I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn ,nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh,màu sắc ,mùi vị của rừng thảo quả .
2/ Hiểu nội dung :Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
3/ Hs khá ,giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ ,đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: ảnh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài, bảng phụ ghi đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 12 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết được một số tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng .
- Quan sát ,nhận biết một số đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu cách bảo quản chúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa trang 50,51 SGK.Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời).
*HĐ1:Làm việc với vật thật.
+Mục tiêu:
- Học sinh quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng..
+ Cách tiến hành:
-Bước 1;Làm việc theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng.Có thể so sánh đoạn dây đồng với đoạn dây thép.
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ
- Bước2. Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.Các nhóm khác bổ sung.(HS yếu và trung bình trình bày, HS khá giỏi nhận xét bổ sung)
-Trên cơ sở phát hiện của học sinh,GVnêu kết luận.
* Kết luận : Dây đồng có màu đỏ nâu,có ánh kim,không cứng bằng sắt,dẻo,dễ uốn,dễ dát mỏng hơn sắt.
* HĐ 2:Làm việc với SGK
+Mục tiêu: Giúp HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng
- Cách tiến hành: Làm viêc cá nhân
- GV phát phiếu học tâp cho hoc sinh yêu cầu học sinh làm việc như chỉ dẫn trong sgk
và ghi vào phiếu sau:
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
.......
........
- HS yếu và trung bình trình bày, HS khá giỏi nhận xét bổ sung)
- Kết luận: Đồng là kim loại,Đồng -thiếc,đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng.
* HĐ3: Quan sát và thảo luận
+Mục tiêu:
- Học sinh kể tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Học sinh nêu đựơc cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng..
Cách tiến hành:
- HS yếu và trung bình chỉ và nói tên các dồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình minh họa SGK.
- Học sinh khá giỏi kể tên một số đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng trong gia đình.
* Kết luận:SGK:
Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
công nghiệp
I/ Mục tiêu:
- Biết nước ta có nhiều nghành công nghiệp và thủ công nghiệp :
+ Khai thác khoáng sản ,luyện kim ,cơ khí...
+ Làm gốm ,chạm khắc gỗ ,làm hàng cói ,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các nghành công nghiệp và thủ công nghiệp .
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
* HS K-G : Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta .
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương .
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có mặt hàng nổi tiếng.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời)
* HĐ1:Các ngành công nghiệp
- Hoc sinh làm các bài tập ở mục1 trong sách giáo khoa.
- Học sinh yếu và trung bình trình bày kết quả HS khá giỏi giúp học sinh yêú hoàn thiện câu trả lời. .
*KL:Nước ta có nhiều nghành công nghiệp, sản phẩm của từng nghành rất đa dạng, (GV cho học sinh quan sat các hình trong SGK )
- GV hỏi:Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? (Cung cấp máy móc cho sản xuất các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.)
* HĐ2: Nghề thủ công
-Hoc sinh yếu và trung bình trả lời câu hỏi ở mục 2trong SGK, HS khá giỏi nhận xét bổ sung
- KL:Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
GV hỏi : Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì? (học sinh yếu và trung bình trả lời ,HS khá giỏi và GV nhận xét bổ sung).
Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài . Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2009
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
HS:
- Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.( HS cả lớp làm BT 1; BT 2. HS K-G làm thêm BT 3 )
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: (dùng tranh)
*Hoạt động 1: Thông qua việc thực hiện phép nhân các số thập phân rút ra được tính chất kết hợp của phép nhân.
+Bài 1:câu a ( SGK)
a/ Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng, GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
- HS khá giỏi nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK).
- Yêu cầu một vài HS yêú và trung bình phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
+Bài 1 câu b : HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất kết hợp để làm bài này
- HS khá giỏi giải thích tại sao lại nói: cách tính như vậy được gọi là cách tính nhanh.
- HS yếu và trung bình nhắc lại cách thực hiện
+Bài 2: SGK
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc cá nhân, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau, 2 HS TB, K lên bảng làm (HS yếu và trung bình chỉ cần làm 1 bài)
- HS khá giỏi nêu cách làm, HS yếu và trung bình nhắc lại.
*KL: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trên các số thập phân.
+Bài 3: (SGK ) HS K-G làm ,GV kiểm tra
*Củng cố dặn dò:
- Hệ thống kiến thức toàn bài . Dặn HS về nhà làm bài tập
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu ( BT 1;2 ).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT 3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho .(BT4)
+ HS K-G đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT 4.
- Giáo dục hs có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 và bài 3
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập .
+Bài tập 1: SGK
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- HS làm việc cá nhân, 1 HS yếu và trung bình lên bảng làm, HS khá giỏi nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL:Học sinh tìm được các quan hệ từ trong câu, hiêủ được tác dụng của quan hệ từ trong câu.
+Bài tập 2: SGK
- HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi,HS yếu và trung bình trả lời
- HS khá giỏi và GV nhận xét.
KL: Củng cố về quan hệ từ
+Bài 3 : SGK
- HS đọc yêu cầu bài 3. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập .
- HS điền các quan hệ từ vào ô trống thích hợp .Học sinh làm việc độc lập và 1 HS khá giỏi lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét. HS yếu và trung bình đọc lại các câu văn đã điền hoàn chỉnh
KL: Học sinh biết sử dụng các quan hệ từ .
+Bài 4: SGK
Học sinh đọc yêu cầu bài tập
Học sinh thi đặt câu với các quan hệ từ (mà,thì,bằng) theo nhóm .Cách làm:từng học sinh trong nhóm nối tiếp nhau viết câu văn mình đặt được vào bảng phụ
- Đại diện từng nhóm lên dán nhanh kết quả lên bảng.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. HS yếu và trung bình đọc lại các câu văn
*HĐ2: Củng cố dặn dò
- GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà học bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu,đặc sắc về ngoại hình,hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK (Bà nội,người thợ rèn ).
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà .Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc .
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ:
- GV kiểm tra bài làm dàn ý của học sinh . Học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
+Bài 1: SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài bà tôi.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi của bài.
- Gọi HS yếu và trung bình trình bày. Yêu cầu HS khá giỏi bổ sung cho bạn.
- GV mở bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà(SGV) yêu cầu HS đọc lại.
+Bài 2: SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài văn người thợ rèn.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. (HS khá giỏi trình bày)
- GV kết luận lời giải đúng. HS yếu và trung bình nhắc lại
KL:Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành lưỡi rựa vạm vỡ,duyên dáng.Thỏi thép được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ quyết liệt.Bài văn hấp dẫn,sinh động,mới lạ cả với người đã biết nghề thợ rèn .
* HĐ2: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn
( Tiết 1)
I . Mục tiêu:
- HS: Vận dụng kiến thức ,kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích .
II - Đồ dùng dạy học:
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Tranh ảnh của các bài đã học.
III- Các hoạt động dạy – học:
*Hoạt động 1. Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn.
- Nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
*Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm. Các em có thể tự chế biến những món ăn theo nội dung đã học hoặc các em có thể chế biến món ăn mà các em đã học được ở gia đình, bạn bè hoặc xem hướng dẫn trên các chương trình truyền hình, đọc sách. Còn nếu là sản phẩm về khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm (đo, cắt vải và khâu thành sản phẩm. Có thể đính khuy hoặc thêu trang trí sản phẩm).
- Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị ( nếu chọn nội dung nấu ăn).
- Các nhóm HS trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ
File đính kèm:
- Tuan 12 - NA1.doc