I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời người kể và các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật.
2. Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II - Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài( Dùng tranh)
*HĐ1: Luyện đọc
- Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
- HS đọc nối tiếp 2 lượt.GV chú ý quan tâm HS yếu
- HD đọc tiếng khó: Chuỗi, gioan, .
- GV lưu ý HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- 1 HS đọc chú giải, HS khá giỏi đọc toàn bài.
GV đọc mẫu
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 14 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SGK
- HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở BT1.
- HS yếu và TB nêu ý kiến – HS khác NX .GV chốt ý kiến đúng :VD: Biên bản đại hội chi đội. Biên bản bàn giao tài sản, Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
*Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp; nhớ lại nội dung một cuộc họp (có thực) của tổ, lớp hoặc chi đội để chuẩn bị ghi lại biên bản cuộc họp trong tiết TLV tới
Khoa học
Xi măng
I/ Mục tiêu :
Nhận biết được một số tính chất của xi măng .
Nêu được một số cách bảo quản xi măng .
Quan sát nhận biết xi măng.
Giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường tránh làm suy thoái nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuất các nguyên liệu trên.
II/ Đồ dùng dạy – học :
- Hình và thông tin trang 58,59 SGK
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
*Hoạt động 1: thảo luận
+GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
- ở điạ phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
(Đa số HS sẽ trả lời: Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà)
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
(Ví dụ: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên,…)
- HS yếu và TB trả lời, HS khá giỏi bổ sung
*Hoạt động 2: thực hành xử lí thông tin.
+ Bước 1: làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
+Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK, các nhóm khác bổ sung. (HS yếu và TB trả lời, HS khá giỏi bổ sung)
*Kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện,…
3/ Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại nội dung bài học . Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí
GIAO THễNG VẬN TẢI
I - MỤC TIÊU : HS:
- Nờu được một số đặc điểm nổi bật về giao thụng ở nước ta :
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất , quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ ,lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải .
+ HS K-G : Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta. Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc –Nam.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ giao thụng VN.
- Một số tranh ảnh về loại hỡnh và phương tiện giao thụng
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1 : Các loại hình giao thông vận tải
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục 1.(GV giúp đỡ HS yếu)
- GV hỏi thêm: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?(đối với HS giỏi)
+KL: Nước ta có nhiều loại phương tiện giao thông.
* HĐ2: Phân bố một số loại hình phương tiện giao thông
- HS đọc SGK thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK
( HS yếu và TB trình bày, HS khá giỏi bổ sung)
- HS chỉ bản đồ vị trí đường sát Bắc Nam, quuốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển
+KL: Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp nơi.
3/ Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế. Dặn HS về nhà học bài
Thứ 6 ngày tháng 27 năm 2009.
Toán
Chia một số thập phân
cho một số thập phân
I. Mục tiêu:
+ HS biết:
- Chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. (HS cả lớp làm BT 1a,b,c; 2. HS K-G làm cả BT1 và làm thêm BT 3.)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Gới thiệu bài (dùng lời)
*Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
* Ví dụ 1:SGK
- Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 = ? (kg)
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia 23,56 : 62 (như SGK).
- GV hướng dẫn HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2.
- GV ghi tóm tắt bước làm lên góc bảng.
* Ví dụ 2:SGK
- GV nêu phép chia ở ví dụ 2, cho HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia. Lưu ý: GV cần nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước .
- Từ đó phát biểu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân(HS khá giỏi)
- GV nêu quy tắc trong SGK, giải thích cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi một số HS yếu và TB đọc quy tắc.
*Hoạt động 2: Thực hành
+Bài 1: SGK
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV ghi phép chia lên bảng 29,5 : 2,36, GV hướng dẫn để HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số.
- HS làm bài cá nhân. Gọi 4HS lên bảng làm bài.(HS yếu và TB chỉ cần làm 3 bài đầu)
*KL: Củng cố chia một số thập phân cho một số thập phân
Bài 2: SGK
- Gọi một HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán lên bảng
- HS cả lớp giải vào vở(HS yếu làm GV giúp HS Y)
Bài 3: SGK
( HS K-g làm ,GV kiể tra)
*Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
- Về làm bài tập trong VBT
Luyện từ và câu
ôn tập về từ loại
I- Mục đích yêu cầu:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài: Hạt gạo làng ta viết được đoạn văn theo yêu cầu của (BT2)
II - Đồ dùng dạy – học:
- HS :Vở BT.
III- Các hoạt động dạy – học:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 1 : SGK
- Hai HS đọc nội dung BT1 (đọc cả bảng phân loại và M:) Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời HS khá giỏi nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
- HS làm việc cá nhân. Các em đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại vào VBT
- 2-3 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em trình bày kết quả phân loại. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm.
- Một HS yếu,TB đọc kết qủa của bảng phân loại đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
*KL: Củng cố về từ loại
*Bài tập 2: SGK
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- Một, hai HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- HS làm việc cá nhân( GV chú ý quan tâm HS yếu). Từng em dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó, chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ dùng trong đoạn văn (GV khuyến khích HS giỏi tìm được nhiều từ hơn.)
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài. GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại (đã yêu cầu) trong đoạn văn.
*KL: Nhận diện dt-đt-tt trong đoạn văn
3/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I- Mục đích yêu cầu:
- HS biết ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ,lớp hoặc chi đội đúng thể thức ,nội dung ,theo yêu cầu của SGK.
II - Đồ dùng dạy – học:
- Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
III- Các hoạt động dạy – học:
*Hoạt động 1 : Củng cố thể loại văn biên bản
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Một HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2 ,3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập: mời nhiều HS nói trước lớp: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội) ? Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- GV nhắc HS chú ý trình bầy biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (mẫu là Biên bản đại hội chi đội)
- 1 HS đọc lại gợi ý 3.
- HS làm bài theo nhóm (4 HS ) – nên tập hợp những HS cùng muốn viết biên bản cho 1 cuộc họp cụ thể nào đó. ( GV chú ý quan tâm HS yếu)
- Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin viết nhanh)
*Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp và chuẩn bị cho tiết TLV tuần 15.
Kỹ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn
(Tiết 3)
I.Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức ,kĩ năng đã học để thực hành làm được sản phẩm yêu thích .
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh qui trình của các bài trong chương .
-Mẫu khâu thêu đã học .
III. Các hoạt động dạy học cchủ yếu :
A.Bài cũ :
B. Bài mới :
1.GIới thiệu bài :
*Hoạt động 3. HS thực hành làm sản phẩm tự chọn
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- HS thực hành nội dung tự chọn. GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
*Hoạt động 4. Đánh giá kết quả thực hành
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK .
- HS báo cáo kết quả đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.
* Cũng cố - dặn dò:
- Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Lợi ích của việc nuôi gà”.
pMĩ thuật : Tập nặn tạo dáng
Nặn dáng người
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểmcủa một số dáng người đang hoạt động.
- HS nặn được một số dáng người đơn giản.
- HS cảm nhận được vẻ đẹpcủa các bức tượng thể hiện về người.
II, Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.
- Bài nặn của HS năm trước.
III, Các hoạt động dạy học
HĐ1: Quan sát nhận xét
HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng ngườivà trả lời câu hỏi:
-Người có những bộ phận nào?
- Mỗi bộ phận ngưốic dáng hình gì?
- Nêu một số dángngười?
HĐ2: Cách nặn
- HS quan sát và nêucác bước nặn:
+ Nặn bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau.
+ Có thể nặn hình người từ thỏi đất và nặn các chi tiét sau.
HĐ3; Thực hành:
- HS qan sát bài của HS năm trước.
- HS thực hành GV uốn nắn giúp HS yếu.
HĐ : Nhận xét , đánh giá
File đính kèm:
- Tuan 14 - NA1.doc