Kế hoạch bài học Tuần 26 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc lưu loát, rành mạch và biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 26 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm viết lời đối thoại cho màn kịch III/ Các hoạt động dạy học 1/ Bài cũ 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi. - HS đọc thầm lại đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ trả lời. + Các nhân vật trong đoạn trích là những ai? + Nội dung của đoạn trích là gì? ( Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc mẫu, người quân hiệu và một số gia nô. Linh Từ Quốc mẫu khóc lóc...kẻ dưới coi thường, Trần Thủ Độ bắt người quân hiệu..) Bài tập 2 : SGK. - 3HS (K-G) đọc nội dung bài tập và gợi ý, cả lớp theo dõi. - HS thảo luận theo nhóm 4 làm bài trên giấy khổ to. 1 - Đại diện cácnhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV chia nhóm, mỗi nhóm 3 HS. - Các nhóm tự phân vai chuẩn bị diễn màn kịch đã viết ở BT2 . - Gọi lần lượt các nhóm lên thực hiện. HS, GV nhận xét khen ngợi. 3/ Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. Khoa học sự sinh sản của thực vật có hoa I/ Mục tiêu -Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. II/ Đồ dùng dạy học GV: Thông tin và hình trang 106 ,107 SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời ) *HĐ1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK Mục tiêu: Giúp HS nói được về sự thụ phấn,sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. Cách tiến hành: - HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin Tr:106 và chỉ vào H1 để nói với nhau về : Sự thụ phấn, sự thụ tinh , sự hình thành hạt và quả . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả; Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - Cho HS làm việc cá nhân các BT (Tr:106 SGK). - Gọi một số HS chữa BT . HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. * HĐ 2: Trò chơi " ghép chữ vào hình " Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn ,thụ tinh của thực vật có hoa Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính ( H3 Tr:106 và các thẻ có ghi sẵn chú thích ) . Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghép nhanh kết quả. - Các nhóm gắn kết quả lên bảng và giới thiệu sơ đồ của nhóm mình . - GV nhận xét, khen ngợi nhóm làm nhanh và đúng . * HĐ3 : Thảo luận Mục tiêu : HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. Cách tiến hành: Cho HS thảo luận theo nhóm 4 yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi Tr:107 (+ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng là :Hoa táo, hoa râm bụt, hoa bầu, bí ...; hoa thụ phấn nhờ gió là : bông lau ,hoa ngô , bông lúa ... ; + Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ côn trùng : thường có màu sắc sặc sỡ hương thơm mật ngọt ,...hấp dẫn côn trùng ) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả (HS khá, giỏi ) các nhóm khác nhận xét bổ sung 3/Củng cố – Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học ,dặn hs về nhà học bài . Địa lí châu phi ( tiếp theo ) I/ Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ. - Chỉ và dọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô Ai Cập . II/ Đồ dùng dạy học : GV : Bản đồ Kinh tế châu Phi . Tranh ảnh về dân cư , hoạt động sản xuất của người dân châu Phi . III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời) * HĐ1: Dân cư ở châu Phi - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK . - Gọi lần lượt 1 số HS trình bày kết quả. - HS, GV nhận xét bổ sung. * HĐ2:Hoạt động kinh tế - Gọi 1 HS đọc mục 4 SGK - HS làm bài cá nhân trả lời câu hỏi: + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học ? + Đời sốngngười dân châu Phi còn có gì khó khăn ? Vì sao ? ( Kinh tế phát triển chậm, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu . Dân thiếu ăn, thiếu mặc nhiều bệnh dịch nguy hiểm; ...Nguyên nhân : KT phát triển chậm , ít chú ý đến việc trồng cây lương thực .) - 3HS đọc kết luận trong SGK . - Gọi 2-3 HS(K- G) lên bảng kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu Phi . * HĐ3 : Vị trí giới hạn của Ai Cập - HS làm việc nhóm đôi thảo luận trả lời câu hỏi mục 5 SGK. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung, - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.(Ai Cập nằm ở Bắc Phi nối giữa 3 châu lục: châu á, châu Âu, châu Phi,... Ai Cập nổi tiếng vềcông trình kiến trúc cổ là: Kim tự tháp ) - Gọi 2-3 HS (TB) đọc nội dung bài học trong SGK 3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống toàn bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 5 tháng 3 năm 2010 Toán vận tốc I/ Mục tiêu: - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều . II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn ví dụ bài toán1 và bài toán 2. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời ) *HĐ1: Giới thiệu khái niệm vận tốc . - Yêu cầu HS đọc thầm ví dụ SGK trả lời: - Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn ? (Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy.) a/ bài toán 1 : GV treobảng phụ ghi sẵn đề bài - 2HS đọc ví dụ.Cả lớp suy nghĩ và tìm kết quả. - Gọi 1 số HS (K-G) nêu cách làm và kết quả. - GV nói mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km .Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét/ giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ - GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở bài toán này là km/giờ . - 2,3 HS (K-G) rút ra qui tắc và công thức. HS (TB-Y) nhắc lại. Công thức tính vận tốc : v = s : t ( v là vận tốc ; s là quãng đường ;t là thời gian ) b/ bài toán 2: - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài - gọi 1-2 HS nêu đề bài - GV yêu cầu 1HS (K-G) nêu cách tính vận tốc và lên bảng trình bày lời giải bài toán dưới lớp làm vào giấy nháp. - HS, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng ( như trong SGK) + Đơn vị đo vận tốc trong bài toán này là gì ? ( HS : là m/giây ) GV gọi 2-3 HS nhắc lại cách tính vận tốc . * HĐ2: Thực hành . Bài tập1: SGK - 1 HS đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm.(GV quan tâm em Nam) - HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.HS (TB) nhắc lại cách tính vận tốc. Bài tập2: SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS yếu . - HS, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập3:HS khá, giỏi làm 3/ Củng cố dặn dò: - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu I/ Mục đích, yêu cầu: - Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2; bước đầu viết dược đoạn văn theo yêu cầu của BT3. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ ghi nội dung BT1, BT2. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài: ( Dùng lời ) * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: - Yêu cầu 1HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi. - HS làm cá nhân . Gọi 1 số HS (K) lên điền kết quả trên bảng phụ. - Cả lớp và GV nhận nhận xét chốt lại lời giải đúng : ( Các từ ngữ chỉ " Phù Đổng Thiên Vương " : trang nam nhi;Tráng sĩ ấy; người trai làng Phù Đổng. Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế :Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết .) Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi. - HS làm bài cá nhân, gạch chân dưới những từ bị lặp, tìm từ thay thế viết lại đoạn văn. - 2HS lên trình bày trên bảng phụ. - Gọi 1 số HS (K-G) trình bày kết quả. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. ( Từ ngữ được lặp lại là :Triệu Thị Trinh , lặp 7 lần) Bài tập3: - 1HS nêu yêu cầu của BT. - HS làm bài cá nhân ( HS tự viết đoạn văn vào VBT ) - GV gọi lần lượt HS trình bày bài làm của mình .- HS, GV nhận xét cho điểm . * HĐ3: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn trả bài văn tả đồ vật I/ Mục đích yêu cầu: - HS biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. II/ Đồ dùng dạy học. GV: - Bảng phụ ghi 5 đề bàicủa tiết kiểm tra viết T25 ; một số lỗi điển hình III/ Các hoạt động dạy học. 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài. ( dùng lời ) * HĐ1: Nhận xét kết quả bài viết của HS. - GV treo bảng phụ đã viết sẵn 5 đề bài, một số lỗi điển hình lên bảng. - 2, 3HS nhắc lại yêu cầu đề bài. - GV nhận xét những ưu, khuyết điểm chung về : + Hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài, + Bố cục của bài văn, diễn đạt câu ý. + Thể hiện trong cách dùng từ, hình ảnh miêu tả, hình thức trình bày... - GV đọc 1 số đoạn văn hay. * HĐ2 :Hướng dẫn HS chữa bài . - GVtrả bài . - HS trao đổi vở theo cặp nhận xét, sửa lỗi. * HĐ3: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn. - HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - HS tự làm bài vào VBT ; GV gọi lần lượt HS đọc bài của mình . - HS , GV nhận xét cho điểm một số bài viết . 3/Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ thuật Lắp xe Ben (Tiết 3) I - Mục tiêu - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben. - biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được Hoạt động 3. HS thực hành lắp xe ben a)Chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK) Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm hoặc chỉ định một số em. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). - Cử 3-4 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS (cách đánh giá như ở các bài trên). - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. IV – nhận xét – dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben.

File đính kèm:

  • docGA Hanh T26.doc
Giáo án liên quan