Kế hoạch bài học Tuần 18 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I.Mục đích yêu cầu:

 - Đọc trôi chảy ,lưu loát bài tập đọc đã học ,tốc độ 110 tiếng /1phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ ,đoạn văn ;thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văn dễ nhớ ;hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ,bài văn .

 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT 2 .

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT 3 .

 + Hs K-G đọc diễn cảm bài thơ ,bài văn ;nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .

II. Đồ dùng dạy học:

 -Phiếu ghi bài tập đọc học thuộc lòng

 - Giấy khổ to

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 18 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
;thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văn dễ nhớ ;hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ,bài văn . - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2 . II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi bài tập đọc học thuộc lòng. - Giấy khổ to III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: * HĐ1: Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng: - Kiểm tra 1/3 lớp *HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: - Học sinh làm sau đó trình bày - HS và GVnhận xét. 4. Củng cố – dặn dò: - Gv nhận xét tiết học . - Dặn Hs về chuẩn bị bài tiết sau. Khoa học sự chuyển thể của chất I/ Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn ,thể lỏng và thể khí . II/ Đồ dùng dạy học GV: Hình trang 73 SGK Bộ phiếu ghi tên một số chất dùng cho hoạt động 1 Bảng con dùng cho HĐ2. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời). *HĐ1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất” Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất. Cách tiến hành: - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 5, 6 HS tham gia chơi - Lần lượt từng người tham gia chơi ở mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng lên bảng. (Thể rắn: cát trắng, đường, nhôm, ...; Thể lỏng: cồn, dầu ăn, ...; Thể khí: hơi nước, ô-xi, ni-tơ) - GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra kết quả của các đội. - HS khá giỏi rút ra nội dung, HS yếu và TB nhắc lại KL: HS phân biệt được 3 thể của chất. *HĐ2: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí. Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - GV đọc câu hỏi(SGK). Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào có tín hiệu trước được trả lời. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc. (Đáp án: Câu 1 ý b; câu 2 ý c; câu 3 ý a) - Tổ chức cho HS chơi. - HS khá giỏi rút ra nội dung, HS yếu và TB nhắc lại KL:HS nắm đượcđặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí. *HĐ3: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước. (HS yếu và TB trình bày: Hình1 là nước ở thể lỏng; hình 2 là nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng; hình 3 là nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí) - Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, HS khá giỏi tự tìm thêm các ví dụ khác(mỡ, bơ ở thể rắn có thể nóng chảy thành thể lỏng hoặc ngược lại, khi gặp nhiệt độ thấp, từ thể lỏng chúng có thể đông đặc thành thể rắn, ...). - HS khá giỏi rút ra nội dung, HS yếu và TB nhắc lại GV: qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học. *HĐ4: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Mục tiêu: Giúp HS : - Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Cách tiến hành: - HS làm theo nhóm 4 viết tên các chất ở 3 thể vào phiếu. - Hết thời gian các nhóm dán phiếu của mình lên bảng - Cả lớp kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc. - HS khá giỏi rút ra nội dung, HS yếu và TB nhắc lại *Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc laị nội dung bài và liên hệ thực tế. - Dặn HS về nhà ôn bài . Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2009 Toán kiểm tra định kì Tập làm văn Ôn tập tiết 5 I.Mục đích yêu cầu: - Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập ,rèn luyện của bản thân trong HKI,đủ 3 phần ( Phần đầu thư ,phần chính và phần cuối thư ),đủ nội dung cần thiết . II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập . III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: *HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập: 1, Hướng dẫn HS tìm hiểu đề . 2,Học sinh làm bài . - Học sinh làm bài trong Vở BT. - Gv quan sát giúp đỡ hs yếu . 3,Thu bài. * Củng cố – dặn dò: - Gv nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài tiết sau . Khoa học hỗn hợp I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Cách tạo ra một hỗn hợp. - Kể tên một số hỗn hợp. - Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Hình trang 75 SGK Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ; thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước(cát trắng, nước); phễu, giấy lọc, bông thấm nước. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau(dầu ăn, nước); cốc đựng nước, thìa. Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời). *HĐ1: Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị” Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp Cách tiến hành: - HS làm việc nhóm 4: + Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. + Thảo luận các câu hỏi: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? (Muối tinh, mì chính, hạt tiêu,...) + Hỗn hợp là gì? (Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp) - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét. - HS khá giỏi rút ra nội dung, HS yếu và TB nhắc lại KL: (Như SGK) *HĐ2: Thảo luận Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp Cách tiến hành: - HS thảo luận nhóm 4 trả lời 2 câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét. - HS khá giỏi rút ra nội dung, HS yếu và TB nhắc lại GVKL: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan;.... *HĐ3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”. Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một hỗn hợp. Cách tiến hành: - GV đọc câu hỏi, HS thảo luận nhóm 4 ghi đáp án vào giấy nháp. Sau đó nhóm nào xung phong trả lời trước và đúng nhóm đó thắng cuộc. (Đáp án: Hình1 là làm lắng; Hình 2 là sảy; Hình 3 là lọc) *HĐ4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp Cách tiến hành: - HS thực hành theo nhóm 4 như SGK đã hướng dẫn. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp. GV nhận xét kết luận. *Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc laị nội dung bài và liên hệ thực tế. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Địa lí Kiểm tra định kì cuối HKI ( Hs làm bài KT trên phiếu ) Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2009. Toán Hình thang I/ Mục tiêu: - HS có biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. - Nhận biết được hình thang vuông .( HS làm BT1; BT2 ; BT4.Hs K- G làm BT 3) II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Mô hình cái thang III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Hình thành biểu tượng về hình thang. - Cho HS quan sát mô hình cái thang và hình vẽ cái thang trong SGK để HS nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trên bảng. * HĐ2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang. - GV cho HS quan sát mô hình cái thang để phát hiện ra đặc điểm của hình thang(như SGK) - GV kết luận về đặc điểm của hình thang. (như SGK) - Vài HS lên bảng chỉ vào hình thang và nhắc lại đặc điểm của hình thang. * HĐ3: Thực hành. +Bài 1: SGK - 1HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu) - HS khá giỏi và GV nhận xét. KL: Củng cố biểu tượng về hình thang. +Bài 2: SGK. - 1HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. (GV quan tâm HS yếu) - HS và GV nhận xét. KL:Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang. +Bài 3: SGK( HS K-G làm ,Gv kiểm tra ) Bài 4:SGK - HS đọc yêu cầu bài 4. - HS làm việc cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu). - HS và GV nhận xét. KL: Giúp HS biết hình thang vuông và đặc điểm của hình thang vuông. * HĐ3: Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại đặc điểm của hình thang - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu Kiểm tra định kì Tập làm văn Kiểm tra định kì Kĩ Thuật Thức ăn nuôi gà ( Tiết 2) I - Mục tiêu: HS cần phải: - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương . II - Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà. - Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tơng, vừng, thức ăn hỗn hợp,…) - Phiếu đánh giá kết quả học tập ( Tiết 2) *Hoạt động 4:Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp. - Nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1. - Lần lượt đại diện các nhóm còn lại lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - HS trong lớp và GV theo dõi, nhận xét. - GV nêu tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK. Chú ý liên hệ thực tiễn và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp. GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng. - Kết luận hoạt động 4: Khi nuôi gà cần sử dụng nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều thức như thức ăn cung cấp chất bột đường, chất đạm, cũng có những vi-ta-min nhưng không thể thiếu được. Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà ăn thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà. *Hoạt động 5. Đánh giá kết quả học tập: - GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng mọt số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS làm bài tập. - GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. IV – nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS. - Hướng dẫn HS chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “Phân loại thức ăn nuôi gà”.

File đính kèm:

  • docT18.doc
Giáo án liên quan