I. Mục tiêu: Hs biết:
- Hs lớp 5 là hs của lớp lớn nhất trường,cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập ,rèn luyện.
- Vui và tự hào là Hs lớp 5.
+ Hs K-G biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập,rèn luyện.
II. chuẩn bị
- Các bài hát về chủ đề trường em.
- Các truyện nói về học sinh lớp 5 gương mẫu.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 1 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gồm những bộ phận nào?
+. Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+. Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
+. Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta? Tên biển là gì?
+. Kể tên một số đảo, quần đảo của nước ta?
- Đại diện một số học sinh lên bảng chỉ bản đồ kết hợp trả lời các câu hỏi.
- Lớp và giáo viên sủa chũa, bổ sung hoàn thiện phần trả lời.
* Gọi một số học sinh lên bảng chỉ vị trí địa lí của nước ta trên quả địa cầu.
+. Vị trí của nước ta có những thuận lợi gì?
* Gv kết luận.
Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 và bảng số liệu SGK để trả lời:
+. Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
+. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+. Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu?
+. Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
+. So sánh diện tích nước ta và một số nước trong bảng số liệu?
- Học sinh trả lời, Gv ghi bảng tóm tắt, Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò:
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: " Tiếp sức".
Cách tiến hành :Gv treo 2 lược đồ trống lên bảng. Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 7 em xếp thành 2 hàng dọc. Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa (Mỗi hs 1 tấm).
- Gv hô bắt đầu thì lần lượt từng học sinh trong nhóm đính tấm bài vào lươc đồ
- Đánh giá nhận xét khen thưởng đội thắng cuộc.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II. Chuẩn bị: Gv: Phiếu học tập.
Hs: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Hãy nói về đặc điểm từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn?
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài tập 1: Tìm các từ đồng nghĩa
- Yêu câu Hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hs làm việc theo nhóm 4. Phát phiếu học tập laọi to và bút dạ cho các nhóm.
- Đại diện nhóm lên bảng gắn phiếu ghi kết quả của nhóm mình
- Lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm thi đua
- Học sinh ghi vào vở bài tập.
Bài tập 2: Đặt câu
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và làm việc cá nhân vào trong vở bài tập.
- Gv gọi một số học sinh đọc các câu mình đặt, lớp và giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 3:
Y/c: Học sinh biết lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
Cách tiến hành :- 1Hs đọc yêu cầu và đọc cả đoạn văn. Lớp đọc thầm.
- Hs làm việc cá nhân và đọc bài văn hoàn chỉnh của mình trước lớp.
- cả lớp nhận xét, sửa lại cho đúng.
Hoạt động 2: Củng cố dặn dò
- Ôn lại bài
- Chuẩn bị bài sau.
Toán: Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập củng cố về:
- So sánh hai phân số với đơn vị.
- So sánh 2 phân số có cùng tử số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ
Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số
Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
B. Luyện tập.
Bài 1: Mục tiêu: Học sinh nắm vững cách so sánh phân số với đơn vị..
Cách tiến hành : Hs làm bài tập vào vở rồi lên bảng chữa bài, nêu nhận xét về đặc điểm phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
Bài 2: Mục tiêu : Học sinh nắm vững cách so sánh 2 phân số cùng tử số.
Cách tiến hành : Hs làm bài tập vào vở rồi lên bảng chữa bài và nêu cách so sánh.
Bài 3: Mục tiêu : Học sinh nắm vững cách so sánh 2 phân số khác Mẫu số
Cách tiến hành : Hs làm bài tập cá nhân, lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
Bài 4: Hs đọc đề toán rồi giải bài toán theo nhóm đôi và lên bảng chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò : Ôn lại bài.
Chính tả (N - V) : Việt Nam thân yêu.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe, viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Việt Nam thân yêu.
2. Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.
II. Chuẩn bị:
Hs: Vở học sinh
Gv: Phiếu học tập cỡ lớn và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết
- Gv đọc bài một lượt thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác
- Hs đọc thầm bài viết một lượt, chú ý học cách trình bày thơ lục bát.
- Hs gấp sách giáo khoa, Gv đọc học sinh nghe - viết.
- Gv đọc lại toàn bài chính tả một lượt. Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- GV chấm 10 bài và nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
- Một HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở.
- HS làm vào vở bài tập.
- GV gọi từ 3 - 5 em đọc nối tiếp bài đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp sửa bài theo thứ tự
bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập cá nhân vào vở bài tập.
- HS gắn lên bảng 3 tờ phiếu kẻ sẵn lên bảng. 2 HS lên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS nhắc lại quy tắc viết chính tả.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Ôn kĩ, nắm vững quy tắc viết chính tả ng/ ngh, g/ gh.
Mỹ thuật: Thường thức mỹ thuật.
Xem tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ.
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Tiếp xúc làm quen với tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân.
- Nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Chuẩn bị:
GV: Sưu tầm một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Giưới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa.
+. Em hãy nêu vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
+. Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
Hoạt động 2: Xem tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa hụê và thảo luận theo nhóm.
+. Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+. Bức tranh còn có những hình ảnh gì nữa?
+. Màu sắc của bức tranh như thế nào?
+. Tranh vễ bằng chất liệu gì?
+. Em có thích bức tranh này không?
- Lớp cùng giáo viên nhận xét về sự hợp tác và xây dựng bài của các nhóm .
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 09 năm 2007
Toán: Phân số thập phân
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Nhận ra được: Có một số phân số thể viết thành phân số thập phân, biết cách chuyển phân số đó thành phân số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. bài cũ.
- Nêu đặc điểm các phân số khi so sánh với 1.
- nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số.
B. bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân
a) Giáo viên cho các phân số: ; ; ; …..
- Yêu cầu học sinh nhận xét về Mẫu số của các phân số đã cho.
- GV giơi thiệu: Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000…..gọi là các phân số thập phân. Gọi và em nhắc lại.
b) GV ghi bảng một vài phân số.
VD: ; ; Yêu cầu học sinh tìm phân số mới bằng phân số đã cho có mẫu số là 10 hoặc 100, 1000…..
* Rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: HS làm bài miệng: Đọc các phân số thập phân đã cho.
Bài tập 2: GV đọc, hs viết vào vở và trên bảng lớp các phân số thập phân
Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu của đề bài và nêu miệng các phân số thập phân.
Bài tập 4: Mục tiêu: Hs viết được số thích hợp vào chỗ trống.
Cách tiến hành : Hs làm bài tập vào vở rồi lên bảng chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
Ôn lại bài.
Khoa học: Nam hay nữ.
I. Mục tiêu : Giúp học sinh biết:
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội về nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giưói, không phân biệt bạn nam hay bạn nữ.
II. Chuẩn bị: GV: Phiếu học tập có nội dung như trang 8 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Sự khác nhau giưũa nam và nữ về mặt sinh học.
Mục tiêu :Học sinh xác định được sự khác nhau
Cách tiến hành : Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1, 2, 3 SGK, liên hệ thực tế và trả lời.
- GV kết luận
- Yêu cầu hs đọc phần: Bạn cần biết SGK.
Hoạt động 2: Tò chơi: "Ai nhanh, ai đúng".
Mục tiêu : Học sinh phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giưũa nam và nữ.
Cách tiến hành :- GV chia lớp thành 3 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu cỡ lớn có nội dung như trang 8 SGK.
- Gv hướng dẫn cách chơi và học sinh chơi (thời gian 2 phút)
- sau khi chơi xong, lần lượt các nhóm giải thích tại sao lại xếp như vậy?
- các nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu giải thích rõ hơn
- Cẩ lớp cùng đánh giá.
- GV đánh giá và kết luận, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị giờ sau: Suy nghĩ về vai trò của nam và nữ trong gia đình, trong xã hội.
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh.
I. Mục đích yêu cầu:
- Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn "Buổi sớm trên cánh đồng" Hs hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- Biết lập dàn ý tả cảnh 1 buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
II. Chuẩn bị.
Hs: - Những ghi chép kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày.
- Vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Lớp đọc thầm và suy nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi a, b, c SGK.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Gv nhấn mạnh nghệ thuạt quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh rất tinh tế của tác giả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi (BT2).
- yêu cầu học sinh đọc bài tập.
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh.
+. Nêu bố cục của 1 bài văn tả cảnh và ý cho từng phần?
- GV ghi bảng.
+. Mở bài: Nêu nhận xét chung hoặc giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
+, Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+. Kết luận: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của bản thân người viết.
* Yêu cầu học sinh đọc lại.
- Mỗi học sinh tự lập một dàn ý vào vở. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho 2 - 3 em học sinh khá giỏi viết bài của mình vào
- Gọi một số học sinh lên trình bày miệng bài làm của mình.
- Lớp cùng giáo viên nhận xét góp ý.
- GV mời một học sinh làm bài tốt nhất trên giấy khổ to gắn bài làm của mình lên bảng, trình bày để cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý ủa mình.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
Chuẩn bị cho tiết làm văn sạu
File đính kèm:
- Tuan 1.doc