Tiết 106 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Bảng con, nháp.
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)
- Nêu quy tắc diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
7 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Toán 5 Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 200 7
Tiết 106 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con, nháp.
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu quy tắc diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (32’)
+ Bài 1a /110 (bảng con)
- KT: Củng cố kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật khi biết 3 kích thước.
- Sai lầm: Hs không đổi đơn vị đo.
- Chốt: Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật em làm thế nào?
+ Bài 1b /110 (vở)
- KT: Củng cố kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật khi biết 3 kích thước là phân số.
- Chốt: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật với các số đo là phân số vẫn áp dụng quy tắc tính đã học.
+ Bài 2/110
- KT: Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích 5 mặt của 1 cái thùng dạng HHCN.
- Sai lầm: HS không đổi đơn vị đo.
- Chốt: Em đã làm thế nào để tính diện tích quét sơn của thùng ?
+ Bài 3/110 ( SGK ):
- KT: Vận dụng KT về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN đã học để so sánh diện tích 2 HHCN.
- Chốt: Làm thế nào để so sánh diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của 2 HHCN nhanh nhất ?
* Dự kiến sai lầm:
- ở bài 3 HS chưa nhìn kĩ 2 hình hộp chữ nhật
* Hoạt động 3: Củng cố. (3’)
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2007
Tiết 107. Diện tích xung quanh
và diện tích toàn phần của hình lập phương
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Tự nhận biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt dể rút ra được qui tắc tính S xq và Stp của hình lập phương từ qui tắc tính Sxq và Stp hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được qui tắc tính Sxq và Stp của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu đặc điển của hình lập phương?
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’)
HĐ2.1. Hình thành công thức tính Sxq và Stp hình lập phương:
- GV đưa mô hình trực quan về hình lập phương- HS tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình hộp chữ nhật?
- HS lên bảng mô tả diện tích hình lập phương trên mô hình.
- HS tự rút ra công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương.
- Vài HS nhắc lại qui tắc tính Sxq và Stp của hình lập phương.
HĐ2.1. Nêu bài toán ví dụ:
- GV nêu bài toán ví dụ- GV vẽ hình minh hoạ( như SGK).
- HS tự tìm cách tính Sxq và Stp hình lập phương có cạnh 5 cm vào BC.
- Vài HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
* Kiến thức cơ bản cần khắc sâu: Nắm được qui tắc tính Sxq và S tp hình lập phương dựa vào hình hộp chữ nhật và vận dụng để giải toán.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài 1 (bảng con)
- HS tự đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm BC.
- Chốt: Tính Sxq và Stp hình lập phương có số đo là số thập phân.
+ Bài 2 (Vở)
- HS đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm vào vở.
- Chốt: Tính diện tích 5 mặt hình lập phương áp dụng thực tế .
* Dự kiến sai lầm:
- HS nhầm lẫn khi tính diện tích bìa cần dùng thành tính diện tích toàn phần hình lập phương.
* Hoạt động 4: Củng cố. (3’)
M: Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương?
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 7 tháng 2 năm 2007
Tiết 108 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố công thức tính Sxq và Stp hình lập phương.
- Vận dụng công thức tính Sxq và Stp hình lập phương để giải một số bài tập trong một số tình huống đơn giản.
II - Đồ dùng dạy - học:
Bảng con, bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu công thức tính Sxq và Stp hình lập phương?
* Hoạt động 3: Luyện tập. (32’)
+ Bài 1 (Vở)
- HS đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm BC.
- Chốt: Tính Sxq và Stp hình lập phương .
+ Bài 2 ( SGK)
- HS đọc thầm đề bài- Quan sát hình vẽ- Làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời.
- Chốt: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và Sxq, Stp hình lập phương.
+ Bài 3/ 112
- HS đọc thầm đề bài – Quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng.
- Chốt: Phối hợp kĩ năng vận dụng công thức tính và ước lượng.
* Dự kiến sai lầm:
- Lúng túng khi đổi đơn vị đo dộ dài về cùng một đơn vị đo
* Hoạt động 3: Củng cố. (3’)
- Nêu qui tắc tính Sxq và Stp hình lập phương.
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2007
Tiết 109. Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hệ thống và củng cố lại các qui tắc tính Sxq và Stp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các qui tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu qui tắc tính Sxq và Stp hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
* Hoạt động 2: Luyện tập. (32’)
+ Bài 1a (bảng con)
- HS đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm BC.
- Chốt: Vận dụng công thức tính Sxq và Stp HHCN có ccác số đo không cùng đơn vị đo
+ Bài 2/113
- HS đọc thầm yêu cầu- Hoàn thành vào SGK- HS tự rút ra nhận xét như SGK.
- Chốt: Củng cố công thức tính Sxq và Stp của HHCN và kĩ năng tính toán với PS và STP
+ Bài 3/123 và bài 1b.
- HS đọc thầm và phân tích đề bài- Tự làm bài vào vở.
- Chốt: Tính Sxq và Stp của hình lập phương.
* Dự kiến sai lầm:
- Quên không đổi về cùng đơn vị đo - Lúng túng khi tính toán với số thập phân.
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2007
Tiết 110: Thể tích của một hình
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra.
* Hoạt động 2: Dạy bài mới. (17’)
HĐ2.1. Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình:
- GV đưa ra các mô hình trực quan theo hình vẽ trong SGK.
- HS quan sát , làm việc nhóm đôi theo lời dẫn dắt và câu hỏi GV đưa ra:
+ VD1. So sánh thể tích hình lập phương với thể tích hình hộp chữ nhật?
+ VD2. So sánh thể tích hình D với thể tích hình C?
+ VD3. So sánh thể tích hình P với tổng thể tích hình M và hình N?
- HS tự rút ra kết luận như SGK.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 3: Luyện tập. (18’)
+ Bài1/ 115
- HS đọc thầm đề bài - Kết hợp quan sát hình vẽ - Làm việc nhóm đôi - Đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác bổ sung.
- Chốt: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
+ Bài 2/ 115
- HS đọc thầm đề bài- Quan sát hình vẽ- Tự làm vở.
- Chốt: Biểu tượng về thể tích của một hình.
+ Bài 3/115
- HS đọc thầm đề bài- Dùng bộ đồ dùng học toán để thực hành- Vài HS trình bày kết quả làm việc – GV kiểm tra.
- Chốt: Biểu tượng về thể tích một hình.
* Dự kiến sai lầm:
- HS chưa hiểu đâỳ đủ về thể tích .
* Hoạt động 4: Củng cố. (5’)
- GV nhận xét giờ học .
* Rỳt kinh nghiệm giờ dạy:
- Thời gian : ................................................................................................................
- Sai lầm thường mắc:....................................................................................................
File đính kèm:
- Toan - Tuan 22.doc