TẬP ĐỌC
TIẾT 15: KỲ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng cảm xúc trước vẻ đẹp của rừng.
- Nội dung:Cảm nhận được vẻ đẹp của rừng, tình cảm yêu mến, nguỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng
II. Các hoạt động dạy học
14 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu chuyện :C ây cỏ nước Nam”
Nêu ý nghĩa câu chuyện
-GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a)tìm hiểu đề
- HS đọc
- Đề bài yêu cầu kể lại câu chuyện gì?
- GV gạch chân các từ: nghe , đọc, con người và thiên nhiên
- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý SGK
+ Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là câu chuyện có nội dung như thế nào?
- HS nháp câu chuyện mình định kể
-Em đã chuẩn bị được câu chuyện gì , em hãy giới thiệu câu chuyện của mình?
- Khi kể chuyện cần lưu ý gì?
B. Thực hành kể chuyện
- HS tập kể theo nhóm
* Thi kể chuyện
- HS khác đặt câu hỏi cho bạn hỏi về nội dung ý nghĩa câu chuyện
+ Chi tiết nào khiến bạn cảm động
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì?
* Bình chọn bạn kể hay
3. củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: kể lại buổi đi thăm cảnh đẹp
- 2HS kể: Nhận xét
- 2 HS đọc đề
- Kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên
- 3 HS đọc
- Giải thích nguồn gốc con người, sự vật
- Kể về tình cảm gắn bó giữa con người và thiên nhiên.
- HS làm vào nháp
- 3-4 HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện
- 2 HS đọc phần 2 gợi ý
- 2 HS kể cho nhau nghe và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện
- 4 HS của 4 nhóm lên kể
- Nhận xét câu trả lời của bạn
------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
Tiết 16: Trước cổng trời
I Mục tiêu
- Đọc lưu loát bài thơ- biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc cảm của tác giả trước vẻ đẹp hoang dã ấm cúng, thân thương của một vùng cao
- Hiểu nội dung bài thơ: ca ngợi cuộc sống của miền núi cao nơi thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt trong lành cùng những con người chịu khó hăng say lao động
làm cho quê hương thêm đẹp.
II. Chuẩn bị: tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bài “kì diệu rừng xanh”
- GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài- giới thiệu tranh SGK
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài
GV chia 3 khổ làm 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp
-GV kết hợp sửa chỗ HS đọc còn sai, phát âm sai
-Luyện đọc các từ khó
+ Cho HS nêu các từ khó đọc
+ GV ghi bảng
+ Gọi HS đọc lại các từ khó
- Giải nghĩa từ khó
GV giải nghĩa thêm từ: áo chàm, nhạc ngựa
*Luyện đọc cặp
* GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài
-Vì sao ở đây được gọi là cổng trời?
- Tả lại bức tranh thiên nhiên có trong bài thơ?
-GV chốt tả lại
- Trong những cảnh vật được miêu tả , em thích nhất cảnh nào? vì sao?
- Điều gì đã khiến cảnh sương giá ấy ấm lên?
c. Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- 1 HS đọc lại cả bài
-Luyện đọc đoạn 2
+ GV đọc mẫu
* Luyện đọc cặp
-Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét chọn bạn đọc hay
*Thi đọc thuộc lòng đoạn 2
- Nhận xét
3 Củng cố – dặn dò
Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
-GV chốt ghi bảng
*Nhận xét giờ học
*Dặn dò: học thuộc lòng đoạn 1- chuẩn bị bài sau
2 HS đọc
- Nêu nội dung- nhận xét
- HS nghe và quan sát tranh
-1 HS khá đọc
- 3 HS đọc 1 lần - đọc 4 lần
- HS lần lượt nêu các từ : cổng trời , ngút ngàn,ngút ngát , ngân nga, soi
- 2HS đọc lại
-1 HS đọc chú giải
-2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe
- Vì đây là một đèo cao ,giữa 2 bên là vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay , có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên
- HS miêu tả theo các ý thơ
- Nhận xét –bổ xung
- HS nối tiếp miêu tả cảnh mình thích và nêu lý do
- Bởi có sự xuất hiện của con người tất bật, rộn ràng với công việc: người Tày đi gặt lúa, người Ráy, người Dao.di tìm măng hái nấm. Tiếng xe ngựa vang lên.
- HS nghe
- HS nêu nhận xét cách đọc
- 1 HS đọc lại
- 4 HS thi đọc
-2 HS đọc
-HS nêu ý kiến- nhận xét bổ xung
- HS đọc lại:Ca ngợi vẻ đẹp của một vùng núi cao có cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hăng say lao động làm đẹp cho quê hương
Tập làm văn
Tiết 15: Luyện tập Tả cảnh
I. Mục tiêu
-Biết lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương
- Biết chuyển một phần dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh thể hiện rõ đối tượng tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ cảnh đẹp của đất nước
- Bảng phụ ghi gợi ý
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
- Đọc lại đoạn văn tả cảnh sông nứơc?
-GV nhận xét – cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà
-HS giới thiệu tranh
- GV giới thiệu bài
2 Hướng dẫn luyện tập
Bài1: HS đọc và nêu yêu cầu
- HS giới thiệu cảnh đẹp của mình
* GV gợi ý – hướng dẫn
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Những phần nào? Mở bài giới thiệu gì? kết bài có nội dung gì?thân bài có thứ tự miêu tả như thế nào?
* GV đính bảng có cấu tạo bài văn tả cảnh
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS đọc bài làm
* Hướng dẫn nhận xét chữa bài
* GV chốt và sửa sai cho HS
- Một số HS khác đọc bài làm
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu của đề?
- Em chọn đoạn nào để viết đoạn văn?
- Khi viết đoạn văn cần viết câu mở đoạn như thế nào?
*Yêu cầu HS làm bài
-Hướng dẫn HS chữa bài
+ Nhận xét nội dung của đoạn là gì?Câu nói nào nói lên nội dung chính của đoạn? Cách sử dụng từ như thế nào? Chỗ nào cần sửa?
3.Củng cố – Dặn dò
– GV nhận xét giờ học
_ Dặn dò : hoàn thành nốt đoạn văn
- 2 HS đọc
- Nhận xét bạn đọc
- HS trình bày tranh ra bàn
- HS nối tiếp giới thiệu
- Lập dàn ý tả một cảnh đẹp ở địa phương
- 5-6 HS nối tiếp nêu câu chuyện
- HS nêu- nhận xét
- 1HS đọc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
- HS làm dàn ý vào vở
- 1 HS làm bảng phụ
- HS làm bảng phụ đọc bài
- HS nhận xét bài làm của bạn
- HS chữa lại bài của mình
- Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp
- HS nối tiếp nêu đoạn mình định tả
- 2 HS đọc gợi ý 1và 2 SGK
-HS làm nháp đoạn văn
-2 HS làm ra giấy
- 2HS đọc bài làm của mình
- HS chữa bài theo cặp
_____________________________________________-
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2008
Luyện từ và câu
Tiết 16: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I Mục tiêu
-Phân biệt được từ nhièu nghĩa với từ đồng âm
- Hiểu được các nghĩa của các từ nhiều nghĩa(nghĩa gốc , nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một số tính từ
II Đồ dùng: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài tập 3
-GV nhận xét cho điểm
B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1:
- HS đọc và nêu yêu cầu
- Cho HS thảo luận nhóm bàn
- GV nhận xét – chốt
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp nêu ra nghĩa của từ “xuân”
- Trong 3 từ “xuân” từ nào là nghĩa gốc , từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu
- HS đọc lại nghĩa của 3 từ trong phần a, b, c
- Căn cứ vào nghĩa đó đặt câu để phân biệt nghĩa , không đặt theo nghĩa khác
- HS đặt câu
- Yêu cầu HS đọc câu của mình
- GV chốt câu đúng
3 Củng cố –dặn dò
- Từ trong tiếng viết có mấy nghĩa? Thế nào là từ đồng âm?
-Nhận xét giờ học
-Dặn dò: chuẩn bị bài sau- làm bài tập 1-2
-1 HS lên bảng
- Nhận xét chữa bài
- 1 HS đọc
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét bổ xung
+ 3 Từ “chín” là từ đồng âm
-Từ “chín” trong câu a và câu c là từ nhiều nghĩa
+ từ “đường”trong câu b, c là nhiều nghĩa
+ Vạt trong câu a, c là từ nhiều nghĩa
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày ý kiến- nhận xét bổ xung
+ Xuân 1 : chỉ một mùa đầu tiên của một năm
+Xuân 2: sự tươi đẹp
Xuân 3: tuổi
- Trong 3 từ trên từ “mùa xuân” là nghĩa gốc còn 2 từ kia là nghĩa chuyển
+ 3 HS đọc
-HS làm nháp
- HS lần lượt đọc các câu theo từng phần a,b,c
- Nhận xét
+cao: An cao hơn em
Chất lượng học sinh rất cao
+Nặng: Em nặng 25 kg.
Bà em bị bệnh nặng
Thứ sáu 31ngày10 tháng năm
Tập làm văn
Tiết 16: Luyện tập tả cảnh
(dựng đoạn mở bài – kết bài)
I Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong văn tả cảnh.
- Biết cách viết các kiểu mở bài , kết bài cho bài văn tả cảnh.
II. Chuẩn bị: Vở BT TV
III.Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở tiết trước
-GV nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1 giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu của đề
- Có mấy cách mở bài? đó là cách nào?
- Thế nào là mở bài trực tiếp ?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- HS đọc thầm đoạn văn- nhận xét
Và nối tiếp nhau trả lời
* GV kết luận: có 2 cách mở bài, khi làm bài các em cần lựa chọn cách mở bài sao cho hay, phù hợp với cách làm bài của mình.
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu
-Có mấy cách kết bài đã học?
- Trong 2 đoạn kết bài trên đoạn nào là kết không mở rộng và mở rộng? Hai đoạn trên có gì giống và khác nhau?
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu
- GV giới thiệu qua cách viết
- HS làm bài
- HS nhận xét – chữa bài
-Gọi một số em khác đọc bài của mình- GV chỉnh sửa cho HS
3. Củng cố – dặn dò
- Có mấy kiểu mở bài – kết luận?
- Nhận xét giờ học.
-Hoàn thành nốt các đoạn văn
-2 HS đọc
-Nhận xét chữa bài
- 1HS đọc
- Có 2 cách :mở bài trực tiếp và gián tiếp
-Là kể ngay vào việc giới thiệu ngay đối tượng được tả
-Là nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hay đối tượng được tả
a.Mở bài trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường
b. gián tiếp: dẫn dất các sự vật gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ sau đó mới dến con đường
- 2 HS đọc 2 đoạn kết bài
-Có 2 cách kết bài : kết không mở rộng và kết bài mở rộng
+ Kết không mở rộng: cho biết ngay kết cục không bình luận gì thêm
+Kết bài mở rộng là sau khi nêu kết cục còn bình luận thêm về vấn đề khác
- HS đọc thầm 2 đoạn văn – thảo luận cặp – thống nhất kết quả
- HS trình bày kết quả
+ Giống nhau:đều nói về tình cảm yêu quý gắn bó với con đường
+Khác nhau: a) kết bài không mở rộng khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với thời thơ ấu của học sinh
b)Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của của bạn HS, vừa ca ngợi công ơn của cô bác công nhân vệ sinh giữ cho con đường xanh , sạch đẹp
-Viết một đoạn mở bài – kết bài
- HS viết bài ra nháp- 2 HS viết vào bảng nhóm
- HS trình bày – nhận xét 2 đoạn trên bảng
File đính kèm:
- TV 5 tuan 8.doc