Kế hoạch bài học môn: Âm nhạc 9 Tiết 12 Trường THCS Tân Hiệp

* Hoạt động 1:

 1.1 Kiến thức:

 - Hs biết: Thêm một bài Dân ca Nam bộ.

 - Hs hiểu: Giai điệu và hát đúng lời ca bài hát: “ Lí kèo chài”.

 1.2 Kĩ năng:

 - Hs thực hiện được: Nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm.

 - Hs thực hiện thành thạo: Cách trình bày, ghi chép trong vở.

 1.3 Thái độ:

 - Thói quen: Tìm hiểu sâu hơn về nhạc lí, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. Qua nội dung của bài hát giáo dục hs yêu mến các làn điệu Dân ca và tinh thần lạc quan trong lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá. Giáo dục các em ý thức trân trọng và bảo vệ bản sắc Văn hoá âm nhạc Dân tộc.

 - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận một cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hội rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn: Âm nhạc 9 Tiết 12 Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:………… - Tiết:………… Tuần dạy:………… Ngày day:…………………… Học hát bài : Lí KÉO CHÀI 1. Mục tiêu: * Hoạt động 1: 1.1 Kiến thức: - Hs biết: Thêm một bài Dân ca Nam bộ. - Hs hiểu: Giai điệu và hát đúng lời ca bài hát: “ Lí kèo chài”. 1.2 Kĩ năng: - Hs thực hiện được: Nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Hs thực hiện thành thạo: Cách trình bày, ghi chép trong vở. 1.3 Thái độ: - Thói quen: Tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. Qua nội dung của bài hát giáo dục hs yêu mến các làn điệu Dân ca và tinh thần lạc quan trong lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá. Giáo dục các em ý thức trân trọng và bảo vệ bản sắc Văn hoá âm nhạc Dân tộc. - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này. * Hoạt động 2: 2.1 Kiến thức: - Hs biết: Bài hát được viết ở nhịp 2/4.Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm. - Hs hiểu: Nhạc lí có trong bài. Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát: “ Lí kèo chài”. 2.2 Kĩ năng: - HS thực hiện được: Luyện tập kĩ năng hát tập thể, hát đơn ca, lối hát hòa giọng, biết cách lấy hơi và thể hiện sắc thái của bài hát cùng với một số động tác minh họa. - HS thực hiện thành thạo: Gõ đệm theo phách. 2.3 Thái độ: - Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. Qua nội dung bài hát, giáo dục các em biết gìn giữ sự hồn nhiên của tuổi học trò, biết mang niềm vui và tiếng cười đến với mọi người. - Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này. tộc. 2. Nội dung học tập: - Hs hát đúng giai điệu lời ca bài hát: “Lí kéo chài”. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ, bảng phụ bài hát. - Gv tập đàn và hát thuần thục bài hát: “Lí kéo chài”. 3.2 Học sinh: - Tìm hiểu về nhịp và các kíù hiệu âm nhạc trong bài. - Sưu tầm một số bài dân ca. - Thanh phách. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 2 phút) - Kiểm tra sỉ số lớp: 9a1 , 9a2 4.2 Kiểm tra miệng: ( 3 phút) Câu hỏi:Em hãy đọc và ghép lời ca bài TĐN số 3?(8đ). Cho biết ý nghĩa, tính chất nhịp 2/4 ? (2đ). Trả lời: Hs trình bày bài TĐN số 2. Nhịp 2/4 trong mỗi ô nhịp có 2 phách mỗi phách bằng 1 nốt đen. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * HĐ1: Giới thiệu bài hát. ( 10 phút) - Trong chương trình âm nhạc các em đã họ một số bài Lí của miền quê Nam bộ. Lí là những bài dân ca ngắn gọn, giản dị, thường được hình thành từ những câu thơ lục bát. Những bài đã học như lí cây bông, lí con sáo (được đặt lời mới là Vui bước trên đường xa), lí dĩa bánh bò…… ? Gv: Em nào có thể trình bày bài lí con sáo hoặc bài lí dĩa bánh bò? ( hs hoặc gv trình bày 2 bài trên). Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một bài lí của miền quê Nam bộ, bài “ Lí kéo chài”. Đất nước Việt Nam với bờ biển dài hàng ngàn km, dọc theo bờ biển có bao nhiêu người dân sống bằng nghề đánh cá. Kéo chài là một trong những hoạt động của những người đánh cá, đó là công việc nặng nhọc và vất vả, song với lòng yêu đời, lạc quan, họ vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi thiên nhiên, yêu con người và yêu lao động. * HĐ2: Học hát. ( 25 phút) * Gv treo tranh: ? Gv: Bài hát đđược viết ở nhịp mấy? Nhịp 2/4 là nhịp ntn? Hs: Được viết ở nhịp 2/4, trong mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen. ? Gv: Trong bài có kíù hiệu âm nhạc nhạc gì? Hs: Trong bài có dấu lặng đơn, lặng đen, nối, nối, móc giật. ? Gv: Trong bài có hình nốt gì? Hs: Có nốt đơn, móc kép, đơn chấm dôi, trắng. ? Gv: Trong bài nốt nào cao, thấp nhất? Hs: Nốt phá cao nhất, rề thấp nhất. ? Gv: Bài hát được chia làm mấy câu? Hs: Chia làm 2 câu. * Gv hát mẫu cho hs nghe: * Gv dạy cho hs hát từng câu: - Luyện thanh:1-2 phút. Câu 1: Từ đầu…… hò ơ. Lần 1: Nghe giai điệu. Lần 2: Nhẩm theo giai đđiệu. Lần 3: Hát lời. Câu 2: Tiếp theo…… hết bài. Cách dạy tương tự câu 1. Nối câu 1 và 2. - Gv cho hs trình bày cả bài hát, kết hợp vỗ theo phách. Gv nhận xét, sửa sai (nếu có). - Gv hướng dẫn hs vỗõ phách và tiết tấu của bài. - Hs chia nhóm luyện tập. - Hát cả bài với nhạc. - Gv chỉ định hs lĩnh xứơng, các em khác hát câu hò. - Hs nam lĩnh xứơng, hs nữ hò. - Hs nữ lĩnh xướng, hs nam hò. ? Gv: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Hs: Trả lời ? Gv: Em nghĩ như thế nào về vai trò của lao động trong Cuộc sống? I. Giới thiệu bài hát: II. Học hát: “LÍ KÉO CHÀI “ Dân ca Nam Bộ. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: ( 3 phút) - Gv điều khiển : Chia lớp thành hai dãy, một bên hát lời, một bên vỗ theo phách sau đó đổi lại. - Gv hướng dẫn hs chia nhóm hát theo kiều xướng và xô 5.2 Hướng dẫn học tập: ( 2 phút) - Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc lời và tập hát diễn cảm bài hát: “ Lí kéo chài”. + Trả lời câu hỏi SGK/ 35 + Sưu tầm 1 số bài hát lí dân ca nam bộ - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Đọc, tìm hiểu những kí hiệu âm nhạc trong bài hát: “TĐN số 4”. + Đọc và tìm hiểu giọng rê thứ. 6. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docGiao an am nhac 9 tiet 12.doc