I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản .
- Biết thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh mình nó là một ngày.
- Biết một ngày có 24 giờ .
- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II- Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong sgk trang 120-121 .
- Đèn điện để bàn .
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 32 Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Bài 63 : NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT .
Ngày dạy : 26 - 4 - 2005
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản .
Biết thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh mình nó là một ngày.
Biết một ngày có 24 giờ .
Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II- Đồ dùng dạy học :
Các hình trong sgk trang 120-121 .
Đèn điện để bàn .
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 Hs trả lời câu hỏi về nội dung bài 62 . Nhận xét bài cũ.
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
7 phút
8 phút
10 phút
4 phút
1. Giới thiệu bài : Mặt trăng là vệ tinh của trái đất.
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp .
. Mục tiêu : Hs biết giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.
. Cách tiến hành :
- Cho Hs quan sát hình 1 và 2 / sgk 121 và trả lời câu hỏi trong Sgv trang 141 .
- Đại diện vài hs trả lời trước lớp . Cả lớp theo dõi , bổ sung nếu cần .
* Kết luận : ( theo sgv trang 141 )
3. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm .
. Mục tiêu : Hs biết khắp mọi nơi trên Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
. Cách tiến hành :
- Chia lớp thành 4 nhóm. Hs trong 4 nhóm lần lượt làm thực hành như hd trong sgk.
- Đại diện các nhóm thực hành trước lớp . Cho cả lớp nhận xét.
* Gv kết luận : ( theo sgv trang 143 )
4. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp .
. Mục tiêu : Hs biết thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh mình nó là một ngày, biết một ngày có 24 giờ .
. Cách tiến hành :
- Tổ chức và hướng dẫn : GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu, quay qủa địa cầu đúng 1 vòng theo chiều quay ngược kim đồng hồ ( nhìn từ cực Bắc xuống ) . Gv giới thiệu : Thời gian để trái đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày.
- Gv hỏi : Một ngày có bao nhiêu giờ ? Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm sẽ diễn ra như thế nào ?
* Kết luận : theo sgv trang 142 .
5. Hoạt động 4 : Củng cố – Dặn dò :
- Cho hs nhắc lại nội dung đã ôn tập .
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Năm, tháng và mùa.
- Hs thực hiện.
- Đại diện các nhóm thực hành.
- Cả lớp nhận xét .
- Hs theo dõi và trả lời câu hỏi.
Rút kinh nghiệm
Tuần : 32 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Bài 64 : NĂM, THÁNG VÀ MÙA .
Ngày dạy : 28 - 4 - 2005
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs có khả năng :
Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
Biết một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng .
Biết một năm thường có 4 mùa .
II- Đồ dùng dạy học :
Các hình trong sgk trang 122-123 .
Một số quyển lịch .
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 Hs trả lời câu hỏi về nội dung bài 63 . Nhận xét bài cũ.
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
10 phút
7 phút
8 phút
4 phút
1. Giới thiệu bài : Năm, tháng và mùa.
2. Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm.
. Mục tiêu : Hs biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày.
. Cách tiến hành :
- Cho các nhóm quan sát lịch và thảo luận các câu hỏi :
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng ?
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày, 28 hoặc 29 ngày ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Cả lớp theo dõi , bổ sung nếu cần .
* Kết luận : ( theo sgv trang 143 )
3. Hoạt động 2 : Làm việc với sgk theo cặp.
. Mục tiêu : Hs biết một năm thường có 4 mùa.
. Cách tiến hành :
- Cho từng cặp Hs làm việc với nhau theo các gợi ý trong sgv trang 144 .
- Gọi vài hs lên trả lời trước lớp. Cả lớp theo dõi , bổ sung nếu cần .
* Kết luận : ( theo sgv trang 144 )
4. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “ Xuân, Hạ, Thu, Đông ”
. Mục tiêu : Hs biết khí hậu của từng mùa .
. Cách tiến hành :
- Gv hd hs trả lời các câu hỏi để nhận biết đặc trưng của 4 mùa.
- Gv phổ biến luật chơi ( theo sgv trang 145 )
Lớp trưởng điều khiển cả lớp chơi.
4. Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Cho hs nhắc lại nội dung đã ôn tập .
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Các đới khí hậu.
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên trình bày trước lớp .
- Hs thảo luận theo nhóm đôi, rồi trình bày.
- Hs chơi trò chơi.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TNXH3 32.doc