Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 (chi tiết)

Tập đọc

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết đọc bài văn với phong cách một văn bản luật ; giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện sự nghiêm túc.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được ý nghĩa của bài : Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, học sinh hiểu : xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo luật pháp.

 

doc376 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 (chi tiết), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ tự do và đọc cho HS luyện viết những chữ mà các em dễ viết sai. - Viết các từ ngữ : Sơn Mỹ, chân trời, bết,... c) Viết chính tả - Đọc cho HS viết bài. - HS nghe GV đọc và viết theo. d) Soát lỗi và chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 - GV đưa ra đề bài chép sẵn trên bảng phụ gọi một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - GV dùng cầu hỏi để phân tích đề. - HS trả lời : + Bài tập yêu cầu các em dựa vào đâu để viết thành đoạn văn. + Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ em ở Sơn Mỹ”. + GV vừa gạch chân các từ ngữ quan trọng (như bên) vừa nói : Viết bài không chỉ dựa vào hiểu biết riêng, cần dựa vào cả những hình ảnh gợi ra từ bài thơ, đưa những bình ảnh thơ vào bài viết. + HS lắng nghe. + Em định chọn tả đề nào ? - GV vừa nghe HS nói vừa gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong các đề văn (như bên). + Ba, bốn HS nêu tên đề văn chọn tả : a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS làm việc cá nhân làm bài vào vở nháp. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - HS trình bày miệng kết quả bài làm của mình, cả lớp theo dõi bài làm của bạn. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn và chấm điểm một số bài hay, tuyên dương trước lớp. - HS nhận xét theo yêu cầu của GV. Ví dục về một vài câu văn : a) Đám trẻ chăn bò, bạn nào bạn nấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh,... b) Mới chập tối mà trong làng đã im ắng quá. Bóng đêm lặng ngắt như tờ. Tiếng côn trùng kêu nghe não cả lòng. Phải tinh tai lắm, người ta mới nghe thấy có tiếng ạ ời của mẹ ru con man mác. Tiếng sóng biển rì rầm theo gió từ xa thoảng lại. Tiếng người già khó ngủ húng hắng ho... 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt, dặn những HS chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. - HS lắng nghe về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV. Tiết 7 Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu I. Mục tiêu - Kiểm tra việc đọc hiểu và các kiến thức về luyện từ và câu mà HS đã được học trong sách Tiếng Việt lớp 5, tập hai. II. Đồ dùng dạy học - GV chuẩn bị đề kiểm tra dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 7), giáo viên, hiệu trưởng hoặc phòng Giáo dục các địa phương có thể ra để kiểm tra Đọc - hiểu, Luyện từ và câu theo gợi ý sau : 1. Văn bản đề kiểm tra có độ dài khoảng 200 - 250 chữ. Chọn văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 5. 2. Phần câu hỏi và bài tập trắc nghiệm không dưới 10 câu, trong đó có khoảng 5 hoặc 6 câu kiểm tra đọc - hiểu, 4 hoặc 5 câu kiểm tra về từ và câu. 3. Để kết quả kiểm tra phản ánh chính xác trình độ HS, đề kiểm tra trắc nghiệm cần biên soạn thành hai đề chẵn và lẻ. Nội dung hai đề giống nhau, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi. (Xem mẫu của hai đề chẵn / lẻ ở cuối sách). GV đánh số báo danh để HS có số báo danh chẵn làm đề chẵn, HS có số báo danh lẻ làm đề lẻ - sao cho hai HS ngồi cạnh nhau không cùng làm một đề như nhau. 5. Hình thức chế bản đề kiểm tra trắc nghiệm : xem mẫu ở cuối sách. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra đọc hiểu và kiểm tra một số kiến thức của phân môn Luyện từ và câu. - HS lắng nghe. 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra - GV phát đề kiểm tra cho từng HS theo số báo danh chẵn, lẻ. Nếu không có điều kiện phô tô đề, GV chép đề kiểm tra lên bảng hoặc viết ra giấy khổ rộng, dán lên bảng để HS theo dõi làm bài (trong trường hợp ấy không có đề chẵn, lẻ) - HS nhận đề kiểm tra, đọc lướt đề. - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài : khoanh tròn vào kí hiệu hoặc đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng (hoặc ý đúng nhất, tùy theo đề). ở những nơi không có điều kiện phô tô đề cho từng HS, các em chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c, d để trả lời. - HS lắng nghe, những chỗ nào không rõ, đề nghị GV giải thích. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài. - GV thu bài kiểm tra. - HS dừng bút, nộp bài. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. Tiết 8 kiểm tra tập làm văn I. Mục tiêu - Kiểm tra kĩ năng thực hành làm bài tập làm văn của HS. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ ghi sẵn các đề tập làm văn viết. Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 8), theo quy định của Vụ Giáo dục Tiểu học, giáo viên, hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục các địa phương có thể ra đề kiểm tra Tập làm văn viết - viết một bài văn miêu tả (tả người hoặc tả cảnh). III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - Hôm nay các em sẽ làm một bài kiểm tra tập làm văn viết. Điểm khác trong tiết học này là các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn (không phải chỉ là một đoạn văn như các tiết học trước). - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra *Bước 1 : Xác định đề - GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề kiểm tra yêu cầu HS đọc bài. - Một HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Xác định các yêu cầu của đề bài. - HS xác định yêu cầu của đề theo yêu cầu của GV. * Bước 2 : Tổ chức cho HS làm bài - GV yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài. - Thu bài cuối giờ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. Hình thức chế bản đề kiểm tra (phô tô phát cho từng HS) Họ và tên : .................................................................................................................. Lớp 5 ...... Ngày ....tháng ....năm 200 đề kiểm tra cuối học kì II - môn tiếng việt lớp 5 đề chẵn Bài kiểm tra đọc (30 phút) A. Đọc thầm : Cây đề ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà nó lại treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến. Mùa xuân về, đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím. Phải nắng lên chói chang, lá đề mới xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. Những chiếc lá đề cuối cùng sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét. Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời không ai biết. Cây đề thường cổ thụ. Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chất mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục. Trong tâm khảm người Việt Nam, cây đề không phải là kỉ niệm mà là niềm sùng kính. Vì thế, nó được chăm chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn. Theo Băng sơn B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng : 1. Cây đề được trồng ở đâu ? a) Đầu làng. b) Cạnh ngôi đền. c) Cạnh con đê. 2. Những câu văn nào trong các câu sau thể hiện óc tưởng tượng sáng tạo của tác giả khi miêu tả ? a) Mùa xuân về, đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím. b) ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. c) Cây đề thường cổ thụ. 3. Trong những câu sau, câu nào cho ta biết cây đề gắn bó với cuộc sống con người ? a) Những chiếc là đề cuối cùng sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét. b) Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời không ai biết. c) Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. 4. Cây đề xanh lá vào mùa nào trong năm ? a) Mùa xuân. b) Mùa hạ. c) Mùa đông. 5. Trong câu “Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chất mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục”, từ “sừng sững” nói lên điều gì ? a) Cây đề rất cao to. b) Cây đề hiên ngang tồn tại một cách bình thản trước mọi trở ngại của cuộc đời. c) Cả hai ý trên. 6. Câu nào dưới đây là câu ghép ? a) ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. b) Lá đề không mọc ngang như lá đa mà nó lại treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến. c) Vì thế, nó được chăm chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn. 7. Các vế câu ghép “Mùa xuân về, đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím.” được nối với nhau bằng cách nào ? a) Nối bằng một quan hệ từ. Đó là : ... b) Nối bằng một cặp quan hệ từ. Đó là : ... c) Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 8. Trong chuỗi câu “ Phải nắng lên chói chang, lá đề mới xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. “Câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ? a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ : ....thay thế cho từ : .... b) Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ : ... c) Bằng từ ngữ nối. Đó là từ : ... 9. Trạng ngữ trong câu “Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng” thuộc loại trạng ngữ gì ? a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn. b) Trạng ngữ chỉ thời gian. c) Trạng ngữ chỉ mục đích. 10. Dấu phẩy trong câu “Trong tâm khảm người Việt Nam, cây đề không phải là kỉ niệm mà là niềm sùng kính.” có tác dụng gì ? a) Ngăn cách các vế câu. b) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. -------------------------- Đáp án đề chẵn : Câu 1 : ý b. Câu 2 : ý a. Câu 3 : ý c. Câu 4 : ý b. Câu 5 : ý c. Câu 6 : ý b Câu 7 : ý c. Câu 8 : ý b đó là từ lá. Câu 9 : ý b. Câu 10 : ý b. (Đề lẻ nội dung giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi như ở đề kiểm tra giữa kì II).

File đính kèm:

  • docgiao an chi tiet Tieng viet lop 5 tu tuan 24 35.doc
Giáo án liên quan