Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 38

I. MỤC TIÊU

1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ HKII của lớp 5 (phát âm rõ,tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ /phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

2. Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL từ tuần 19 đến tuần 27 ở sách TV5 tập I để HS bốc thăm, trong đó :

 + 14 phiếu ghi tên các bài TĐ.

 + 4 phiếu ghi tên những bài TĐ có yêu cầu HTL.

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết ở BT2.

- Bốn , năm tờ phiếu viết nội dung của BT2

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu của BT. Cho HS làm bài . + Từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? + Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? + Tìm các câu ghép trong bài văn. GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn 5 câu ghép. GV và HS cùng phân tích các vế của câu ghép. GV dùng phấn màu gạch dưới các vế câu. Cho HS trình bày kết quả Nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Các em chưa có điểm lần lượt lên kiểm tra. 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. Lắng nghe. HS làm bài cá nhân. Các từ ngữ đó là : đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt. Những kỉ niệm của tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. Bài văn có 5 câu. Cả 5 câu đều là câu ghép. Đại diện các nhóm lên đính bài làm trên bảng lớp. Lớp nhận xét. Bảng phụ Câu 1: Làng quê tôi đã khuất hẳn, / nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo Câu 2 : Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, / nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. Câu 3 : Làng mạc bị tàn phá, / nhưng mảnh đất vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Câu 4: Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, tôi đi móc con da dưới vệ sông. Câu 5 : Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho tôi vài cái bánh rộm; / đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ;/ những tối liên hoan xã, tôi nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc (tôi) lại được ngồi nói chuyện với Cún con, nhắc lại những kỉ niệm thời thơ ấu. GV chốt lại: Câu 1 là câu ghép có 2 vế. Câu 2 là câu ghép có 2 vế. Câu 3 là câu ghép có 2 vế; bản thân vế th71 hai có cấu tạo như một câu ghép. Câu 4 là câu ghép có 3 vế câu. Câu 5 là câu ghép có 4 vế câu.\ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Tìm từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu. GV nhận xét và chốt lại Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết ôn tập tiếp theo Các từ : tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu. HS phát biểu. Lớp nhận xét. Lắng nghe để thực hiện. Tiết 4 MỤC TIÊU Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL. Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII. Nêu được dàn ý của những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2. Ba tờ phiếu khổ to – mỗi tờ viết sẵn dàn ý của một trong ba bài văn miêu tả : Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Bài mới : Giới thiệu bài :Nêu mục đích – yêu cầu của tiết học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tiếp tục kiểm tra tập đọc. (cách tiến hành như tiết 1) Hoạt động 2 : Làm bài tập Bài 2 : Mục tiêu : Kể tên được các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII. Cho HS đọc yêu cầu của BT 2 GV nhắc lại yêu cầu. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét và chốt lại : Có 3 bài ăn miêu tả được học là Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ. Bài 3 : Mục tiêu : Nêu được dàn ý của những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó Cho HS đọc yêu cầu của BT3. Cho HS làm bài. GV phát giấy và bút dạ cho 3 HS . Ba em làm 3 đề khác nhau. Cho HS trình bày kết quả bài làm. GV nhận xét + chốt lại và khen những HS làm dàn ý tốt + chọn chi tiết hay,lí giải rõ nguyên nhân thích chi tiết đó. Cuối cùng GV đưa 3 dàn ý đã chuẩn bị trước lên bảng lớp và giới thiệu rõ để HS nắm vững dàn ý của bài. Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại dàn ý của bài văn mình đã chọn. Dặn HS chuẩn bị ôn tập tiết 5 (quan sát một cụ già để viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già) Các em chưa có điểm lần lượt lên kiểm tra. 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. HS mở mục lục sách tìm những bài văn miêu tả đã học từ đầu HKII đến hết tuần 27. Một số HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. Những HS được phát giấy làm dàn bài vào giấy. HS còn lại làm vào nháp. 3 HS làm bài vào giấy lên đính trên bảng lớp. Lớp nhận xét. Một số HS đọc dàn ý đã làm + nói rõ chi tiết, câu văn mình thích và lí do vì sao thích. 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. Lắng nghe để thực hiện. Tiết 5 MỤC TIÊU Nghe – viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè. Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số tranh ảnh về các cụ già. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Bài mới : Giới thiệu bài : Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ nghe – viết đúng chình tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè. Sau đó, các em sẽ luyện viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Viết chính tả Mục tiêu : Nghe – viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè 1. Hướng dẫn chính tả GV đọc một lượt bài chính tả. GV : Các em hãy đọc thầm lại bài chính tả và cho biết nội dung của bài. Hướng dẫn HS viết những từ dễ viết sai: tuổi già, tuồng chèo, 2. Cho HS viết chính tả GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết chính tả (đọc 2 lượt). 3. Chấm, chữa bài GV đọc lại toàn bộ bài chính tả một lượt. GV chấm 5 -7 bài. Nhận xét + cho điểm. Hoạt động 2 : Làm bài tập Mục tiêu : Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết Cho HS đọc yêu cầu của BT. GV nhắc lại yêu cầu : Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, các em cần nhớ không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. Cho HS giới thiệu về nhân vật sẽ chọn tả. Cho HS làm bài + trình bày kết quả. GV nhận xét + chấm một số đoạn văn viết hay. Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về viết lại cho hay. Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra đọc – HTL về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra. Cả lớp theo dõi trong SGK. HS đọc thầm bài chính tả và phát biểu : Bài chính tả tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây. HS viết những từ ngữ GV hướng dẫn. HS gấp sách lại. Viết chính tả. Tự soát lỗi. Đổi vở cho nhau sửa lỗi. 1 HS đọc, lớp lắng nghe. Lắng nghe. HS phát biểu ý kiến về nhân vật mình chọn tả là cụ ông hay cụ bà. HS làm bài vào vở. HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. Lớp nhận xét. Lắng nghe để thực hiện Tiết 6 MỤC TIÊU Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1) . Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu : Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL (như tiết 1). 3 tờ giấy khổ to photo 3 đoạn văn ở BT2. Giấy khổ to viết về 3 kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Bài mới : Giới thiệu bài : Trong tiết ôn tập hôm nay, tất cả những em chưa có điểm tập đọc và HTL sẽ được kiểm tra. Sau đó các em sẽ được ôn tập để củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu, biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liênkết các câu trong những ví dụ đã cho. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tiếp tục kiểm tra tập đọc. (cách tiến hành như tiết 1) Hoạt động 2 : Làm bài tập Mục tiêu : Giúp HScủng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu, biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liênkết các câu trong những ví dụ đã cho. Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 đoạn văn a, b, c. Cho HS làm bài. GV đính 3 tờ gấy khổ to đã photo 3 đoạn văn lên bảng. GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a) Từ cần điền là nhưng nhưng là từ nối câu 3 với câu 2 b) Từ cần điền là : chúng chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1 c) Các từ ngữ lần lượt cần điền là : nắng, chị, nắng, chị , chị. nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2 chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4. chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6. Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập để tiết sau làm kiểm tra giữa kì II. Các em chưa có điểm lần lượt lên kiểm tra. 1 HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm. 3 HS lên làm trên giấy HS còn lại làm vào vở. Lớp nhận xét kết quả bài làm của 3 bạn trên bảng. Lắng nghe để thực hiện.

File đính kèm:

  • docGiaoan Tieng Viet tuan 28 rat hay(1).doc
Giáo án liên quan