1. Mục tiêu:
* Hoạt động 1:
1.1 Kiến thức:
- Hs biết: Bài hát: “ Bóng dáng một ngôi trường” do NS Hoàng Lân sáng tác.
- Hs hiểu: Tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường.
1.2 Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Hs thực hiện thành thạo: Cách trình bày, ghi chép trong vở.
1.3 Thái độ:
- Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc lí, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. Qua nội dung bài hát, hướng các em đến những tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường. Mãi ghi nhớ những kĩ niệm đẹp về những tháng năm học trò.
- Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận một cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hội rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn: Âm nhạc 9 Tiết 1 Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:…………… - Tiết:………………
Tuần dạy:………………
Ngày dạy:………………………
Học hát bài: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG
1. Mục tiêu:
* Hoạt động 1:
1.1 Kiến thức:
- Hs biết: Bài hát: “ Bóng dáng một ngôi trường” do NS Hoàng Lân sáng tác.
- Hs hiểu: Tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường.
1.2 Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Nội dung giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Hs thực hiện thành thạo: Cách trình bày, ghi chép trong vở.
1.3 Thái độ:
- Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát. Qua nội dung bài hát, hướng các em đến những tình cảm gắn bó và yêu mến mái trường. Mãi ghi nhớ những kĩ niệm đẹp về những tháng năm học trò.
- Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.
* Hoạt động 2:
2.1 Kiến thức:
- Hs biết: Bài hát được viết ở nhịp 4/4.Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm.
- Hs hiểu: Nhạc lí có trong bài. Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát: “Bóng dáng một ngôi trường”.
2.2 Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Tập trình bày bài hát: “ Bóng dáng một ngôi trường” qua cách hát hòa giọng, diễn cảm, biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát. Biết cách lấy hơi.
- Hs thực hiện thành thạo: Tập hát qua hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca…
2.3 Thái độ:
- Thói quen: Qua nội dung bài học giúp hs tìm hiểu sâu hơn về nhạc líù, biết được yêu cầu của các kí hiệu âm nhạc để phục vụ tốt cho việc học hát.
- Tính cách: Mạnh dạn hơn trong giao tiếp, dễ tiếp cận mợt cách thân thiện với người khác, dễ thích nghi và có tính hòa nhập với xã hợi rất cao. Nêu cao tinh thần ham học hỏi. Giúp các em tự tin trước mọi người trong giao tiếp sinh hoạt tập thể sau này.
2. Nội dung học tập:
- Hs hát đúng giai điệu lời ca bài hát:“ Bóng dáng một ngôi trường”
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ.
- Tranh bài hát:“ Bóng dáng một ngôi trường”
- Gv tập đàn và hát thuần thục bài hát:“ Bóng dáng một ngôi trường”
3.2 Học sinh:
- Tìm hiểu về nhịp và các kíù hiệu âm nhạc trong bài.
- Tìm tên một số bài hát về mái trường mà các em biết.
- Thanh phách.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: : (2 phút)
- Kiểm tra sỉ số lớp: 9a1 , 9a2
4.2 Kiểm tra miệng: (3 phút)
- Vì đây là tiết học đầu nămhọc nên không KT.
4.3 Tiến trình bài học:
.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* HĐ1: Giới thiệu bài. ( 10 phút)
- Gv thuyết trình, hs lắng nghe và cảm nhận.
- Ông sáng tác ÂN cho thiếu nhi hơn 40 măm, ÂN ông giản dị, trong sáng dễ thuộc.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Đi học về , Bác Hồ-Người cho em tất cả, Thật là hay…
- Bài hát: “ Bóng dáng một ngôi trường” sáng tác 1985 dựa vào ký ức về một mái trường mà ông đã từng gắn bó thân thiết.Đó là trường THPT Nguyễn Huệ ( thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây).
- Gv Điều khiển.
- Hs nghe.
* HĐ2: Học hát. ( 25 phút)
* Gv treo tranh:
? Gv: Bài hát được viết ở nhịp mấy? Nhịp 4/4 là nhịp ntn?
Hs: Được viết ở nhịp 4/4, trong mỗi ô nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen.
? Gv: Trong bài có kíù hiệu âm nhạc nhạc gì?
Hs: Lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu luyến, chấm dôi, dấu miễn nhịp, dấu nhắc lại.
? Gv: Trong bài có hình nốt gì?
Hs: Có nốt đơn, đen, trắng, trắng chấm dôi, đen chấm dôi.
? Gv: Trong bài nốt nào cao, thấp nhất?
Hs: Đồ thấp nhất, rế cao nhất.
? Gv: Bài được chia làm mấy đoạn?
Hs: Chia làm 2 đoạn.
* Gv hát mẫu cho hs nghe:
* Gv dạy cho hs hát từng câu:
- Luyện thanh:1-2 phút.
* Đoạn 1:
Câu 1: Từ đầu…… Chốn đây.
Lần 1: Nghe giai điệu
Lần 2: Nhẩm theo giai điệu.
Lấn 3: Hát lời.
Câu 2: Tiếp theo…… Chúng ta.
Cách dạy tương tự câu 1.
Nối câu 1 và 2.
* Đoạn 2:
Câu 1: Tiếp theo …… Kỉ niệm.
Câu 2: Tiếp theo…… tuổi thơ.
Câu 3: Đoạn còn lại.
Cách dạy tương tự đoạn 1.
- Tập hát tương tự như đoạn1. Chú ý luyện tập những chổ lặng , đảo phách. Có thể hướng dẫn hs đánh dấu trọng âm để hát đúng nhịp
- Gv cho hs trình bày cả bài hát, kết hợp vỗ theo phách. Gv nhận xét, sửa sai (nếu có).
* Gv lưu ý hs khi hát: Những chỗ ngân dài.
- Gv hướng dẫn hs vỗõ phách và tiết tấu của bài.
- Hs chia nhóm luyện tập.
- Hát cả bài với nhạc ( Cần thể hiện sắc thái nhịp nhàng vui vẻ).
? Gv: Sau khi đã học hát, em hãy nêu nội dung chính của bài hát?
Hs: Bài hát nói lên ký ức về một mái trường. Nơi đó có bạn bè, thầy cô và những tình cảm yêu thương gắn bó dưới mái trường thân yêu.
? Gv: Qua nội dung đó, em thấy bản thân mình phải làm gì để nhữnh tình cảm tốt đẹp ấy sống mãi cùng năm tháng?
Hs: Trân trọng những tình cảm tốt đẹp ấy, yêu thương bạn bè và thầy cô giáo.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- NS Hoàng Lân sinh 18/6/1942 tại thị xã Sơn Tây tỉnh Hà Tây
II. Học hát bài:
“ Bóng dáng một ngôi trường”
Hoàng Lân.
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1 Tổng kết:
- Gv chỉ định một vài nhóm nhỏ trình bày bài hát.
- Gv gọi hs xung phong hát kết hợp với động tác minh họa.
5.2 Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Ghi nhớ những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
+ Học thuộc lời bài hát: “ Bóng dáng một ngôi trường”.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Giới thiệu vễ quãng – Giọng son trưởng.
+ Đọc, tìm hiểu những kí hiệu âm nhạc trong bài TĐN số 1.
6. Phụ lục:
File đính kèm:
- Giao an am nhac 9 tiet 1.doc