Kế hoạch bài học khối 5 tuần 31

Tập đọc

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc Rành mạch, lưu loát ; biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật có giọng đọc phù hợp .

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài:

GV giới thiệu bài chuyển tiếp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học khối 5 tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vế câu trong câu ghép. - Cả lớp đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ, làm bài vào VBT. - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Sau đó mời 3-4 HS làm bài trên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Các câu văn Tác dụng của dấu phẩy + Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo tân thời. Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN + Chiếc áo tân thời là kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại trẻ trung. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (định ngữ của từ phong cách) + Trong tà áo dài, hình ảnh ngời phụ nữ Việt Nam nh đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu + Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. + Con tàu chìm dần,nước ngập các bao lơn Ngăn cách các vế câu trong câu ghép Bài tập 2: Đọc mẩu chuyện vui dới đây và trả lời câu hỏi - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT2. - Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh, suy nghĩ. - 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - 3 HS tiếp nối nhau trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Lời phê của xã Bò cày không được thịt. Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò? Bò cày không được, thịt. Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng? Bò cày, không được thịt. - GV nhấn mạnh: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại. Bài tập 3: Trong đoạn văn có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng - HS đọc yêu cầu của bài. - GV lưu ý HS: đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó. - HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, làm bài. - Mời 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải. - GV mời 1-2 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã sửa đúng dấu phẩy: Các câu văn dùng sai dấu phẩy Sửa lại Sách Ghi – nét ghi nhận, chị ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa) Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) Để có thể, đưa chị đến bện viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy. Khoa học môi trường I. Mục tiêu - Khái niệm về môi trường. - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi. II. đồ dùng dạy – học -Thông tin hình trang 128, 129 SGK III. Hoạt động dạy – học. 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những loài động vật đẻ trứng, động vật đẻ con. 2.Bài mới Hoạt động 1: quan sát và thảo luận Bớc 1: Tổ chức và hướng dẫn GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK. Bớc 2: Làm việc theo nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV. Bớc 3: Làm việc cả lớp - Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình. Đáp án: Hình 1-c; hình 2-d; hình 3- a; hình 4-b. - Tiếp theo, GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì? Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta: những gì có trên Trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên ( mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,…) và môi trường nhân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,..) Hoạt động 2: thảo luận - GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống. - Tuỳ môi trường sống của HS, GV tự đa ra kết luận cho hoạt động này. 3. Củng cố,dặn dò - HS nhắc lại ND bài học - Về nhà các em làm bài tập tự đánh giá. Kĩ thuật Lắp Rô-bốt (Tiết 2) I .Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp Rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của Rô-bốt. *HS khéo tay: lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô - bốt lắp chắc chắn. Tay Rô- bốt có thể nâng lên, hạ xuống được. II. Đồ dùng dạy - học - Mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Các hoạt động dạy - học. Kiểm tra bài cũ : Bài mới : Hoạt động 3. Học sinh thực hành lắp Rô-bốt. a, Chọn chi tiết. HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp. b, Lắp từng bộ phận. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp Rô-bốt - HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk. - GV nhắc HS cần lu ý một số điểm sau: + Lắp chân Rô-bốt là chi tiết khó lắp vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân Rô-bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước . + Lắp tay Rô-bốt phải quan sát kĩ H5a-Sgk và chú ý lắp 2 tay đối nhau. + Lắp đầu Rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau. c, Lắp ráp Rô-bốt (H1-SGK) - HS lắp ráp Rô-bốt theo các bước trong SGK - Chú ý khi lắp thân Rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. - Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay Rô-bốt. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép Rô-bốt. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành. Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2014 Tập làm văn ôn tập về tả cảnh I. Mục đích yêu cầu - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả. - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. II. đồ dùng dạy – học - Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi ý từ 4 đề văn: cảnh một ngày mới bắt đầu; một đêm trăng đẹp; một trường học; một khu vui chơi, giải trí. - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý 4 bài văn. VBT TV5. iii. các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh BT1, tiết TLV trớc. 2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài chuyển tiếp. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả Chọn đề bài - Một HS đọc nội dung BT1. - GV: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu (cảnh một ngày mới; cảnh một đêm trăng đẹp; cảnh trường em trước buổi học hay cảnh ở một khu vui chơi, giải trí) - nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học theo lời dặn của thầy (cô) (chọn cảnh để quan sát, lập dàn ý); mời HS nói đề bài các em chọn. Lập dàn ý - Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. - GV nhắc HS: Dàn ý bài văn cầu xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn (trình bày miệng). - Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn vào VBT. GV phát bút dạ và giấy cho 4 HS (chọn 4 em lập dàn ý cho 4 đề khác nhau). - Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. - Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Bài tập 2: Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý - HS đọc yêu cầu của BT2. - Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm (tránh cầm dàn ý đọc). - GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Đại diện các nhóm thi hành trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - HS nối tiếp nhau trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết dàn ý cha đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32. Toán Phép chia I.Mục tiêu Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. * Ghi chú : Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3. + HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK. II. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm bài tập : 5,325 + 6,308 x 4 (3,463 + 4,267) x 5 2. Bài mới : 2.1.Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài chuyển tiếp. 2.2. Hướng dẫn HS ôn tập về phép chia HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có d. Bài 1: Tính rồi thử lại (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu của đề. - HS làm bài theo mẫu. 2 HS lên bảng chữa bài, nêu nhận xét : ( Tùng, Thảo) +) Trong phép chia hết a : b = c, ta có a = c x b (b khác 0) +) Trong phép chia có dư a : b = c( dư r ) ta có a = c x b + r ( 0 < r < b ) Bài 2: Tính - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở . - 2HS lên bảng chữa bài. ( Huy b, Tuyết b ) - Cả lớp cùng GV nhận xét thống nhất kết quả : a) b) Bài 3: Tính nhẩm - HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề. - HS tính nhẩm, nêu miệng kết quả tính nhẩm và cách tính nhẩm. - Lớp nhận xét GV chữa bài chung: VD: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44... *Bài 4: Tính bằng hai cách ( HS khá giỏi làm bài tập ) ( Diện, Diệu, Sơn Đăng , Lan Anh, Huệ ) - HS nêu yêu cầu của đề. - HS làm bài vào vở. - GV nhận xét thống nhất cách làm: 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - Về nhà các em làm bài tập trong vở BT.

File đính kèm:

  • docTUAN 31 LOP 5.doc