I/ MỤC TIÊU:
Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
* Các kỹ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức,nhận thức bản thân: cao , thấp, gầy , béo
- Kĩ năng giao tiếp khi tham gia thảo luận và thực hành đo
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trong bài 2 sách giáo khoa.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học tuần 2 Tự nhiên và xã hội: Chúng ta đang lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 2
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHÚNG TA ĐANG LỚN
NGÀY:
Lớp: Một/
¯
I/ MỤC TIÊU:
Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
* Các kỹ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức,nhận thức bản thân: cao , thấp, gầy , béo
- Kĩ năng giao tiếp khi tham gia thảo luận và thực hành đo
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trong bài 2 sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hỏi lại tựa bài cũ
Em hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể?
Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ? đó là những phầnnào ?
Nhận xét đánh giá.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Chơi trò vật tay :chia mỗi nhóm 4 em chơi mỗi lần một cặp ,sau đó những người thắng thi đấu với nhau.Kết thúc xem ai thắng thì dơ tay.
+Kết luận: Các em có cùng độ tuổi ,nhưng có em khỏe hơn có em yếu hơn ,em cao hơn ,em thấp hơn.Hiện tượng đó nói lên điều gì bài “Chúng ta đang lớn”hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
Ghi tựa bài
b/ Các hoạt động :
*Hoạt động 1 : Làm việc với sgk.
+ Mục tiêu:
Học sinh biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao,cân nặng và sự hiểu biết.
Chia nhóm: Mỗi nhóm 2 em.
Theo dõi và hướng dẫn các em thảo luận.
Gợi ý: Những hình nào cho biết sự lớn lên của các em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi ,biết nói,biết chơi với bạn.
Chỉ vào hình hai bạn đang đo và cân cho nhau và hỏi: Hai bạn này đang làm gì? Các bạn đó muốn biết điều gì? So với lúc mới biết đi em bé biết thêm điều gì?
Gọi một số cặp lên trình bày.
+ Kết luận:
Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao ,về các hoạt động vận động.
Các em mỗi năm sẽ cao lớn hơn học được nhiều thứ hơn, trí tuệ cũng phát triển hơn.
*Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm .
+ Mục tiêu:
So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau,có người lớn nhanh,có người chậm lớn.
Chia lớp thành các nhóm (4 em) chia làm 2 cặp .Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng ,đầu và gót chân chạm vào nhau Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn .
Tương tự đo xem tay ai dài hơn,xem ai béo ,ai gầy…
Hỏi:Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau,các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên thì không bằng nhau.điều đó có gì đáng lo không?
+ Kết luận:
Sự lớn lên của các em có thể giống hoặc khác nhau.Các em cần chú ý ăn uống điều độ,giữ gìn sức khỏe
không ốm đau sẽ mau lớn.
* Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm
4/ Củng cố:
Hỏi lại tựa bài. Giáo dục hs:Muốn cho cơ thể phát triển và khỏe mạnh phải thường xuyên tập thể dục và các em cần phải ăn uống cho đầy đủ.
5/ Nhận xét dặn dò:
Dặn học sinh nhớ và thực hiện theo bài học .
Nhận xét tiết học.
Lớp hát vui.
Cơ thể chúng ta.
Lần lượt trả lời.
Quan sát các hình o? trang
6 va` no´i vo´i nhau những gì mà các em quan sa´t duo?c trong từng hình .
Lớp theo dõi n/x
Thu?c ha`nh theo nho´m.
Lớp theo dõi.
Hs phát biểu suy nghĩ của mình
Hs vẽ và giới thiệu bài vẽ của mình
Chúng ta đang lớn
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
File đính kèm:
- TNXH - Lớp 1 - Tuần 2.doc