Kế hoạch bài học lớp 2 Tuần 10 TrườngTiểu học Triệu Trung

+Kiểm tra bài cũ : 3 em đọc bài kiểm tra học kì 1 còn yếu

 Nhận xét tình hình kiểm tra bài của HS

 

Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.

 Từ tuần 10 các em sẽ học các chủ điểm nói về tình cảm gia đình. Ông bà, cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà ( các con vật nuôi trong nhà). Bài mở đầu chủ điểm ông bà có tên gọi Sáng kiến của Bé Hà kể về 1 sáng kiến rất độc đáo của Bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. Các em hãy đọc truyện xem bé Hà có sáng kiến gì?- Ghi đề

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học lớp 2 Tuần 10 TrườngTiểu học Triệu Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình hàng dọc. Lần 1- 2: Do GV điều khiển. Chon HS bắt đầu điểm số ở 2 vị trí khác nhau cho mỗi đợt. Lần 3: Cán sự điều khiển hoặc GV điều khiển dưới dạng thi đua hoặc kiểm tra xem ai thực hiện động tác và điểm số đúng, rõ ràng Bước 3: Trò chơi: Bỏ khăn - GV nêu tên trò chơi và vừa giải thích vừa đóng vai người bỏ khăn bằng cách đi chậm. - GV chọn 1 HS bỏ khăn, Gv chỉ dẫn em này chạy theo vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ) rồi bỏ khăn và giải thích các tình huống của trò chơi. - Tiếp theo cho các em chơi thử 2-3 lần. Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho chuyển thành đội hình 2-4 hàng dọc. Hoạt động 3: (5’) Phần kết thúc. MT: Củng cố lại bài học. Thư giãn sau tiết học. PP: Trò chơi, thuyết trình Hoạt động lớp. Cúi người thả lỏng: 5-10 lần. Nhảy thả lỏng: 4-5 lần. -GV cùng HS hệ thống bài học. - GV nhận xét giờ học.Dặn dò. Thủ công: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI( TIẾT 2) Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động 1: (5’) Bài cũ. MT: Kiểm tra quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. Hoạt động cá nhân: ?Tiết trước học bài gì? ? Nêu các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui? HS để dụng cụ học thủ công lên bàn để Gv kiểm tra. Gv kiểm tra. GV nhận xét đánh giá. Chuyển tiếp: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: (20’) HS thực hành MT: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. PP: Thực hành luyện tập. ĐD: Giấy thủ công. Quy trình gấp, kéo Hoạt động lớp. Gv treo tranh quy trình cho HS xem. GV gọi 2 HS nêu chậm rãi từng bước gấp cho cả lớp nghe. HS đưa giấy thủ công để thực hành theo nhóm. - GV quan tâm theo dõi uốn nắn giúp các nhóm còn lúng túng HS làm xong có thể trang trí thêm cho sản phẩm đẹp. Chú ý: miết kĩ các đường gấp cho phẳng và lộn thuyền cẩn thận, từ từ để thuyền không bị rách. Chuyển tiếp Hoạt động 3: (5’) Trưng bày sản phẩm MT: HS biết đánh giá bình chọn sản phẩm đẹp. PP: Quan sát, nhận xét. ĐD: Sản phẩm của HS. HS trưng bày sản phẩm, HS tham quan, đánh giá nhận xét lẫn nhau. GV cùng lớp tuyên dương những sản phẩm đẹp. Chuyển tiếp Củng cố- Dặn dò: 5’ GV nhận xét tiết học. Tuyên dương cá nhân, nhóm học tốt. Dặn dò: Về nhà gấp lại thuyền phẳng đáy không mui cho thành thạo. Chuẩn bị giấy hôm sau học gấp thuyền phẳng đáy có mui. Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2009 Toán: 51 – 15 Các hoạt động Hoạt động cụ thể I. Bài cũ : 7’ - Đọc thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số - Làm bảng con cả lớp - GV gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc bảng trừ 11 trừ đi một số - Làm bảng con: 21 – 4 61 – 7 81 – 2 51 – 6 Hoạt động 1 : 12’ Giới thiệu phép trừ MT: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 – 15 PP: Thực hành, luyện tập Đồ dùng: Que tính Hoạt động nhóm đôi - GV đọc đề toán: Có 51 que tính, bớt đi 15 que. Hỏi còn lại mấy que tính? - HS đọc lại đề toán ? Để biết còn lại mấy que tính ta phải làm phép tính gì? ( HS trả lời) - GV ghi: 51 – 15 = ? - GV cho từng cặp đặt que tính lên bàn, thao tác và nêu kết quả. - Nêu cách bớt - Viết lên bảng: 51 – 15 = 36 - Đặt tính: 51 - 15  36 - HS nhắc lại cách đặt tính: 3 – 5 em - HS nêu cách tính: 4 – 6 em Hoạt động 2: 15’ Luyện tập MT: Vẽ được hình tam giác theo mẫu( vẽ trên giấy kẻ ô li) PP: Thực hành, luyện tập Đồ dùng: Vở toán Hoạt động cá nhân - GV giao BT cho HS làm vào vở Bài 1(cột 1, 2, 3): Tính: Cho HS làm bảng con 1 số bài, sau đó làm vào vở Bài 2(a, b) : Đặt tính: HS đọc kĩ yêu cầu đề bài và làm vào vở Bài 4: - GV theo dõi, kèm em yếu - Chấm điểm 10 – 12 em III. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. Chính tả: (Nghe- viết) ÔNG VÀ CHÁU Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động 1: (5’) Bài cũ. MT: Luyện viết hoa đúng chính tả. PP: Thực hành, luyện tập ĐD: Bảng con. Hoạt động cá nhân. -GV đọc HS viết bảng con: Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Ngày Quốc tế Lao động. GV nhận xét, đánh giá. ? Khi viết hoa nên viết như thế nào? Hoạt động 2: (20’) HD nghe - viết. MT: Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ. PP: Hỏi đáp, thực hành luyện tập ĐD: Bảng con, vở ô li, SGK trang 84. Hoạt động lớp. -GV đọc bài chuẩn bị viết 1 lần cho HS nghe. -Gọi 2 HS đọc lại. ? Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông mình không? ? Tìm những dấu câu có trong bài? -HS viết một số từ khó vào bảng con: vật, khoẻ, keo Hoạt động cá nhân. * HD HS viết bài vào vở. GV hướng dẫn cách trình bày, sau đó đọc chậm rãi cho HS viết bài. - Chấm chữa bài. - GV đọc cho HS soát lại bài. - GV chấm, chữa bài nhận xét. Hoạt động 3: (10’) HD HS làm bài tập. MT: Làm được BT2; BT3 a PP: Thực hành, trò chơi học tập. ĐD: VBT TV, Giấy A3 viết sẵn bài tập 3, bảng phụ viết quy tắc. Bảng nhóm Hoạt động nhóm. Bước 1: HD làm BT2. HS đọc yêu cầu BT. GV chia nhóm rồi giao việc : Tìm và viết các chữ bắt đầu bằng c, k vào bảng nhóm. HS thực hành theo nhóm. Các nhóm đính kết quả vào vị trí đã quy định. Các nhóm tham quan, đánh giá lẫn nhau. ? Khi nào viết c, khi nào viết k? GV treo bảng phụ viết sẵn quy tắc rồi cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc quy tắc. Bước 2: HD làm BT3a.HS đọc yêu cầu BT3a Hoạt động cá nhân, lớp. GV cho 2 HS làm bài vào giấy A3. Cả lớp làm vào VBT. HS đính kết qủa lên bảng. Lớp và GV nhận xét. Đáp án: dạy bảo- cơn bão lặng lẽ- số lẻ mạnh mẽ- sứt mẻ áo vải- vương vãi -GV nhận xét tiết học-Dặn dò. Tập làm văn: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động 1:( 5’) Giới thiệu bài. MT: Biết được những thành viên trong gia đình mình. PP: Thực hành Hoạt động lớp. Khởi động: Lớp hát bài: Cả nhà thương nhau. ? Trong bài hát đó có những ai? ? Ở trong gia đình em có những ai? (HS kể) GV: Có gia đình thì cả ông bà, cha mẹ, anh chị, em. Nhưng cũng có gia đình chỉ có bố mẹ và anh chị em. Hoạt động 2: (15’) HD làm BT1. MT: Biết kể về ông bà hoặc người thân dựa theo câu hỏi gợi ý. PP: Hoạt động nhóm ĐD: SGK trang 85. Bìa phụ ghi sẵn câu hỏi gợi ý. Làm việc theo nhóm 5. GV chia nhóm bằng cách điểm số từ 1 đến 5, giao việc HS đọc yêu cầu bài tập 1 GV nhấn mạnh: Kể chứ không phải là trả lời câu hỏi. HS trong nhóm kể cho nhau nghe dựa vào gợi ý ở SGk trang 85. Làm việc cả lớp. GV đính các câu hỏi gợi ý lên bảng. HS xung phong kể về người thân của mình. Lưu ý: Chỉ chọn một người thân để kể, không kể tràn lan. GV cùng lớp tuyên dương những bạn kể tốt. Hoạt động 3: (15’) HD làm BT2. MT: Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về ông bà hoặc người thân. PP: Thực hành ĐD: Vở ô li Hoạt động cá nhân. HS đọc yêu cầu BT2 GV nhấn mạnh: Viết lại những gì đã kể ở bài tập 1 vào vở. Nhớ đặt câu và trình bày cho đúng đoạn văn. HS làm bài. GV quan tâm theo dõi. Nhiều em đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét, sửa sai. GV ghi điểm những bài có nội dung tốt Tuyên dương. Củng cố - Dặn dò: 3’ GV đọc bài mẫu cho HS nghe. GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt. Dặn dò: Về nhà làm bài ở VBT TV. Đạo đức: CHĂM CHỈ HỌC TẬP(T2) Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động : 5’ Kiểm tra + Kiểm tra : Chăm chỉ học tập có lợi gì? Cả lớp làm vào vở nháp – GV tiến hành kiếm tra cả lớp Nhận xét và đánh giá. Hoạt động 2: 15’ Đóng vai MT: Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. PP: Thảo luận, đóng vai ĐD: GV chuẩn bị các tình huống Hoạt động nhóm. + Giáo viên nêu các tình huống ở BT5 - Đóng vai. Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi... Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào? + Gọi 2 em đọc lại các tình huống + Giao việc: Thảo luận rồi sắm vai tình huống trên – Các nhóm thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau. Các nhóm biểu diễn 1 - 2 nhóm diễn vai theo cách ứng xử của mình. Các nhóm theo dõi và nhận xét Học sinh tự chọn ý kiến đúng nhất Giáo viên ủng hộ ý kiến: Hà nên đi học. Sau khi buổi học đã về chơi và nói chuyện với bà. Cách ứng xử, phân vai cho nhau. *Giáo viên nêu một số tình huống tương tự *KL: HS cần phải đi học đều và đúng giờ. Hoạt động 3: 9’ Chọn ý kiến tán thành MT: Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh. Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày. PP:Thảo luận, động não. ĐD: Bảng phụ ghi các tình huống BT6 HS:VBT Hoạt động nhóm Giáo viên nêu yêu cầu các nhóm thảo luận để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành ở các tình huống: a , Chỉ có những người không giỏi mới chăm học . X b, Cần chăm chỉ học hàng ngày và khi kiểm tra . c, Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích của lớp và của tổ d, Chăm chỉ học tập là hàng ngày phải học đến khuya Hoạt động lớp. Các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tranh luận với nhau. Giáo viên kết luận : Chăm chỉ học tập là học thường xuyên giúp em mau tiến bộ. Liên hệ: Hằng ngày em đã thực hiện việc học tập của mình như thế nào? GV: Các em hãy chăm chỉ học tập để mau tiến bộ. Nhận xét giờ học. Nhận xét giờ học - Dặn dò. Sinh hoạt: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. Mục tiêu: GV nhận xét các ưu, khuyết điểm trong tuần Tuyên dương, phê bình Hướng tuần sau II. Nội dung sinh hoạt: 1. GV đánh giá tình hình trong tuần a. Về nề nếp - Nhìn chung trong tuần học, các em đi học đúng giờ, không có HS trễ học - Nghỉ học đã có giấy xin phép - Xếp hàng ra vào lớp chưa thẳng - Đọc 5 điều Bác Hồ dạy chưa đều - Một số em ăn mặc còn luộm thuộm - Một vài em còn quên đeo bảng tên b. Về học tập: - Các em đã hoàn thành bài tập ở nhà - Nhiều em đã tiến bộ về phần đọc - Đã chú ý đến việc bao bọc sách vở, có đồ dùng học tập 2. Tuyên dương, phê bình - Tuyên dương: Bảo, Mỹ Châu, Thị Huyền, Thanh Thảo, Tài - Bên cạnh đó còn một số em cần cố gắng về mọi mặt: Tửu, Hậu, Tuân, Hoành, Phượng. 3. Hướng tuần sau: - Thực hiện đầy đủ nề nếp trường, lớp, đội đề ra - Phát động phong trào bông hoa điểm 10 chào mừng ngày 20.11. - Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp. - Học bài và làm bài đầy đủ, nghỉ học phải có giấy xin phép - Không nói tục, chửi bậy, nhảy lên bàn ghế… - Lớp học luôn sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng khi đến lớp - Đọc 5 điều Bác Hồ dạy đều - Xếp hàng ra vào lớp thẳng, đẹp - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng.

File đính kèm:

  • docLop 2 TUAN 10 Du ca tuan.doc
Giáo án liên quan