Kế hoạch bài học môn Khoa học lớp 5

SỰ SINH SẢN

I.Mục tiêu: Giúp HS :

 - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

 - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

 - Giáo dục HS luôn biết kính trọng và biết ơn cha mẹ đã sinh thành ,chăm sóc chúng ta trưởng thành.

II. Đồ dùng dạy học:- Các hình minh hoạ tr4,5SGK

 hình bố mẹ, 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ, một tờ giấy to để dán ảnh có kẻ sẵn

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc97 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học môn Khoa học lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nhóm nào ghi được nhiều hơn thì nhóm đó thắng cuộc . Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò: (2p) - Hệ thống bài.Chuẩn bị bài sau. Giảng: Thứ ngày tháng năm 2011 Khoa học Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy. - Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy vơi hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. - Giáo dục HS ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy – học: - Sưu tầm hoa thật tranh ảnh. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p) - Kể tên một số đồ dùng và nguồn năng lượng chúng sử dụng? Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p) Hoạt động 3: Quan sát (8p) - GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK theo cặp. - Yêu cầu một số HS trình bày kết quả trước lớp. - Yêu cầu HS kể thêm một số loài cây có cơ quan sinh sản là hoa. Hoạt động 4: Thực hành với vật thật (13p) - Làm việc theo nhóm: + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy. + Phân biệt các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và hoàn thành bảng sau vào vở: Hoa có cả nhị và nhụy Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy Hồng Đu đủ Sen Mướp Bưởi Bầu - Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ. - Các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhụy. Hoạt động 5: Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính (12p) - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 SGk và đọc ghi chú đẻ tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ. - Gọi một số HS lên chỉ bản đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy. Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p) - Hệ thống bài. - Chuẩn bị bài sau. Giảng: Thứ ngày tháng năm 2011 Khoa học Sự sinh sản của thực vật có hoa I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. - Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. - Giáo dục HS ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy – học: - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió. - Sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p) + Chỉ trên sơ đồ nhị và nhụy của một bông hoa. + Kể tên một số loại hoa chỉ có nhị hoặc nhụy và một số loại hoa có cả nhị và nhụy. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới: Trực tiếp (1p) Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK (10p) - Làm việc theo cặp: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 106 và chỉ và hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. - Đại diện một số HS trình bày kết quả là việc theo cặp trước lớp. - HS khác nhận xét bổ sung. - Làm việc cá nhân: đọc các thông tin và chọn các câu trả lời đúng cho các câu hỏi. - Yêu cầu một số học sinh trinh bài kết quả. Đáp án: 1 – a; 2 – b; 3 – b; 4 – a; 5 – b. Hoạt động 4: Trò chơi “Ghép chữ vào hình” (10p) - GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích. HS các nhóm thi đua gắn chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn bài của mình lên bảng. - Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình. - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 5: Thảo luận (14p) - Làm việc theo nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK: + Kể tên một số loài hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết? + Bạn có nhận xét gì về màu sắc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió? Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, hấp dẫn côn trùng Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hao thường nhỏ hoặc không có Tên cây Dong riềng, phượng vĩ, bưởi, cam, chanh, mướp, bầu, bí, Các loại cây cỏ, lúa, ngô - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p) - Hệ thống bài. - Chuẩn bị bài sau. Khoa học Cây con mọc lên từ hạt I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt. - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà. II. Đồ dùng dạy – học: - Hình 108, 109 SGK. - Ươm một số cây hạt họ đậu. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p) + Thế nào là sự thụ phấn, sự thụ tinh? + Kể tên một số laòi hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số loài hoa thụ phấn nhờ gió? Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p) Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt (12p) - Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điểu khiển các bạn của nhóm mình tách hạt lạc hoặc hạt đậu đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, đâu là phôi, chất dinh dưỡng. -HS quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin SGK để làm bài tập. - Làm việc cả lớp: Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Hoạt động 4: Thảo luận (13p) - Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo gợi ý sau: Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt cuả mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau: + Nêu điều kiện để hạt nảy mầm. + Chọn ra những hạt nẩy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp. - Làm việc cả lớp: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công. Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Hoạt động 5: Quan sát (10p) - Làm việc theo cặp: HS quan sát hình 7 SGK, chỉ vào từng hạt và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. - Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò (2p) - Hệ thống bài. - Dặn HS về làm thực hành như yêu cầu ở mục Thực hành. - Chuẩn bị bài sau. Khoa học Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Kể tên một số cây được mọc ra từ một số bộ phận của cây mẹ. - Thực hành trông cây bằng một số bộ phận của cây mẹ. - Giáo dục HS ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy – học: - Chuẩn bị theo nhóm: Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, hành tỏi. - Một thùng giấy to để đựng đất. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p) + Nêu điều kiện cần để hạt có thể nảy mầm. + Kể tên một số loại cây có thể mọc lên từ hạt. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p) Hoạt động 3: Quan sát (18p) - Làm việc theo nhóm: nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát hình vẽ trong SGK, vừa quan sát vật thật: + Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): Ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, của gừng, hành, tỏi. + Chỉ và từng hình trong hình 1 và nói về cách trồng mía. - làm việc cả lớp: Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - Các nhóm khác bổ sung. Đáp án: + Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía. + Người ta trồng mía bằng cáh đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, chấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía. + Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. + Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. + Trên phía đầu của củ hành hoặc của tỏi có chồi mọc nhô lên. + Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá. Kết luận: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Hoạt động 4: Thực hành (17p) - Tổ chức cho các nhóm thực hành trồng cây vào thùng đất đã chuẩn bị. - Cho các nhóm tham quan lẫn nhau, nhận xét. Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p) - Hệ thống bài. - Dặn HS về thực hành trồng cây bằng thân cành. - Chuẩn bị bài sau Khoa học Sự sinh sản của động vật I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ phấn, sự phát triển của hợp tử. - Kể tên một số động vật để trứng, đẻ con. - Giáo dục HS ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy – học: - Hình 112, 113 SGK - Sưu tầm tranh ảnh những động vật để trứng và những động vật đẻ con. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p) + Kể tên một số cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. + Nêu cách trồng mía. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p) Hoạt động 3: Thảo luận (15p) - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết SGK và thảo luận các câu hỏi sau: + Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào? + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Nêu kết quả sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? - Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. Kết luận: - Đa số động vật được chia thành hai giống: Giống đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. - Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ. Hoạt động 4: Quan sát (12p) - Làm việc theo cặp: 2 HS cùng quan sát hình 112, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng, con nào vừa được đẻ ra đã thành con. - Gọi một số HS trình bày. Đáp án: + Các con vật được nở ra từ trứng: Sâu, thạch sung, gà, nòng nọc. + Các con vật vừa được đẻ ra đã thành con: voi, chó. Kết luận: Những loài vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Hoạt động 5: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”(8p) - Chia lớp thành 4 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con thì nhóm đó thắng cuộc. Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò (2p). Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao an khoa hoc lop 5.doc