mới khóc?
- HS đọc toàn bài.
- Hỏi nhau: Bạn có hay làm nũng với bố mẹ không?
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài: Đầm sen.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
Ngày soạn: 15 / 03 / 2014 Tuần: 28
Ngày dạy: 04 / 04 / 2014 Tiết: 28
CHỦ ĐIỂM
“Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng 30/4/1975”
I/ MỤC TIÊU :
- Nắm được chủ điểm “Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975”.
- HS biết nhận ra những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua và các kế hoạch của lớp trong tuần tới.
- Rèn HS kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn trước đám đông.
- Hình thành cho HS tính tập thể, có thái độ tình cảm đúng, ham thích buổi sinh hoạt tập thể.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch tuần 29, xếp bàn ghế của lớp theo hình chữ U.
- HS: sổ trực.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát (1)
2. Kiểm tra: (1)
- Giải đáp câu đố tuần trước là cây cau.
- Nhận xét – tuyên dương.
3. Các bước tiến hành:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
14
5
9
· Hoạt động 1: Báo cáo hoạt động tuần 28
Mục tiêu: HS nhận biết được các ưu điểm, tồn tại trong tuần qua có tình cảm, thái độ đúng.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu; Hội đồng tự quản lên báo cáo.
- GV gợi ý.
- GV ghi chép.
- GV hỏi lại một số HS có thái độ chưa tốt trong tuần qua được các ban, bạn nêu lên, Qua đó giáo dục HS nhận thấy cái sai và tự đề ra hướng khắc phục.
* GV nhận xét:
- Thực hiện tốt chủ “Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975”.
- Đạo đức: Biết đi thưa về trình, không chửi thề nói tục...
- Học tập: đi học đều, nghỉ học có xin phép...
- Lao động – vệ sinh: Vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường...
- Thực hiện thể dục giữa giờ múa hát sân trường: hầu hết các em thực hiện tốt.
Tồn tại: Còn một vài bạn thực hiện chưa tốt như:.................................................................
cô mong rằng những em này cố gắng nhiều hơn.
- Thảo luận theo nhóm lớn chọn ban, HS tiêu biểu.
- GV trao bảng danh dự cho ban, HS xuất sắc.
· Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi tập thể “Tôi bảo”.
- GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi “Tôi bảo”.
Mục tiêu: Nhận xét chung và đề ra biện pháp thực hiện tuần tới.
· Hoạt động 3: Triển khai kế hoạch tuần 29
Mục tiêu: HS nhận biết được chủ điểm và các kế hoạch tuần để thực hiện.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu chủ điểm tuần: “Lập thành tích Chào mừng kỷ niệm 39 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975”.
- Đạo đức: Tiếp tục thực hiện tốt việc đi thưa về trình, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi, không nói tục chửi thề...
- Trên đường đi học và về phải đi sát bên lề phải, qua đường phải nhìn xe hai đầu, có cha mẹ đưa đón...
- Học tập: đi học đều, nghỉ học có xin phép...
- Lao động – vệ sinh: Tiếp tục thực hiện tốt vệ sinh phòng lớp, vệ sinh sân trường... Phải biết giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiêu, tiểu...
- Thực hiện thể dục giữa giờ múa hát sân trường.
- Các trưởng ban lên báo cáo các hoạt động của ban trong tuần qua.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách học tập báo cáo về học tập.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản phụ trách văn thể phong trào báo cáo về phong trào.
- Chủ tịch hội đồng tự quản tổng hợp báo cáo hoạt động của lớp tuần qua.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS thảo luận bình chọn ban và các bạn tiêu biểu.
- Theo dõi.
3. Củng cố: (4)
- GV hỏi lại chủ điểm và các kế hoạch mà HS cần thực hiện trong tuần (Đạo đức, học tập, lao động – vệ sinh, phong trào…)
- GV nêu câu đố: “Tròn tròn như lá tía tô Đi biển đi hồ nó cũng đi theo Là gì?”
- HS về nhà suy nghĩ tuần tới trả lời.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Yêu cầu HS phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm trong tuần tới.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
DUYỆT
. A