Toán
TIẾT 1: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK, bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
HĐ 2: Bài mới: (12 - 13)
2.1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số :
- GV gắn tấm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên gọi phân số, viết phân số (bảng con) rồi đọc phân số.
6 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Toán 5 Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008
Toán
Tiết 1: Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
Ôn tập các viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II - Đồ dùng dạy học
GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK, bảng phụ.
HS: Bảng con.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
HĐ 2: Bài mới: (12’ - 13’)
Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số :
GV gắn tấm bìa lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên gọi phân số, viết phân số (bảng con) rồi đọc phân số.
Gọi HS trả lời theo dãy, GV viết bảng ; đọc là: hai phần ba.
Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
GV chỉ vào các phân số ; ; ; yêu cầu học sinh đọc theo dãy.
Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
GV yêu cầu HS lần lượt viết 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2 ; dưới dạng phân số vào bảng con rồi chữa. Giúp HS tự nêu: 1 chia 3 có thương là 1 phần 3.
- Tương tự với các phép chia còn lại GV giúp HS nêu như chú ý 1 trong SGK.
Làm tương tự đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK.
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’):
a) Miệng: * Bài 1/ 4: ( 5’)
KT : HS đọc phân số và nêu TS, MS theo dãy.
Chốt : Cách đọc phân số.
b) Bảng con: * Bài 2/ 4: ( 4’)
KT : Viết thương dưới dạng phân số.
Chốt : cách viết.
c) Vở: * Bài 3/ 4: ( 4’)
KT : Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
Chốt : Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
* Bài 4/ 4: ( 5’)
KT : Điền mẫu số, tử số để phân số có giá trị là 1 ; 0.
Sai lầm : HS điền sai TS, MS.
HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Miệng : GV ghi nhanh các phân số lên bảng -> HS đọc.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2008
Toán
Tiết 2. Ôn tập: tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
II - Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ.
HS: Bảng con.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’): Viết các phân số sau: ; ;
HĐ2: Bài mới: (12’ - 13’)
: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số:
- VD 1 : Yêu cầu HS làm bảng con.
- HS nêu nhận xét như SGK.
- VD 2 : Tương tự với VD1.
- Sau 2 VD, GV hướng dẫn HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số.
2.2 : ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Yêu cầu HS rút gọn phân số .
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’):
a) Bảng con: * Bài 1/ 6: ( 5’)
KT : Rút gọn các phân số.
Chốt : Nêu cách rút gọn phân số ?
b) Vở : * Bài 2/ 6: ( 7’)
KT : Quy đồng mẫu số các phân số.
Sai lầm : Phần b HS quy đồng MS cả 2 phân số mà không nhận ra MS này chia hết cho MS kia.
Chốt : Muốn quy đồng mẫu số 2 phân số em làm thế nào ?
* Bài 3/ 6: ( 7’)
KT : Tìm phân số bằng nhau trong các phân số đã cho.
Chốt : Cách xác định các phân số bằng nhau.
HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Miệng : Nêu tính chất cơ bản của phân số ?
Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008
Toán
Tiết 3: Ôn tập: so sánh hai phân số
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
II - Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ.
HS: Bảng con.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
- Hãy quy đồng phân số và
- So sánh hai phân số vừa quy đồng.
HĐ2: Bài mới: (12’ - 13’)
* Ôn tập cách so sánh hai phân số:
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số? Lấy VD và giải thích.
- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số? Lấy VD và giải thích.
HĐ3: Luyện tập - thực hành (17’ - 18’)
a) SGK :
* Bài 1/ 7: ( 8’)
KT : So sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
Sai lầm : So sánh 2 phân số khác mẫu số sai, chậm.
Chốt : Muốn so sánh 2 phân số cùng MS, khác MS em làm thế nào ?
b) Vở :
* Bài 2/ 7: ( 10’)
- KT : Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Sai lầm : HS chỉ viết luôn theo thứ tự mà không trình bày cách làm.
Chốt : Muốn sắp xếp các phân số theo thứ tự em đã vận dụng kiến thức nào đã học ?
HĐ4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Miệng : Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng MS, khác MS ?
Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 8
Toán
Tiết 4. Ôn tập: so sánh hai phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:Giúp học sinh: Ôn tập, củng cố về:
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh hai phân số có cùng tử số.
II - Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài (3’-5’)
- Bảng con : So sánh hai phân số sau: và
HĐ2: Ôn tập (30’ - 32’)
a) SGK + miệng : * Bài 1/7: ( 5’)
- KT : So sánh phân số với 1; đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
- Chốt : Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1 ?
b) Bảng con : * Bài 2/7: ( 9’)
- KT : So sánh các phân số.
- Sai lầm : HS không nhận ra để so sánh 2 phân số có cùng tử số.
- Chốt : Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng tử số ?
c) Vở : * Bài 3/7: ( 9’)
- KT : Tìm phân số lớn hơn.
- Sai lầm : HS không trình bày quá trình làm mà chỉ so sánh luôn.
- Chốt : Khuyến khích HS so sánh 2 phân số bằng nhiều cách như : Quy đồng MS ( TS ) để đưa 2 PS về cùng mẫu ( tử ) -> so sánh hoặc so sánh PS với 1.
* Bài 4/7: ( 9’)
- KT : Giải toán có liên quan đến so sánh 2 phân số.
- Sai lầm : HS rất lúng túng khi so sánh số quýt của 2 chị em.
- Chốt: Muốn biết ai nhiều quýt hơn em phải vận dụng kiến thức nào ?.
HĐ3: Củng cố ( 2’ - 3’)
- Miệng : Có mấy cách so sánh 2 phân số ? Nêu từng cách so sánh ?
Rút kinh nghiệm bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008
Toán
Tiết 5: phân số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Nhận ra được: Có một phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số có thành phân số thập phân.
II - Đồ dùng dạy học
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con, nháp.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
- Bảng con: Quy đồng các phân số sau: và
HĐ 2: Bài mới (12’ - 13’):
- HS nhận xét về các phân số vừa quy đồng được .
- Các phân số này có đặc điểm gì? (Các phân số này đều có mẫu số là 10)
- GV viết bảng các phân số ; ; và yêu cầu HS nhận xét tiếp về đặc điểm của các phân số này.
- GV giới thiệu : Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là các phân số thập phân.
- GV nêu và viết bảng phân số rồi yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng .
- Làm bảng con tương tự với ; ; HS đọc phần nhận xét trong SGK trang 8.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17’ - 19’)
a) Miệng: * Bài 1/ 8: ( 3’)
- KT : Đọc các phân số thập phân.
- Chốt : Thế nào là phân số thập phân ?
b) Bảng con: * Bài 2/ 8: ( 3’)
- KT : Viết phân số thập phân.
c) Vở : * Bài 3/ 8: ( 5’)
- KT : Nhận biết phân số thập phân.
- Chốt : Một phân số được gọi là phân số thập phân khi nào ?
* Bài 4/ 8: (8’)
- KT : Điền số để được phân số thập phân.
- Sai lầm: HS còn lúng túng khi đưa một phân số về phân số thập phân.
- Chốt : Em đã vận dụng kiến thức nào để đưa các phân số đã cho thành phân số thập phân ?
HĐ 4: Củng cố (2’ - 3’)
- Miệng : Thế nào là phân số thập phân ? Lấy VD.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Toan - Tuan 1.doc