I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng ,sự thông minh và dũng cảm của một công dân trẻ tuổi. ( Trả lời các câu hỏi 1;2;3b )
- Giáo dục Hs nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: ảnh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ ghi đoạn 1 hướng dẫn HS đọc diễn cảm
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 13 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được về ngọai hình nhân vật, vừa bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- HS cả lớp lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa theo kết quả quan sát đã có.
- HS trình bày dàn ý đã lập trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS yếu và TB nhắc lại dàn bài hoàn chỉnh
*Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS làm bài chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh dàn ý; Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV – viết một đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý đã lập.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ
2/ Bài mới :giới thiệu bài(dùng lời)
Bài 1: (SGK)
HS tự làm bài rồi chữa bài.(HS yếu và TB chỉ cần làm câu a, b, c)
HS khá giỏi nhận xét chữa bài
Bài 2: SGK
HS thực hiện như hướng dẫn SGK để tìm số dư.
Bài 3: SGK
GV gọi một HS đọc đề toán.
Cho HS thảo luận theo bàn
HS khá giỏi nêu cách làm, HS yếu và TB nhắc lại
HS làm bài cá nhân, HS yếu làm vào phiếu, GV giúp đỡ HS yếu
Củng cố - Dặn dò.
GV hệ thống kiến thức toàn bài
Về làm bài tập trong SGK.
Khoa học :
đá vôi
I/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II/ Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 54, 55 SGK
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a –xít (nếu có điều kiện)
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như lợi ích của đá vôi.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
*HĐ 1:Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
- Nếu HS không sưu tầm được thì yêu cầu các em kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết.
Bước 2: Làm việc cả lớp : Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử HS khá giỏi trình bày.(HS yếu nhắc lại)
Kết luận: - Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương tích (Hà Tây), Bích động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình ) và các hang động khác ở vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà tiên(Kiên Giang),…
- Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,…
Hoạt động 2: làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn ở mục Thực hành hoặc quan sát hình 4,5 (nếu không sưu tầm được mẫu vật) trang 55 SGK và ghi vào bảng sau:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
Bước 2: Làm việc cả lớp . Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình. GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác.
Kết luận: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xit thì đá vôi bị sủi bọt.
HS yếu và TB nhắc lại nội dung
Củng cố dặn dò
GV yêu cầu một số học sinh trả lời 2 câu hỏi SGK để cúng cố bài
Dặn HS về chuẩn bị bài sau
ĐỊA LÍ
CễNG NGHIỆP (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
HS:
Chỉ được trên bản đồ sự phân bố một ssố ngành công nghiệp của nước ta.
Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp .
Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu,...
Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam
Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
*HĐ3: Phân bố các ngành công nghiệp
HS đọc thầm mục 3 và trả lời câu hỏi mục 3 SGK
HS khá giỏi trình bày kết quả chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngành công nghiệp, HS yếu và TB nhắc lại
GVKL: Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
* HĐ4: Các trung tâm công nghiệp của nước ta.
HS làm bài tập cá nhân ở mục 4 SGK
HS yếu và TB trình bày kết quả, HS khá giỏi nhận xét bổ sung và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta
GVKL: Các trung tâm công nghiệp lớn: TPHCM, Hà Nọi, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa- Vũng Tàu, Biên Hòa, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
Điều kiện để TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất Nước ta( nhơ hình 4 trong SGK)
Củng cố dặn dò
HS đọc lại bài học trong SGK
Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2008
Toán
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
I. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
II. Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
GV nêu phép chia ở ví dụ 1. Viết lên bảng cho HS làm bài. Gợi ý cho HS nhận xét như SGK.
Cho HS khá giỏi nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, HS yếu và TB nhắc lại
GV nêu phép chia ở ví dụ 2, hướng dẫn HS thực hiện tương tự như ví dụ 1, để từ đó có quy tắc chia một số thập phân cho 100.
GV hướng dẫn để HS tự nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
HS khá giỏi nêu quy tắc, HS yếu và TB nhắc lại
GV nêu ý nghĩa của bảng quy tắc này là không cần thực hiện phép chia cũng tìm được kết quả phép tính, bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp.
Bài 1: SGK
HS nêu miệng kết quả. Yêu cầu HS yếu nhắc lại quy tắc chia nhẩm
KL: Củng cố cách chia nhẩm cho 10, 100, 1000, ...
Bài 2 :SGK
GV nêu từng phép chia lên bảng, yêu cầu HS làm từng câu.
Sau khi có kết quả, GV vấn đáp HS khá, giỏi cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính, HS yếu và TB nhắc lại.
KL: Nhận biết chia cho 10, 100, 1000, chính là nhân với 0,1; 0,01; 0,001; ...
Bài 3: SGK(giải toán)
GV gọi một HS đọc đề toán. HS làm bài cá nhân vào vở , 1 HS Y làm trên bảng
Củng cố dặn dò
GV hệ thống kiến thức
Dặn HS về chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I- Mục đích yêu cầu :
- Nhận biết các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT 1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp ( BT 2 ) ; Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3 ).
- Hs K-G nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT 3 )
+ Giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .
II - Đồ dùng dạy – học:
-Vở BT Tiếng Việt.
III- Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới : Giới thiệu bài:(dùng lời)
*Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+Bài tập 1 : SGK
- HS đọc nội dung BT1, tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn; phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS khá giỏi lên bảng làm bài.
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Câu a: nhờ…mà
+ Câu b: không những …mà còn.
- HS yếu và TB đọc lại các cặp từ vừa tìm được
*KL: Rèn kỹ năng nhận biết quan hệ từ
+Bài tập 2 : SGk
-HS đọc nội dung của bài tập(đọc cả 2 đoạn văn a, b)
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: mỗi đoạn văn a và b đều gồm 2 câu. Các em có nhiệm vụ chuyển 2 câu đó thành 1 câu bằng cách lựa chọn cho cặp quan hệ từ thích hợp (Vì…nên hay chẳng những…mà..) để nối chúng.
- HS làm việc theo cặp.
- 1 HS khá giỏi làm bài trên bảng lớp và nói được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu để giải thích lí do chọn cặp quan hệ từ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS yếu và TB đọc câu văn
*KL: Rèn kỹ năng sử dụng cặp từ chỉ quan hệ
+Bài tập 3 : SGK
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT3
- GV nhắc các em trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi.
- HS trao đổi cùng bạn.
- HS yêú và TB phát biểu ý kiến, HS khá giỏi nhận xét bổ sung
+ GV kết luận: Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chõ. Việc sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ gây tác dụng ngược lại như đoạn b – BT3.
*Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại những kiến thức đã học
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(tả ngoại hình)
I- Mục đích yêu cầu:
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thừơng gặp ,dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có .
II - Đồ dùng dạy – học:
-HS: Dàn bài văn tả 1 người mà em thường gặp
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời)
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc phần gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1-2 HS khá giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- GV nhắc HS: Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt hay tả mái tóc, dáng người…)
- HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát; viết đoạn văn; tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4).GV đi giúp đỡ những HS yếu và TB
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý riêng, ý mới. GV chấm điểm những đoạn viết đạt yêu cầu.
*Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
Kỹ thuật
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
Tiết 2
Hoạt động 3. HS thực hành làm sản phẩm tự chọn
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- HS thực hành nội dung tự chọn. GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả thực hành
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK .
- HS báo cáo kết quả đánh giá.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.
IV – nhận xét – dặn dò
- Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Lợi ích của việc nuôi gà”.
File đính kèm:
- Tuan 13 - NA1.doc