Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát toàn bài :
Đọc đúng các từ mới và các từ khó trong bài.
Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
2.Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.
Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận cả trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thưc tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
11 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung, ý nghĩa câu chuyện (3’ - 5’)
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Phát biểu, nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất
3. Củng cố, dặn dò: (2’-4’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.
Tập đọc
Sang năm con lên bảy
I.Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngử trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa : Điều người cha nói với con : Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II.Đồ dùng dạy-học
- Tranh minh họa SGk
III.Hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra bài cũ (2’-3’)
- Đọc bài Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em, nêu nội dung của bài
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1’-2’)
Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường. Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ.
b. Luyện đọc đúng (10’- 12’) Đây là bài học thuộc lòng các em tự nhẩm để thuộc bài
- Bài chia mấy đoạn
- Nhận xét tổng thể
* Đoạn 1 : Đọc đúng l : Lon ton
- Đọc với giọng tự hào, nhẹ nhàng
* Đoạn 2 : Đọc nhẹ nhàng, trầm lắng
* Đoạn 3 : Đọc đúng gi : giành lấy
- Đọc giọng nhẹ nhàng, tự hào, ngắt hỉ đúng nhịp thơ
* Đọc cả bài : Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tự hào, phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con bắt đầu tới trường.
- GV đọc mẫu
- Đọc mẫu , cả lớp đọc thầm theo chia đoạn
- Chia 3 đoạn
+ Đoạn 1 : khổ thơ 1
+ Đoạn 2 : Khổ thơ 2
+ Đoạn 3 : Khổ thơ 3
- Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc câu văn
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- HS đọc
- Đọc theo dãy
- Đọc theo nhóm đôi
- 1- 2 em đọc
c. Tìm hiểu bài (10’- 12’)
- Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp
- Đọc thầm đoạn 1 và suy nghĩ trả lời câu hỏi 1
- Giờ con đang lon ton, Khắp sân vườn chạy
nhảy, Chỉ mình con nghe thấy, Tiếng muôn loài với con
GV : Tuổi thơ rất vui và đẹp. Khi đó chúng ta ngây thơ hồn nhiên. Chúng ta tin rằng có thể nói chuyện với cây cối, con vật tin rằng những câu chuyện cổ là có thật. Nièm tin ngây thơ đó đã tạo nên hạnh phúc trong tâm hồn trẻ thơ.
- Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên ?
- Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy
hạnh phục ở đâu ?
- Bài thơ nói với các em điều gì ?
- Đọc thầm khổ thơ 2 và suy nghĩ trả lời câu
hỏi 2
- Thế giới tuổi thơ thay đổi ngựoc lại với tất
cả những gì mà trẻ em cảm nhận. Qua thời
thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế
giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ,
muông thú đều biết nói, biết suy nghĩ như
người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới
của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim muông không còn biết nói, gió
chỉ còn biét thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng
chẳng về... đậu trên cành khế nữa; chỉ còn
trong đời thật tiếng người nói với con
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3
- Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật, con người phải giành lấy hạnh phúcmột cách khó khănbằng chính hai bàn tay, không đễ dàng
như hạnh phúc có được trong các thần thoại,
cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên.
- Thế giới của trẻ thớât vui và đẹp vì đó là thế
giới của chuyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải
từ biệt thế giới cổ tíchđẹp đẽ và thơ mộng ấy
nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc
thật sự do chính bàn tay ta gây dựng lên
d. Đọc diẽn cảm (10’-12’)
+Đoạn 1 : Hai dòng thơ đầu đọc với giọng vui, đầm ấm ,nhấn giọng từ gợi tả gợi cảm
+Đoạn 2 : Hướng dẫn ngắt giọng gây ấn
tượng
Mai rồi/ con khôn lớn
+ Đoạn 3 : Nhấn giọng từ ngữ gọi tả gợi
cảm
- GV đọc mẫu
- Đọc đoạn em thích
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc thuộc lòng 1,2 đoạn, cả bài
3.Củng cố , dặn dò (2’ - 4’)
- GV nhận xét tiết học
- Về học thuộc bài thơ
Thứ năm ngày 8 tháng 5 năm 2007
Tập làm văn
Ôn tập về tả người
I .Mục đích, yêu cầu
1. Ôn tập , củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ 3 phần ;các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS
2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người - trình bày rõ ràng , rành mạch , tự nhiên, tự tin.
II .Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi 3 đề văn
III - Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ (2’ - 3’)
- Nêu cấu tạo bài văn tả người
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài (1’ - 2’)
- Bắt đầu từ tuần 12 (của sách Tiếng Việt 5 , tập 1 ) các em đã học văn tả người - dạng bài miêu tả phức tạp nhất. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập về văn tả ngườ - luyện tập lập dàn ý, làm văn miệng theo 3 đề đã nêu trong SGK
b. Hướng dẫn HS luyện tập (32’ - 34’)
Bài 1 (14’- 16’)
- 1 HS đọc nội dung bài 1 trong SGK
- GV treo bảng phụ đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng
+ Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
+ Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng...)
+ Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc
- GV kiểm tra HS chuẩn bị , mời một số HS nói đề bài các em chọn.
- 1 HS đọc gợi ý 1,2 trong SGK cả lớp theo dõi
- GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK xong các ý cụ thể phảI thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó
- Dựa theo dàn ý 1 , HS viết nhanh dàn ý bài văn
- HS trình bày , cả lớp và GV nhận xét , bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình
Bài 2 (16’-18’)
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS trình bày miệng bài văn tả người , cần nói theo sát dàn ý nói ngắn gọn , diễn đạt thành câu
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trao đổi trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất
3.Củng cố, dặn dò:5’
- GV nhận xét tiết học
- Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị cho tiết văn viết sau
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
( Dấu ngoặc kép )
II.Mục đích , yêu cầu
1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép : nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II.Đồ dụng dạy-học
- Bảng phụ
III.Hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ ( 2’ - 3’)
Chữa bài 4 tiết luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Trẻ em
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài ( 1’ - 2’)
Tíết học hôm nay, các em cùng ôn tập lai kiến thức về dấu ngoặc kép và thực hành sử dụng dấu ngoặc kép.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập (32’ - 34’)
Bài 1 (10’- 12’)
- Mời 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu
ngoặc kép
- Đoạn văn dã cho có những chỗ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp
hoặc ý nghĩ của nhân vật Để làm đúng
bài tập, các em phải đọc kĩ từng câu văn,
phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp
của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của
nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng .
- 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo
dõi trong SGK
- HS làm bài
- HS trình bày bài của mình, HS khác
nhận xét bổ sung
GVchốt :Em nghĩ : “ Phải nói ngay điều này để thầy biết “. Người ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : “ Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học.Em sẽ dạy học ở trường này “.
- Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
- Dấu ngoặc kép thứ 2 đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Bài 2 (6’- 8’)
- HS đọc nội dung bài tập
- GV nhắc HS chú ý : Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép
- Thảo luận nhóm đôi để phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự bài 1
Chốt : Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “ Người giàu có nhất “. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “ Gia tài “ khổng lồ về sách các loại : Sách bách khoa tri thức HS, từ điển tiéng anh, sách bài tập toán và tiếng việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y- ô- ga...
Bài 3 (12’-14’)
- Đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở, một HS làm bảng phụ
- GV chấm bài
- Chữa bài trên bảng phụ
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn - nói ĩo những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép
3.Củng cố, dặn dò:5'
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài
Thứ sáu ngày 9 tháng 5 năm 2008
Tập làm văn
Tiết 165: luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng gải một số bài toán có dạng đặc biệt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu.
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (5').
M: Nhắc lại các bước giaỉ dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
Hoạt động 2: Luyện tập- Thực hành(32').
a) Nháp: *Bài 1/171
- HS đọc thầm yêu cầu, kết hợp quan sát hình vẽ- HS tự giải bài toán vào BC- GV chữa bài, chốt KT.
- Chốt: Củng cố cách giải dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó"
*Bài 2/151
- HS đọc thầm đề bài- Xác định dạng toán- Tự giải bài toán vào vở- GV chữa bài, chốt KT.
- Chốt:Củng cố cách giải dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó"
b) Vở: * Bài 3/171
- HS nêu đề bài- Tự xác định dạng toán và giải vào vở- GV chữa bài, chốt KT.
- Chốt: Vận dụng cách giải "rút về đơn vị" để giải dạng toán về quan hệ tỉ lệ.
*Bài 4/171
- HS đọc thầm đề bài kết hợp quan sát hình vẽ- Tự giải bài toán bvào vở- GV chữa bài, chốtKT.
- Chốt: Dựa vào biểu đồ giải toán về số phần trăm.
*Sai lầm HS thường mắc:
Bài 1 HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Củng cố (3').
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tieng viet - Tuan 33.doc