Kế hoạch bài học môn: Âm nhạc 9 Tiết 6 Trường THCS Tân Hiệp

* Hoạt động 1:

 1.1 Kiến thức:

 - Hs hiểu: Trường độ và đọc đúng cao độ ghép lời ca bài TĐN số 2. Kết hợp đánh nhịp.

 - Hs biết: TĐN số TĐN số 2: “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga. Được viết ở giọng mi thứ.

 - Hs biết: Kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.

 1.2 Kĩ năng:

 - HS thực hiện được: Trình bày bài TĐN ở mức độ hoàn chỉnh.

 - HS thực hiện thành thạo: Nhận biết nhanh tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài TĐN.

 1.3 Thái độ:

 - Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc lí, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát.

 - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận một cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hội rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn: Âm nhạc 9 Tiết 6 Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:………… - Tiết:…………… Tiết dạy:……………… Ngày dạy:…………………… Ôn tập tập đọc nhạc : TĐN số 2. Nhạc lí : Sơ lược về hợp âm. Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Trai – cốp - xki * Hoạt động 1: 1.1 Kiến thức: - Hs hiểu: Trường độ và đọc đúng cao độ ghép lời ca bài TĐN số 2. Kết hợp đánh nhịp. - Hs biết: TĐN số TĐN số 2: “Nghệ sĩ với cây đàn” là nhạc Nga. Được viết ở giọng mi thứ. - Hs biết: Kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. 1.2 Kĩ năng: - HS thực hiện được: Trình bày bài TĐN ở mức độ hoàn chỉnh. - HS thực hiện thành thạo: Nhận biết nhanh tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài TĐN. 1.3 Thái độ: - Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận một cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hội rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này. * Hoạt động 2: 2.1 Kiến thức: - HS biết: Khái niệm về hợp âm, biết xây dựng hợp 3 và hợp âm 7. - HS hiểu: Một só loại hợp âm. 2.2 Kĩ năng: - HS thực hiện được: Các âm cách nhau ở quãng 3. - HS thực hiện thành thạo: Nốt nhạc trên khuông.. 2.3 Thái độ: - Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này. * Hoạt động 3: 3.1 Kiến thức - HS biết: Hs biết sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp của NS:“ Trai – cốp – xki”, một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Nga và thế giới. - HS hiểu: Về nền âm nhạc Nga và thế giới. 3.2 Kĩ năng: - HS thực hiện được: Kĩ năng nghe và cảm nhận đôi điều về NS. - HS thực hiện thành thạo: Cách trình bày, ghi chép trong vở. 3.3 Thái độ: - Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. - Qua nội dung bài học giúp hs thêm yêu nền âm nhạc của thế giới, biết trân trọng những tác phẩm của NS:“ Trai – cốp – xki”. - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này. 2. Nội dung học tập: - ÂNTT: NS:“ Trai – cốp – xki”. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ - Đọc nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 2. - Đọc và tóm tắt tiểu sử NS:“ Trai – cốp – xki”. 3.2 Học sinh: - Thanh phách. - Ghi nhớ những kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 2. - Đọc và tóm tắt tiểu sử NS:“ Trai – cốp – xki”. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 2 phút) - Kiểm tra sỉ số lớp: 9a1 . 9a2 4.2 Kiểm tra miệng: ( 3 phút) Câu hỏi: Đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 2 kết hợp vỗ theo phách? (8đ) ÂNTT: Giới thiệu về NS nào. ? ( 2đ). Trả lời: Hs trình bày bài TĐN số 2. ÂNTT: Giới thiệu NS:“ Trai – cốp – xki”. Gv: Nhận xét. Đánh giá Đ, CĐ. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * HĐ1: Ôn tập TĐN số 2. ( 10 phút) ? Gv: Hãy giới thiệu và nêu một số đặc điểm riêng của bài TĐN số 2?. Hs: Bài TĐN số 2 là đoạn trích của bài hát trong bộ phim Nga“ Tiếng hát trái tim”. Bản nhạc viết ở giọng Mi thứ, số chỉ nhịp 3/4. Gv:Trong câu 1 có sử dụng trường độ chùm 3 nốt móc đơn. * Khi đọc chùm 3 nốt móc đơn, gõ một phách phải đọc đều 3 nốt nhạc. * Gv: Cho hs luyện thanh: 1-2 phút - Cả lớp đọc nhạc và hát lời. * HĐ2: Nhạc lí. ( 15 phút) ? Gv: Quãng là gì? Lấy 1 số VD về các quãng 3? Sự khác nhau giữa Q 3T và Q 3? - Khái niệm: Hợp âm là sự kết hợp các nốt nhạc được xếp chồng lên nhau theo các quãng 3. Hợp âm phải có từ 3 nốt trở lên. - Hai loại hợp âm thường dùng: hợp âm 3 và hợp âm 7. + Hợp âm ba có 3 âm: âm 1, âm 3 và âm 5. + Hợp âm bảy có 4 âm: âm 1, âm 3, âm 5 và âm 7. Hợp âm ba có 2 loại thường dùng là: Hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ. - Tìm hiểu về tác dụng của hợp âm: - Hãy nêu tác dụng của hợp âm theo SGK * Gv đệm đàn, đọc nhạc, hát lời bài Nghệ sĩ với cây đàn để giới thiệu về tác dụng của hợp âm. * HĐ3: Âm nhạc thường thức. ( 10 phút) ? Gv: Nước Nga nằm ở Châu nào? - Những con người Nga đầy lòng nhân hậu và dũng cảm đã giải phóng Châu Âu khỏi ách Phát xít và giúp đỡ nhân dân ta rất nhiều trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng Tổ quốc. * Gv : Là nhạc sĩ lớn của nước Nga thế giới. Những sáng tác của ông chiếm một vị trí quan trọng trong nền âm nhạc Châu âu và đưa âm nhạc nước Nga lên đỉnh cao của nền âm nhạc thế giới. Những tác phẩm của Trai-cốp-xki là sự kết hợp tinh tế, nhuẫn nhuyễn giữa dân ca Nga và tinh hoà âm nhạc thế giới. Ông không chỉ là nhà soạn nhạc mà còn là nhà sư phạm âm nhạc. Một trong hàng trăm ca khúc của nhạc sĩ Trai-cốp -xki). Bài ca phảng phất nỗi buồn, sự lưu luyến của cô gái miền thảo nguyên khi chia tay với người yêu thương. - Trong khoảng 30 năm hoạt động âm nhạc, tác phẩm của Trai-cốp-xki được biểu diễn ở nhiều nước và đem lại cho ông những vinh quang chói lọi. Một tuần sau khi giao hưởng số 6 của Trai – cốp – xki được trình diễn lần đầu do chính tác giả chỉ huy, nhạc sĩ qua đời vào ngày 25.1.1893. - Ca khúc: Gv cho hs nghe bài: Cô gái miền đồng cỏ (một trong hàng trăm ca khúc của nhạc sĩ Trai – cốp – xki). Bài ca phảng phất nỗi buồn, sự lưu luyến của cô gái miền thảo nguyên khi chia tay với người yêu thương. * Nghe trích đoạn vở vũ kịch Hồ Thiên Nga. I. Ôn tập TĐN: TĐN số 2. “Nghệ sĩ với cây đàn” Nhạc: Nga. Phỏng dịch lời: Phạm Tuyên. II. Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm: a. Hợp âm: - Là sự vang lên đồng thời của 3,4 hoặc 5 âm cách nhau một Q3 VD: b. Một số loại hợp âm : + Hợp âm 3: gồm có 3 âm , các âm cách nhau Q3 .Hai âm ngoài cùng tạo thành Q5 đúng. + Hợp âm bảy: gồm có 4 âm , các âm cach nhau theo Q3. Hai âm ngoài cùng tạo thành Q7. III. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai– Cốp – Xki. - Ns Trai – cốp – xki (1840 – 1893) - Năm 19 tuổi tốt nghiệp ĐH Luật - Năm 22 tuổi, học ở Nhạc viện Xanh Pê – téc – bua, bỏ hẳn nghề Luật để dành toàn bộ thời gian và sức lực cho âm nhạc. - Năm 25 tuổi, Tốt nghiệp với huy chương vàng. Được nhận làm giáo sư Nhạc viện Mát – xcơ – va. - Ca khúc: Cô gái miền đồng cỏ (một trong hàng trăm ca khúc của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. - Vũ kịch Hồ Thiên Nga. Tính chất âm nhạc sâu lắng tha thiết. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: ( 3 phút) - Gv điều khiển : Chia lớp thành hai dãy, một bên TĐN, một bên hát lời ca. Hs vừa hát vừa vỗ theo phách. 5.2 Hướng dẫn học tập: ( 2 phút) - Đối với bài học ở tiết học này: + Ghi nhớ những kíhiệu âm nhạc trong bài TĐN. + Đọc lại bài TĐN số 2. + Tóm tắc tiêu sử nhạc sĩ Trai-Cốp-Xki. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Ôn Tập 2 bài hát:“ Bóng dáng ngôi trường, nụ cười”. Hs đọc đúng cao độ, và ghép lời ca bài TĐN số 1, 2. + Quãng và hợp âm. 6 Phụ lục:

File đính kèm:

  • docGiao an am nhac 9 tiet 6.doc