ĐẠO ĐỨC
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết.
- Vị trí của học sinh lớp 5 so với các lớp khác.
- Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tự đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức tự rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các bài hát và các bài thơ về chủ đề “ Trường em ”.
- Các truyện về tấm gương học sinh lớp 5.
III. HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: thảo luận, luyện tập thực hành, trò chơi.
19 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học lớp 5 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n số.
- Biết đọc viêt hỗn số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK.
iII. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ : - YC học sinh đọc một số phân số .
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, ghi điểm.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC tiết học.
2. Giới thiệu bước đầu về hỗn số:
Giáo viên gắn hình và hỏi: Có bao nhiêu hình tròn ( 2 hình tròn và hình tròn ) có 2 và ta viết gọn là 2 ; 2 gọi là hỗn số.
- Học sinh đọc hỗn số 2 ( hai và ba phần tư ).
- Hỏi: 2 có phần nguyên là bao nhiêu, phần phân số là bao nhiêu? ( 2 là phần nguyên, là phần phân số ).
- Học sinh nhắc lại cách đọc và viết hỗn số ( đọc phần nguyên thêm từ và rồi đọc phần phân số ).
3. Thực hành.
Bài 1: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài cá nhân, HS nêu miệng làm BT ( Học sinh TB )
- HS nhận xét, giáo viên bổ sung.
Bài 2: SGK .
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm bài cá nhân, HS chữa bài bằng trò chơi “ Ai nhanh, Ai đúng ”
- HS và GV nhận xét,công bố nhóm thắng cuộc .
C. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Địa lí
Địa hình và khoáng sản.
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Biết dựa vào bản đồ để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản của nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi đồng bằng của nước ta trên bẩn đồ.
- Kể tên một loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ các mỏ than, sắt, A Pa tít.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ :.
B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bằng lời.
2. Địa hình:
- YC học sinh đọc mục 1 quan sát hình 1 SGK trả lời các nội dung sau:
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1 ?
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta? Những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng lớn của nước ta?
+ Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta?
- Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi - giáo viên nhận xét bổ sung.
3. Khoáng sản:
- Dựa vào hình 2 trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên các loại khoáng sản có ở nước ta?
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành vào phiếu nội dung như SGV trang 81.
- Học sinh làm việc giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét - Giáo viên bổ sung, kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng thiêc, A pa tít ).
-Giáo viên treo 2 bản đồ TN và bản đồ khoáng sản lên bảng YC học sinh chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn ,đồng bằng Bắc Bộ, và nơi có mỏ a- pa- tít
-Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ.
-học sinh khác nhận xét –giáo viên bổ sung.
Hãy kể tên những đảo và quần đảo của nước ta mà em biết?
C. Củng cố dặn dò:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích – yêu cầu
-Phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn tả cảnh ( Rừng trưa và chiều tối).
-Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trông tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT và những ghi cgép của dàn ý đã lập.
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ:1 học sinh trình bày dàn ý.
B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài
2. HDHS làm bài tập
Bài tập 1.
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1
-Học sinh đọc thầm 2 bài văn và nêu những hình ảnh mà mình thích
-. Học sinh nêu kết quả.
- Học sinh nhân xét giáo viên bổ sung.
Bài 2.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài 2. Lớp đọc thầm bài tập 2
- YC học sinh đọc dàn bài của mình
-Học sinh làm bài vào vở bài tập
-Học sinh đọc bài văn của mình
- Cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên bổ sung và thu bài chấm một số bài.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày tháng 09 năm 2007
Toán
Hỗn số
I. Mục tiêu:
-Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số
-củng cô kĩ năng thực hiện các phép tính với hỗn số, so sánh các hỗn số(Bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với phân số và so sánh các phân số)
II. Đồ dùng dạy học:
-VBT
iII. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, Luyện tập thực hành .
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ : - 2 học sinh lên bảng làm BT 1 trang 12.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC tiết học.
2. HDHS cách chuyển hỗn số thành phân số
-YC học sinh giỏi có thể chuyển hỗn số 2 thành phân số
2 = =
- Học sinh nêu cách thực hiện(tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.Mẫu số giữ nguyênmẫu số ở phần phân số)
- Cho học sinh nhắc lại
- Cả lớp đổi 3. Thành phân số.
3. Thực hành.
Bài 1: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài cá nhân và chữa bài ( Học sinh TB )
- HS và GV nhận xét.
Bài 2: SGK
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT 2.
- Học sinh tự làm bài. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Học sinh lên bảng chữa bài ( Học sinh khá, giỏi )
-GV nhận xét, bổ sung và thống nhất kết quả.
* Củng cố kĩ năng cộng 2 hỗn số
Bài 3: SGK.
- HS đọc yêu cầu bài 3. 1 học sinh làm mẫu một bài.
- Học sinh làm bài cá nhân và 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh và chữa bài.
* Củng cố kĩ năng nhân 2 hỗn số
C. Củng cố dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm BT ở VBT .
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích, yêu cầu:
-Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đòng nghĩa làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa , phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa .
-Biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa.
II.Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ ghi bài tập 2.
II. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 1 học sinh trả lời: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC bài học
2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1: SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
- Học sinh trình bày bài làm.
- Giáo viên nhận xét bổ sung. ( VD: mẹ, má ,u, bu, bầm, mạ)
Bài tập 2: SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi
- Đại diện học sinh nêu miệng.
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung. ( bao la, mênh mông , bát ngát, thênh thang.)
Bài tập 3.
-Học sinh đọc YC của bài.
-Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh trình bày kết quả đọc đoạn văn của mình.
-Học sinh nhóm khác nhận xét - giáo viên bổ sung .
- Giáo viên công bố nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài - Dặn HS về nhà học bài.
Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
- Nhận biết cơ thể của mỗi người mỗi con người được hình thành tự sự kết hợp giữ trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 10, 11 SGK.
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp: Quan sát, Đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ:
B. Bài mới: * Giới thiệu bài.
*HĐ1. Giảng giải.
- Mục tiêu: Học sinh nhận biết dược một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
- Cách tiến hành.
+ Giáo viên hỏi: - Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người:
a) Cơ quan tiêu hóa.
b) cơ quan hô hấp. c) Cơ quan tuần hoàn ; d) Cơ quan sinh dục.
- Cơ quan sinh dục Nam có khả năng gì?
a) Tạo ra trứng; b) Tạo ra tinh trùng;
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
a) Tạo ra trứng; b) Tạo ra tinh trùng.
- Học sinh trình bày trước lớp ( học sinh TB, khá).
- Học sinh - giáo viên nhận xét bổ sung giảng một số thuật ngữ khoa học: sự thụ tinh, hợp tử
* HĐ 2. Làm việc với SGK
- Mục tiêu : Hình thành cho học sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
- Cách tiến hành.
- Học sinh quan sát hình 1a, 1b, 1c đọc phần chú thích, xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Học sinh quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 tìm xem hình nào thai nhi: 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng.
- Học sinh trình bày trước lớp – Giáo viên nhận xét giúp đỡ.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích – yêu cầu
-Dựa vào bài “ Nghìn năm văn hiến” học sinh hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê ( giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh ).
- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp, biết trình bày kết quả thống kê theo bảng biểu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT 2.
III. Hình thức - phương pháp:
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân, nhóm.
2. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, luyện tập thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc đoạn văn viết ở tiết tập làm văn trước.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài
2 . HDHS luyện tập.
Bài tập 1:
- HS đọc nội dung BT 1
- Học sinh làm cá nhân vào VBT.
- Học sinh trình bày miệng.
- Học sinh nhận xét, giáo viên xét bổ sung.
Bài tập 2:
- HS đọc nội dung BT 2
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu bài tập.
- Đai diện các nhóm học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà quan sát cơn mưa, ghi lại kết quả.
File đính kèm:
- Giao an lop 5 tuan 2.doc