Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU
1. Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
- Bút dạ + giấy khổ to.
- Bảng phụ viết tên 5 luật nước ta.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
15 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng để làm gì?
? Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
? Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
GV: Những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch bao giờ cũng là những người rất gan góc, bình tĩnh thông minh, là người yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung.
? Nêu cách lấy thư và gửi báo của chú Hai Long? Vì sao chú làm như vậy ?
GV: Để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không gây nghi ngờ, chú Hai Long vờ như đang sửa xe. Chú thận trọng, mưu trí, bình tĩnh, tự tin- đó là những phẩm chất quý của một chiến sĩ hoạt động trong lòng địch .
? Hoạt đông trong vùng địch của các chiến tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
GV: Những người chiến sĩ tình báo như chú Hai Long đã đóng góp phần công lao rất to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệTổ quốc .
- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí, giữ vững đưòng dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Đọc thầm đoạn 1và trả lời: Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.
- Để truyền những tin bí mật, quan trọng.
- Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất: nơi một cột cấy số ven đường; giữa cánh đồng vắng; hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
- Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
- Đọc thầm 3 đoạn còn lại và trả lời: Chú dừng xe tháo bu-gi ra xem, giả vờ như xe mình bị hỏng, mắt không xem bu-gi mà lại chú ý quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nhìn trước, nhìn sau, một tay vẫn cầm bu- gi, một tay chú bẩy nhẹ hòn đá. Nhẹ nhàng cậy đáy hộp vỏ đựng thuốc đánh răng để lấy báo cáo, chú thay vào đó thư báo cáo của mỉnh rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ. Lắp bu-gi, khởi động máy, làm như đã sửa xong . Chú Hai Long làm như thế để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ.
-.có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì cung cấp những thông tin mật từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch, kịp thời ngăn chặn, đối phó
- Nhắc lại nội dung của bài.
d. Luyện đọc diễn cảm (10-12’)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm theo đoạn
+ Đoạn 1: Nhấn giọng: phóng xe, bất ngờ,dễ tìm, ít bị chú ý, mà chỉ, Tổ quốc Việt Nam, lời chào, đáp lại.
+ Đoạn 2: Nhấn giọng: dừng xe
+ Đoạn 3: Nhấn giọng: bẩy nhẹ, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 4: Nhấn giọng: phố phường, náo nhiệt.
+ Toàn bài: Đọc với giọng kể chuyện thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
- Đọc mẫu
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
- Đọc đoạn theo dãy
e. Củng cố, dặn dò (2-4’)
? Nêu nội dung chính của bài ?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm đọc thêm các chuyện nói về các chiến sĩ tình báo.
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. MụC ĐíCH- YÊU CầU
Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
- Một cái áo màu cỏ úa (hoặc ảnh chụp).
III. Các hoạt động dạy- học
Kiểm tra bài cũ (2-3’):
- Nêu bố cục của bài văn miêu tả đồ vật?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn thực hành (32-34’)
Bài 1/63 (16-18’)
- Giải nghĩa: vải Tô Châu
? Nêu nội dung của bài văn miêu tả?
- GV chốt lời giải đúng:
a. Bố cục của bài văn :
+ Mở bài
+Thân bài
- Cách thức miêu tả cái áo.
+ Kết bài
b. Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
+ Hình ảnh so sánh
+ Hình ảnh nhân hoá
- HS đọc nối tiếp.
- Bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hi sinh.
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài.
- Phát biểu ý kiến
- Từ đầumàu cỏ úa (mở bài trực tiếp)
- Từ chiếc áocủa ba
+ Tả bao quát.
+ Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể.
+ Công dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo.
- Phần còn lại (Kết bài mở rộng)
- Những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y như chiếc áo quân phục thực sự; xắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm ấp tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
- Người bạn đồng hành quý báu; cái măng séc ôm khít lấy cổ tay tôi.
Bài 2/64
- GV nhắc HS:
+ Đề bài yêu cầu các em viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em. Như vậy đoạn văn các em viết thuộc phần thân bài.
+ Các em có thể tả hình dáng hoặc công dụng của quyển sách, quyển vở, cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà, cái đồng hồ báo thức,... chọn cách tả từ khái quát đến tả chi tiết tùng bộ phận hoặc ngược lại.
+ Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biên pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
- Nhận xét và chấm điểm.
- Đọc yêu cầu của bài
- Suy nghĩ, nói tên đồ vật mình chọn miêu tả.
- Suy nghĩ viết đoạn văn vào vở.
- Đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp nhận xét, sửa cho bạn.
c. Củng cố, dặn dò (2’-4)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những học sinh viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại; Đọc trước 5 đề bài của tiết Tập làm văn tiếp theo.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. MụC ĐíCH - YÊU CầU
1. Nắm được cách nối các câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
2. Biết tạo câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ viết 2 câu văn theo hàng ngang của bài 1 (phần nhận xét).
- Một vài tờ giấy khổ to đã ghi bài tập có các câu cần điền cặp quan hệ từ
III. Các hoạt động dạy- học
Kiểm tra bài cũ (3-4’)
- HS đọc lại nội dung bài 3/59
2. Bài mới
Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hình thành khái niệm (10-12’)
*Bài tập 1/64
- Phân tích cấu tạo , xác định các vế câu trong mỗi câu ghép, bộ phận CN- VN của mỗi vế câu
- GV nhận xét, treo bảng phụ có đáp án đúng.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm 2 câu ghép, suy nghĩ làm SGK.
- HS phân tích cấu tạo của 2 câu ghép (miệng).
- HS nhận xét.
Câu 1:
Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt, sương / đã buông nhanh xuống mặt biển .
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
Câu 2:
Chúng tôi / đi đến đâu, rừng / rào rào chuyển động đến đấy.
CN VN CN VN
Vế 1 Vế 2
*Bài 2/65
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Các từ vừa...đã..;..đâuđấy..trong 2 câu ghép dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2
+ Nếu lược bỏ các từ vừađã..,..đâuđấy..thì:
.QH giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước.
.Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh (câu b).
.Các từ này nằm ngay trong bộ phận VN; không phải là QHT. Các em sẽ hiểu rõ hơn về các từ này ở các lớp trên.
.Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế trong câu ghép thì phải dùng cả 2 từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy.
- Đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phát biểu ý kiến
*Bài3/65
- Chốt lời giải đúng:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ,thay thế những từ được in đậm ở bài tập 1 bằng những từ khác.
- Phát biểu ý kiến.
Câu a:
- Buổi chiều nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Buổi chiều nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Buổi chiều, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.
Câu b:
- Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.
c. Ghi nhớ: SGK/65
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ/SGK.
- HS nhắc lại.
d. Hướng dẫn luyện tập (20-22’)
*Bài 1/65:(8-10’)
- GV chấm, nhận xét, chốt đáp án đúng:
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Gạch một gạch chéo phân cách 2 vế câu, khoanh tròn cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- Làm SGK.
-Trình bày kết quả.
Câu a: Ngày chưa tắt hẳn ,/ trăng đã lên rồi -> 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưađã
Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại ,/ tôi đã nghe tiếng ông Từ trong nhà vọng ra -> 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừađã
Câu c: Trời càng nắng gắt ,/ hoa giấy càng hồng lên rực rỡ -> 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng
*Bài 2/65:(10-12’)
- GV chấm bài, chốt đáp án đúng:
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Làm vở.
-Trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Câu a :
- Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
Câu b :
- Trời mới hửng sáng , nông dân đã ra đồng.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Câu c :
- Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu. Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
e. Củng cố, dặn dò (2- 4’)
- Đọc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. MụC ĐíCH - YÊU CầU
1. Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật, trìng bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng .
- Bút dạ + bảng nhóm để HS làm bài.
III. Các hoạt động dạy-học
Kiểm tra bài cũ (2- 4’):
- HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2’)
b. Hướng dẫn thực hành (32-34’)
*Bài tập 1/66
- GV gợi ý:
+ Các em đọc kĩ 5 đề.
+ Chọn 1 trong 5 đề.
+ Lập dàn ý cho đề đã chọn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- GV phát bảng nhóm cho 5 HS.
- GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn. 5 em viết ra bảng nhóm cô phát, các em còn lại viết ra giấy nháp.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả
*Bài tập 2/66
- GV nhận xét , khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa vào dàn ý đã lập.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cho HS trình bày trong nhóm.
HS trình bày trước lớp.
HS nhận xét.
e. Củng cố, dặn dò (2-4’)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn những HS lập dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
File đính kèm:
- Tieng viet - Tuan 24.doc