Tập đọc
NGƯỠNG CỬA
Ngày soạn: 12/4/2010 Ngày dạy: 19/4/2010
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Hiểu được ngưỡng cửa là nơi rất thân quen với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ
- Học sinh: Bảng con
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1’)
2. Bài cũ: (5-7’) Người bạn tốt
- 3 Học sinh đọcbài: Người bạn tốt và trả lời mỗi em 1 câu hỏi.
- Ai đã giúp bạn Hà khi bạn bị gãy bút chì?
- Bạn nào đã giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
- Theo con thế nào là người bạn tốt?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài: Ngưỡng cửa. (1 phút)
b. Các hoạt động
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 1E - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀNH
Ngày soạn: 15/4/2010 Ngày dạy: 22/4/2010
I. Mục tiêu:
Biết đọc giờ đúng.
Vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.
Biết yêu quý thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Mô hình đồng hồ.
Học sinh: Mô hình đồng hồ.
III. Hoạt động dạy và học
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
Giáo viên xoay kim, yêu cầu học sinh đọc giờ.
Vì sao con biết?
Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài thực hành. (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25 phút
Hoạt động : Luyện tập.
*Mục tiêu: Biết đọc giờ đúng . Vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Kim ngắn chỉ số mấy?
Kim dài chỉ số mấy?
Bài 2: Yêu cầu gì?
Các con vẽ kim ngắn sao cho phù hợp với số giờ người ta cho.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Lúc bạn đến trường là mấy giờ?
Lúc ăn cơm là mấy giờ?
Bài 4: HD HS phán đoán tranh để đưa ra giờ hợp lí.
Hoạt động cá nhân.
Viết vào chỗ chấm theo mẫu.
… 2 giờ.
… 2.
… 12.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng.
Học sinh thực hành vẽ.
Đổi vở để kiểm tra nhau.
Viết giờ thích hợp cho mỗi tranh.
… 7 giờ.
Học sinh điền giờ vào tranh cho thích hợp.
Phán đoán và đưa ra giờ hợp lí: An bắt đầu khoảng 6-7 giờ. Về đến quê khoảng 12 giờ…
4. Củng cố (4 phút)
Trò chơi: Ai xem nhanh, đúng.
Học sinh chia 2 đội, đội 1 quay số, đội 2 đọc giờ và ngược lại.
Nhận xét.
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Tập xem giờ.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm
Toán
LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 16/4/2010 Ngày dạy: 23/4/2010
Mục tiêu:
Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ.
Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
GDHS tính nhanh nhẹn, chính xác.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Mô hình đồng hồ.
Học sinh: Mô hình đồng hồ.
Hoạt động dạy và học
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
Giáo viên xoay kim, yêu cầu học sinh đọc giờ.
Vì sao con biết?
Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Học bài luyện tập. (1 phút)
b. Các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25 phút
Hoạt động 1: Luyện tập.
*Mục tiêu: Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ. Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Quan sát xem đồng hồ chỉ mấy giờ rồi nối với số thích hợp.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Chia lớp làm 8 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 phần.
Gọi đại diện mỗi nhóm đưa cho lớp xem và nhận xét
Bài 3: Yêu cầu gì?
Con hãy xem các hoạt động gì thích hợp với từng giờ rồi nối.
Em đi học lúc 7 giờ sáng. Nối với đồng hồ chỉ 7 giờ.
Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
Học sinh làm bài.
Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ số giờ cho sẵn.
Làm theo nhóm và trình bày kết quả.
Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp.
Học sinh làm bài, sửa bài.
4. Củng cố: (4 phút)
Trò chơi: Xem đồng hồ.
Mỗi đội cử 3 bạn lên thi đua.
Lớp trưởng quay kim.
Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được quyền ưu tiên.
Nhận xét.
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Nhìn giờ và kẻ kim ở sách toán 1.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Rút kinh nghiệm
Tự nhiên - xã hội
THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
Ngày soạn: 13/4/2010 Ngày dạy: 20/4/2010
Mục tiêu
Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, trời mưa
Biết mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ.
Yêu thiên nhiên.
*HSKG: Nêu được một số nhận xét về bầu trời vào buổi sáng, trưa, tối hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vồng, ngày có mưa bão lớn.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Tranh, SGK.
Học sinh: Giấy, màu, bút chì.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Kiểm bài cũ:
Gọi hs nêu bầu trời đã quan sát
3. Bài mới: Giới thiệu
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15 phút
12 phút
Hoạt động 1: Quan sát bầu trời.
Mục tiêu: Học sinh quan sát, nhận xét, sử dụng từ ngữ của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây.
- Quan sát bầu trời theo nhóm
+ Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
+ Các đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
- Quan sát mọi vật xung quanh khô hay ướt:
+ Em có trông thấy ánh nắng vàng hay giọt nước không?
- Cho học sinh vào lớp nói lại những điều mình quan sát:
+ Những đám mây trên bầu trời cho ta biết gì về thời tiết hôm nay?
+ Lúc này trời nắng hay mưa, râm mát hay sắp mưa?
Kết luận: Quan sát mây và có 1 số dấu hiệu khác cho ta biết về thời tiết ngày hôm đó như thế nào?
Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
Mục tiêu: Học sinh biết dùng kết quả quan sát để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
- Cho học sinh vẽ vào vở bài tập: Vẽ bầu trời và cảnh vật mà các em vừa quan sát được.
- Chọn tranh đẹp nhất trưng bày.
Học sinh quan sát.
Học sinh thảo luận những điều mình quan sát được theo hệ thống câu hỏi giáo viên nêu.
Học sinh làm việc theo nhóm 4 – 6 em.
Đại diện nhóm lên nêu theo thực tế ngày hôm đó.
Học sinh thực hành vẽ.
Giới thiệu nội dung tranh của mình.
4. Củng cố: (4 phút)
Cho cả lớp hát bài: Thỏ đi tắm nắng.
Nhận xét đội hát tốt.
IV. Họa động nối tiếp (1 phút)
Khen các em hoạt động tốt, động viên các em khác cố gắng hơn.
Chuẩn bị bài: Gió.
Rút kinh nghiệm
Thủ công
CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN ( tiết 2)
Ngày soạn: 15/4/2010 Ngày dạy: 22/4/2010
I. Mục tiêu
- Biết cách kẻ, cắt, các nan giấy. HS cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
- Giáo dục HS quý trọng sản phẩm do chính tay mình làm ra.
*Với HS khéo tay: Kẻ cắt được nan giấy đều nhau. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân dối. Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên : Hình mẫu, quy trình
- Học sinh : giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, vở thủ công, khăn lau tay, , hồ dán
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Gv ghi tựa bài (1 phút)
b. các hoạt động
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5 phút
8 phút
15 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
*Mục tiêu: HS biết cách kẻ, cắt, các nan giấy.
- GV cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào
-Gv định hướng cho hs thấy cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy
-Gv đặt câu hỏi:
+ Số nan đứng? Số nan ngang?
+ Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
Hoạt động 2: Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy
*Mục tiêu: HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
-Gv hướng dẫn: Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đườngthẳng cách đều nhau. 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô)và 2 nan ngang (dài 9 ô rộng 1ô ). Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy .
Hoạt động 3: Thực hành
*Mục tiêu: HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
-Nêu yêu cầu bài thực hành: Cắt các nan giấy thực hiện theo các bước:
-Gv quan sát, giúp đỡ hs yếu hoàn thành
-HS quan sát kĩ về hình dạng, kích thước,của hình mẫu.
- HS trả lời
- HS theo dõi gv hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy theo mẫu
- HS thực hành kẻ và cắt các nan giấy và dán thành hàng rào:
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng
+ Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô làm nan ngang.
+ Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu và dán
+ Trang trí hàng hào
4. Củng cố (4 phút)
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm
- Cho HS nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp nhất
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giấy màu, kéo, hồ, tiết sau học tiết 2 .
Rút kinh nghiệm
Đạo đức
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
Ngày soạn: 25/4/2010 Ngày dạy: 22/4/2010
I. Mục tiêu
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng khác. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Biết bảo vệ và chăm sóc cây hoa, cây xanh
*HS KG nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống độ:
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sân trường, Tranh vẽ.
- Học sinh: Vở bài tập, bút màu, giấy vẽ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Khởi động: Hát (1 phút)
2. Bài cũ: (4 phút)
Kể những việc con đã làm về việc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
3.Bài mới:
- Giới thiệu: Học bài bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
DKTL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8 phút
8 phút
10 phút
Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 2.
*Mục tiêu: Hs Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
- Cho 2 em ngồi cùng bàn thảo luận bài tập 2.
+ Những bạn trong tranh đang làm gì?
+ Bạn nào có hành động sai? Vì sao?
+ Bài nào có hành động đúng? Vì sao?
Kết luận: Trong 5 bạn thì 3 bạn đang trèo cây, vin cành hái lá là sai, còn 2 bạn đang khuyên nhủ là đúng, 2 bạn biết góp phần bảo vệ cây xanh.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Mục tiêu : Học sinh thực hiện được những quy định về bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
- Cho học sinh làm bài tập 3.
- Treo từng tranh.
Kết luận: Khuôn mặt cười nối với tranh 1, 2, 3, 4 vì các việc này đã góp phần cho môi trường tốt hơn. Khuôn mặt nhăn nhó nối với các tranh 5, 6.
Hoạt động 3: Vẽ tranh
*Mục tiêu: HS vẽ tranh bảo vệ hoa, cây. .
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại việc đã làm để bảo vệ cây hoa nơi công cộng.
- Cho học sinh vẽ.
- Giáo viên quan sát và theo dõi giúp đỡ học sinh.
2 em thảo luận với nhau.
Học sinh lên trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình.
Lớp bổ sung, tranh luận với nhau.
Từng học sinh độc lập làm bài.
Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Lớp tranh luận , bổ sung.
Học sinh nêu.
Học sinh vẽ tự do.
4. Củng cố: (5- 7 phút)
Cho các tổ thi đua trình bày tranh của tổ mình.
Tổ nào có nhiều bạn vẽ đẹp nhất sẽ thắng.
Tuyên dương đội có nhiều bạn vẽ đẹp.
Đọc câu thơ cuối bài.
IV. Hoạt động nối tiếp (1 phút)
Nhận xét tiết học
Thực hiện tốt điều được học để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao an tuan 31 lop 1.doc