Kế hoạch bài học Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 33

I. MỤC TIÊU:

-Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất:nhiệt đới, ôn đới ,hàn đới.

-Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.

• BVMT:Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với các loại sinh vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

Giáo viên : các hình trang 124, 125 trong SGK, quả địa cầu, tranh, ảnh do Giáo viên và học sinh sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau

Học sinh : SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học …………………………………… Tuần: 33 Lớp: Ba / ……… Tiết: 65 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI : CÁC ĐỚI KHÍ HẬU Ngày dạy: / / . GV: . ====== I. MỤC TIÊU: -Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất:nhiệt đới, ôn đới ,hàn đới. -Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu. BVMT:Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với các loại sinh vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : các hình trang 124, 125 trong SGK, quả địa cầu, tranh, ảnh do Giáo viên và học sinh sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau Học sinh : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Khởi động : Bài cũ: Năm, tháng và mùa Các hoạt động : Giới thiệu bài: Các đới khí hậu Hoạt động 1: Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất:nhiệt đới, ôn đới ,hàn đới. Cho HS quan sát H 1 trong SGK trang 124, 125 trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. + Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực. Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp Cho lớp nhận xét. Kết luận Hoạt động 2: Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu. Hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu. Yêu cầu học sinh xác định đường xích đạo trên quả địa cầu Xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. HD chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Giới thiệu hoặc khai thác vốn hiểu biết của học sinh nhằm giúp học sinh biết đặc điểm chính của các đới khí hậu Chia lớp thành các nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý sau: + Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ? + Tìm trên quả địa cầu, 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên. Cho hs trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận HĐ3:Chơi trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 trong SGK trang 124 nhưng không có màu và 6 dải màu như các màu trên hình 1 trang 124 SGK Khi Giáo viên hô “Bắt đầu”, học sinh trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ. Cho trưng bày SP của nhóm trước lớp Cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Củng cố: Qua tiết học em hiểu được điều gì? GD:BVMT:Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với các loại sinh vật. Dặn dò. - Nhận xét tiết học. Hát Nhóm Học sinh quan sát Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu Các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực là nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. HS trình bày kết quả thảo luận của mình Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Nhóm đôi Học sinh chú ý theo dõi Chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của GV Trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Êtiopia Ôn đới: Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc. Hàn đới: Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan. Học sinh tập trình bày trong nhóm, kết hợp chỉ trên quả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung Nhóm Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của Giáo viên. Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ Trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp. 1-2 HS Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên Trường tiểu học …………………………………… Tuần: 33 Lớp: Ba / ……… Tiết: 66 KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI : BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Ngày dạy: / / . GV: . ====== I. MỤC TIÊU: -Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ. -Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất BVMT:Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm:núi, sông, biển,…là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : các hình trang 126, 127 trong SGK, tranh, ảnh về lục địa, đại dương. Học sinh : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động : 2. Bài cũ: Các đới khí hậu Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực Nhận xét 3. Các hoạt động : Giới thiệu bài: Bề mặt Trái Đất Hoạt động 1: Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất Cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 126 trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì ? + Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ? + Các màu đó mang những ý nghĩa gì? + Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ? Giới thiệu một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để cho học sinh biết thế nào là lục địa, địa dương Kết luận Hoạt động 2: Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ. Cho quan sát lược đồ các châu lục và các đại dương, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3. + Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3. + Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ? Gọi một số học sinh trình bày trước lớp Cho học sinh trao đổi và nhận xét Kết luận Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương Khi hô “Bắt đầu”, học sinh trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm. Cho trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp Cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc Tuyên dương nhóm làm xong trước,đúng, đẹp Củng cố: Qua tiết học em hiểu được điều gì? Dặn dò. - Chuẩn bị : bài 67 : Bề mặt lục địa. Hát Cả lớp Học sinh quan sát và trả lời Quả địa cầu có những màu: xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi,… Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển. Các màu đó mang những ý nghĩa: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất Học sinh lắng nghe Nhóm Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực. Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương Việt Nam nằm ở châu Á. Trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhóm Học sinh chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của Giáo viên. Học sinh trong nhóm trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm Trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp. 1-2 HS - Nhận xét tiết học. Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên

File đính kèm:

  • docTNXH - Lớp 3 - Tuần 33.doc
Giáo án liên quan