* Hoạt động 1:
1.1 Kiến thức:
- HS biết: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát:“ Lí kéo chài” và thể hiện được sắc thái của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. Kết hợp đánh nhịp.
- HS hiểu: Tính chất của bài hát.
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Luyện tập kĩ năng hát tập thể, hát đơn ca, lối hát hòa giọng, biết cách lấy hơi và thể hiện sắc thái của bài hát cùng với một số động tác minh họa.
- HS thực hiện thành thạo: Gõ đệm theo phách.
1.3 Thái độ:
- Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc lí, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát.
- Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận một cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hội rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn: Âm nhạc 9 Tiết 13 Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:…………… - Tiết:………………
Tuần dạy:………………
Ngày dạy:………………………
Ôn tập bài hát : LÍ KÉO CHÀI
Tập đọc nhạc : GIỌNG RÊ THỨ- TĐN Số 4
1. Mục tiêu:
* Hoạt động 1:
1.1 Kiến thức:
- HS biết: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát:“ Lí kéo chài” và thể hiệân được sắc thái của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. Kết hợp đánh nhịp.
- HS hiểu: Tính chất của bài hát.
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Luyện tập kĩ năng hát tập thể, hát đơn ca, lối hát hòa giọng, biết cách lấy hơi và thể hiện sắc thái của bài hát cùng với một số động tác minh họa.
- HS thực hiện thành thạo: Gõ đệm theo phách.
1.3 Thái độ:
- Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát.
- Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.
* Hoạt động 2:
2.1 Kiến thức:
- Hs biết: Công thức cấu tạocủa giọng rê thứ.
- HS biết: Biết bài TĐN số 4: “ Cánh én tuổi thơ” là sáng tác của NS Phạm Tuyên.
- Hs biết: Kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
- Hs hiểu: Trường độ và đọc đúng cao độ ghép lời ca bài TĐN số 4. Kết hợp đánh nhịp.
2.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Trình bày bài TĐN ở mức độ hoàn chỉnh.
- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết nhanh tên nốt nhạc, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài TĐN.
2.3 Thái độ:
- Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. Qua nội dung bài hát, hướng các em đến những tình cảm gắn bó và yêu thương đoàn kết
của mọi người vì đất nước độc lập.
- Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.
2. Nội dung học tập:
- Nhạc líù: Giọng rê thứ.
- Hs đọc đúng giai điệu lời ca bài TĐN số 4.
3.Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ
- Tranh bài TĐN số 4.
- Gv tập đàn, đọc nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 4.
3.2 Học sinh:
- Thanh phách.
- Đọc và tìm hiểu phần nhạc lí: Giọng rê thứ.
- Tìm hiểu kí hiệu âm nhạc có trong bài TĐN số 4.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 2 phút)
- Kiểm tra sỉ số lớp: 9a1 , 9a2
4.2 Kiểm tra miệng: ( 3 phút)
Câu hỏi: Trình bày bài hát: “ Lí kéo chài”. (8đ)
Giọng Rê thứ là giọng như thế nào? (2đ)
Trả lời: Hs trình bày. Hát đúng nhịp thể hiện sắc thái bài hát.
Có âm chủ là Rê, hóa biểu có một dấu giáng ( Si giáng).
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* HĐ1: Ôn tập bài hát. ( 10 phút)
* Gv điều khiển hs luyện thanh.
- Gv yêu cầu, hs hát.
- Cả lớp hát lại bài với yêu cầu cao hơn: Thuộc lời ca, thể hiện được tình cảm của bài trong mỗi đoạn.
- Gv: Chia lớp thành 2 dãy vừa hát kết hợp gõ nhịp, phách
- Gv: Yêu cầu các cá nhân tham gia hát đơn ca.
Hs: Các cá nhân tham gia hát đơn ca
Gv: Nhận xét sửa sai và tuyên dương
* HĐ2: Tập đọc nhạc
1. Giọng rê thứ: ( 10 phút)
? Gv: Dựa vào đâu để nhận biết bản nhạc viết giọng Rê thứ?
Hs: Có âm chủ là rê. Hóa biểu của giọng rê thứcó một dấu giáng ( Si giáng).
? Gv: Giọng Rê thứ song song với giọng nào?
Hs: Giọng rê thứ song song với giọng pha trưởng.
? Gv: Giọng Rê thứ cùng tên với giọng nào?
Hs: Cùng tên với giọng rê trưởng.
- Hs ghi công thức giọng rê thư.ù
? Gv: Hãy so sánh giọng rê thứ và giọng la thứ?
Hs: Hai giọng này có công thức giống nhau nhưng âm chủ khác nhau( cao độ khác nhau).
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ. ( 15 phút).
* Gv treo tranh bài TĐN số 4.
? Gv: Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? Nhịp 2/4 là nhịp ntn?
Hs: Được viết ở nhịp 2/4. Trong mội ô nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.
? Gv: Trong bài có hình nốt gì?
Hs: Có nốt đen, đơn, trắng, đen chấm dôi.
? Gv: Trong bài có kí hiệu âm nhạc gì?
Hs: Dấu hóa đầu dòng, nối, dấu hóa bất thường, lặng đen.
? Gv: Trong bài nốt nào cao, thấp nhất?
Hs: Nốt đố cao nhất, là thấp nhất.
? Gv: Bài TĐN được chia làm mấy câu?
Hs: Chia làm 4 câu.
* Gv đọc và ghép lời ca mẫu cho hs nghe.
* Gv dạy từng câu.
Câu 1: Từ đầu…… tuổi thơ.
Lần 1: Nghe giai điệu
Lần 2: Nhẩm theo giai điệu.
Lần 3: Đọc tên nốt nhạc.
Câu 2: tiếp theo…… và thơ.
Cách dạy tương tự câu 1.
Nối câu 1 và 2.
Câu 3: tiếp theo…… bóng mây.
Câu 4: Đoạn còn lại.
Cách dạy tương tự câu 1.
Nối câu 3 và 4.
- Gv: Cho hs ghép cả bài, vừa đọc nốt, vừa ghép lời ca( kết hợp vỗ theo phách). Gv nghe và sửa sai cho hs.
- Gv: Gọi nhóm tổ trình bày bài TĐN theo yêu cầu.
I. Ôn tập bài hát:
“Lí Kéo Chài”
Dân ca Nam Bộ.
ĐLM: Hoàng Lân.
II.Tập đọc nhạc:
1. Giọng Rê thứ:
- Có âm chủ là Rê, hóa biểu có một dấu giáng ( Si giáng).
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 4:
“Cánh én tuổi thơ ’’
Phạm Tuyên.
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1 Tổng kết: ( 3 phút)
- Gv hướng dẫn hs tập gõ phách, nhịp bài TĐN số 4.
- Gv điều khiển: Chia lớp thành 2 dãy, hs hát kết hợp gõ phách.
5.2 Hướng dẫn học tập: ( 2 phút)
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Động tác minh họa bài hát: “ Lí kéo chài”.
+ Đọc lại bài TĐN số 4 và vỗ theo phách.
+ Xem lại nhạc liù: Giọng rê thứ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Đọc trước bài âm nhạc thường thức: Ca khúc mang âm hưởng dân ca.
6. Phụ lục:
File đính kèm:
- Giao an am nhac 9 tiet 13.doc