TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
2. Hiểu ý chính của bài: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
2.Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ
- Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng... có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (3ph-5ph)
? Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
- Đặt câu với một cặp từ đồng âm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hình thành khái niệm (10ph- 12ph)
Bài 1/66:
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào SGK
- Phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt: tai-nghĩa a; răng-nghĩa b; mũi-nghĩa c
- Nhấn mạnh: các nghĩa vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc ( nghĩa ban đầu) của mỗi từ
Bài 2/67:
- Nêu yêu cầu
- Suy nghĩ, tìm sự khác nhau về nghĩa của các từ in đậm với nghĩa của chúng ở BT 1
- Phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt: răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật... Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai. Ta gọi đó là nghĩa chuyển
Bài 3/67:
- Nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt:
+ răng: đều chỉ vật nhọn...
+ mũi: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước
+ tai: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên...
* Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ-vừa khác vừa giống nhau...
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Phát biểu, rút ra kiến thức
- Chốt, rút ra ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ
c. Hướng dẫn luyện tập (20ph-22ph)
Bài 1/67 (8ph-10ph)
- Nêu yêu cầu
- Suy nghĩ, làm bài vào SGK
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Nghĩa gốc Nghĩa chuyển
a. Đôi mắt của bé mở to.
b. Bé đau chân.
c. Khi viết, em đừng ngoeo đầu. a. Quả na mở mắt.
b. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
c. Nước suối đầu nguồn rất trong.
Bài 2/67(12ph-14ph)
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét
- Nhận xét, chấm điểm
d. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
? Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
- VN: học thuộc ghi nhớ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2008
KỂ CHUYỆN
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
3.Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ (2ph-3ph)
- Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph)
b. Giáo viên kể (6ph-8ph)
- Lần 1( diễn cảm).
- Lần 2 kết hợp hình ảnh minh hoạ.
c. Học sinh tập kể (22ph- 24ph)
Bài 1/68:
- 1 HS nêu yêu cÇu
- Chia nhóm 3
- Dựa vào lời kÓ của GV và tranh vẽ, tập kể trong nhóm
- Các nhóm thi kể
- Nhận xét
- Nhận xét
Bài 2/68:
- Nêu yêu cầu
- Vài HS kể toàn chuyện
- Nhận xét
- Nhận xét, cho điểm
d. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện (3ph- 5ph)
Bài 3/68:
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
e. Củng cố, dặn dò (3ph- 5ph)
? Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- VN: kể lại câu chuyện cho người thân.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TẬP ĐỌC
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do.
Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên..
3. Thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (2ph-3ph)
- Đọc bài Những người bạn tốt
- 1-2 HS đọc
? Qua câu chuyện, em thấy đàn cá heo đáng yêu ở điếm nào?
- Trả lời
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph)
b. Luyện đọc đúng (10ph- 12ph): Nhắc HS: bài có yêu cầu HTL, chú ý nhẩm để thuộc.
* GV hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn (3 đoạn)
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu
+ Đoạn 2: 6 dòng tiếp
+ Đoạn 3: còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn (1-2 lần)
- Nhận xét
- Đoạn 1:
+ Luyện đọc: dòng 4: nhịp 4/5; dòng 5: nhịp 2/6
- 1 HS đọc
+Giải nghĩa: ba-la-lai-ca, sông Đà
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn:giọng chậm rãi, ngân nga
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 2:
+ Luyện đọc: dòng 2: nhịp 2/3; dòng 3: nhịp 3/5; dòng 4: nhịp 5/5
- 1 HS đọc
+ Giải nghĩa: xe ben
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn: giọng đọc ngân nga; chú ý nghỉ hơi hợp lý
- Đọc đoạn theo dãy
- Đoạn 3:
+ Hướng dẫn: giọng chậm rãi, ngân nga; nhấn: nối liền, nằm bỡ ngỡ, muôn ngả, đầu tiên
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
* Đọc cả bài:
- Hướng dẫn
- 1-2 HS đọc
- Đọc mẫu
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10ph- 12ph)
? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?
- Đọc thầm đoạn 2. Trả lời: cả công trường say ngủ cạnh dòng sông...có tiếng đàn của cô gái Nga, có sự vật được nhân hoá...
? Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
- Dựa vào cảm nhận riêng, phát biểu.
? Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
- Đọc thầm đoạn 2,3. Trả lời: Cả công trường say ngủ...
- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa.
d. Luyện đọc diễn cảm (10ph- 12ph)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo đoạn
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc mẫu cả bài
- Đọc đoạn hoặc cả bài
- Đọc thuộc lòng
e. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
? Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- VN: chuẩn bị bài sau: Kì diệu rừng xanh.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ
- Tranh minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (2ph-3ph)
- Đọc dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) : GV nêu MĐYC của tiêt học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph-34ph)
Bài 1/ 70 (13ph-15ph):
- 1 HS nêu yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm bài Vịnh Hạ Long, suy nghĩ, tìm câu trả lời
- Phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
a.
b.
c. ...có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn.
Bài 2/72 (10ph-12ph):
- Nêu yêu cầu
- Nhắc HS: để chọn đúng câu mở đoạn, cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn không?
- Đọc thầm thân bài, lựa chọn câu mở đoạn thích hợp
- Phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt:
+ Đoạn 1: câu b
+ Đoạn 2: câu c
Bài 3/72 (8ph-10ph)
- Đọc yêu cầu
- Nhắc: viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không
- Viết câu mở đoạn vào vở
- Tiếp nối nhau đọc câu mở đoạn
- Nhận xét
- Nhận xét
c. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
- Nhận xét tiết học.
- VN: chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
2. Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (3ph- 5ph)
? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ miệng?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32ph- 34ph)
Bài 1/73 (4ph-6ph)
- 1 HS nêu yêu cầu, 1 HS đọc câu ở cột A, 1 HS đọc lời giải nghĩa cho từ chạy ở cột B. lớp theo dõi SGK.
- Làm bài vào SGK
- Tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt: 1-d; 2-c; 3-a; 4-b.
- 1 HS đọc lại
Bài 2/73 (6ph-8ph)
- Nêu yêu cầu
- Chia nhóm
- Thảo luận nhóm, phát biểu
- Nhận xét
- Nhận xét, chốt: dòng b
Bài 3/73(6ph-8ph)
-Tiến hành tương tự bài 3/73
Bài 4/74 (12ph- 14ph)
- Nêu yêu cầu
- Lưu ý HS: chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ đi và đứng, không đặt câu với các nghĩa khác.
- Làm bài vào vở
- Đọc bài
- Nhận xét
- Nhận xét
c. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
- Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biêt chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (2ph-3ph)
? Vai trò của câu mở đoạn?
- Đọc câu mở đoạn (BT3/72)
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph- 2ph)
- Nêu MĐYC của tiết học
- Kiểm tra dàn ý
b. Hướng dẫn thực hành (32ph-34ph)
- 1 HS đọc to đề bài và các gợi ý, lớp theo dõi SGK
- Vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh
- Nhắc HS: nên chọn phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn...
- Viết đoạn văn
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn
- Nhận xét
- Nhận xét, chấm điểm
- Bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất...
c. Củng cố, dặn dò (2ph- 4ph)
- Nhận xét tiết học.
- VN: chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Tieng viet - Tuan 7.doc