I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ;biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 15 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Bài tập 2: SGK
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Một số HS giới thiệu người sẽ chọn tả hạt động
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết( GVquan tâm HS yếu)
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Khoa học
cao su
I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết một số tính chất chất của cao su.
- Nêu được một số công dụng ,cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su .
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số đồ dùng bằng cao su
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*HĐ1: Thực hành
- HS thảo luận nhóm 4 làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- GV hướng dẫn HS khá giỏi rút ra kết luận: Cao su có tính đàn hồi
- HS yếu và TB nhắc lại
* HĐ 2: Thảo luận
- HS đọc nội dung bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV gọi lần lượt HS trả lời từng câu hỏi
- HS và GV nhận xét, kết luận.
- HS yếu nhắc lại kết luận
*Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc laị nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
thương mại và du lịch
I/ Mục tiêu:
HS:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta .
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội ,Thành phố Hồ Chí Minh ,Vịnh Hạ ,Long ,Huế ,Đà Nẵng ,Nha Trang ,Vũng Tàu, ...
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh về các chợ lớn trung tâm thương mại và về ngành du lịch
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời)
* HĐ1: Hoạt động thương mại
- Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại
+ Kể tên các mặt hàng xuất , nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- HS yếu và TB trả lời, HS khá giỏi nhận xét bổ sung
- GV kết luận
* HĐ2: Ngành du lịch
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi mục 2 SGK( GV quan tâm HS yếu).
- Hỏi thêm : Cho biết vì sao những năm gần đây lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
*Củng cố dặn dò:
- Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài
Thứ 6 ngày 4 tháng 12 năm 2009.
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
I/ Mục tiêu:
HS :
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của 2 số. ( HS làm BT 1 ; Bt 2 (a,b), BT 3. Hs K-g làm cả BT 2 ; BT 3.)
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
a/ Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số 315 và 600
- Hướng dẫn HS làm như SGK.
- GV gọi 2 HS khá giỏi nêu quy tắc gồm 2 bước:
+ Chia 315 cho 600
+ Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu 0/0 vào bên phải tích tìm được.
- HS yếu và TB nhắc lại
b/ áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm
- GV đọc bài toán trong SGK và giải thích để HS hiểu đề
- HD HS giải như SGK
* HĐ1: Thực hành.
+Bài 1: SGK
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm.(HS yếu và TB chỉ cần làm 2 bài đầu)
- HS khá giỏi và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu HS yếu và TB nêu lại cách viết tỉ số phần trăm
*KL: Rèn kĩ năng viết tỉ số phần trăm
+Bài 2: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm việc cá nhân , 3 HS lên bảng làm. (HS yếu và TB chỉ cần làm 2 bài đầu)
- HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu HS yếu và TB nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm
*KL: Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm
+Bài 3: SGK
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm(HS yếu làm vào phiếu).
- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
+KL: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến tìm tỉ số phần trăm
* HĐ3: Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Luyện từ và câu
tổng kết vốn từ
I/ Mục đích yêu cầu:
Nêu được một số từ ngữ ,tục ngữ ,thành ngữ ,ca dao nói về quan hệ gia đình ,thầy trò ,bè bạn theo yêu cầu của BT 1 ,BT 2 . Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT 3 ( chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
Viết được đoạn văn tả hình dáng ngườ thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT 4.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi kết quả của bài tập 1 ; phiếu khổ to
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
+ Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
- HS làm bài theo nhóm 4, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung
- HS yếu nhắc lại các từ vừa tìm được GV đã ghi ở bảng phụ.
+Bài tập 2: SGK
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS làm bài cá nhân trả lời miệng trước lớp(HS yếu và TB trả lời ,HS khá giỏi nhận xét)
- HS và GV nhận xét
+Bài tập 3: SGK
- Tổ chức cho HS hoạt động như bài 1
+Bài tập 4: SGK
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS làm bài tập cá nhân; 1 số HS làm vào phiếu để dán lên bảng
- HS và GV nhận xét .
*GVKL: Củng cố kiến thức về vốn từ
*HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập tả người (tả hoạt động)
I-Mục đích yêu cầu :
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người ( BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập,viết được đoạn văn hoạt động của người ( BT2 ).
II-Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy khổ to
III-Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẵn HS làm bài tập
+Bài 1: SGK
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập
- HS tự lập dàn ý(GV quan tâm giúp đỡ HS yếu)
- HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng để GV cùng HS cả lớp nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình, GV chú ý sửa chữa
+Bài 2: SGK
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS tự làm (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu)
- Gọi HS lần lượt đọc đoạn văn của mình
- GV nhận xét cho điểm
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ Thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
(1 Tiết)
I - Mục tiêu:
HS cần phải:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặch ở địa phương.
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà (làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp để chế biến thực phẩm, xuất khẩu, cung cấp phân bón, …).
- Phiếu học tập;
1. Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà.
2. Nuôi gà đem lại những lợi ích gì?
3. Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà.
- Giấy hoặc bảng có kích thước tương đương khổ A3, bút dạ ( chia cho các nhóm để ghi kết quả thảo luận).
- Phiếu đánh giá kết quả học tập
III- Các hoạt động dạy – học :
*Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
*Hoạt động 1. Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận.
- Hướng dẫn HS tìm thông tin : Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm trưởng diều khiển thảo luận, thư kí của nhóm ghi chép lại ý kiến của các bạn vào giấy.
- Nêu Thời gian thảo luận (15 phút).
- Các nhóm về vị trí đươc phân công và thảo luận nhóm. GV đến các nhóm quan sát và hướng dẫn, gợi ý thêm để HS thảo luận đạt kết quả.
- Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung và giải thích, minh hoạ một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung trong SGK. Sau đó tóm tắt lợi ích của việc nuôi gà theo bảng sau:
Các sản phẩm của nuôi gà
- Thịt gà, trứng gà.
- Lông gà.
- Phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà
- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng \ năm
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hàng ngày. Trong thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm. Từ thịt gà, trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
-Cung cấp nguyên liệu(thịt, trứng gà) cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
-Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
*Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. Ví dụ:
Hãy đánh dấu x vào ở câu trả lời đúng.
Lợi ích của việc nuôi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm
+ Cung cấp chất bột đường
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Làm thức ăn cho vật nuôi.
+ Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng.
+ Xuất khẩu.
- HS làm bài tập. GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả làm bài tập. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV .Nhận xét – dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
Sinh hoạt tập thể
Mĩ thuật: Vẽ tranh
Đề tài quân đội
I, Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về quân độivà những hoạt độngcủa bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày.
- HS vẽ được đề tài quân đội
- HS thêm yêu quý các cô các chú bộ đội.
II, Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về quân đội.
- Bài vẽ của HS năm trước.
III, Các hoạt độnh dạy học
HĐ1: Tìm , chọn đề tài
HS quan sát tranh ảnh về các cô, chú bộ đội nhận ra:
-Trang phục.
- Trang bị vũ khí: súng, xe, pháo, tàu....
HĐ2: Cách vẽ
- HS quan sát hình gợíy cách vẽ nêu cáh vẽ:
+Vẽ hình chính trướclà các cô các chú bộ đội.
+ Hình mảng phụ.
+ Vẽ màu.
HĐ3: Thực hành
- HS vẽ GV quan sát uốn nắn
HĐ4: Nhận xét đánhgiá
VI, Củng cố, dặn dò
File đính kèm:
- Tuan 15 - THANG.doc