Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 7: Vị trí, giới hạn, diện tích và bản đồ Tây Ninh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp cho học sinh xác định được chính xác

- Giới thiệu cho học sinh các huyện thị của tỉnh, vị trí gần đúng (ranh giới của 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương qua hồ Dầu Tiếng) của các đơn vị hành chính đó trên bản đồ Tây Ninh và biết phân tích bảng thống kê về diện tích và dân số, mật độ dân số của các huyện thị.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng bản đồ.

3. Thái độ:

 - Giáo dục tình yêu quê hương.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Vị trí địa lí. phạm vi giới hạn và diện tích của Tây Ninh.

III. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ hành chính Tây Ninh, bảng thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số của các huyện thị và các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ.

b. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 7: Vị trí, giới hạn, diện tích và bản đồ Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 7 Bài 1: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, DIỆN TÍCH VÀ BẢN ĐỒ TÂY NINH Ngày dạy: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp cho học sinh xác định được chính xác - Giới thiệu cho học sinh các huyện thị của tỉnh, vị trí gần đúng (ranh giới của 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương qua hồ Dầu Tiếng) của các đơn vị hành chính đó trên bản đồ Tây Ninh và biết phân tích bảng thống kê về diện tích và dân số, mật độ dân số của các huyện thị. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bản đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Vị trí địa lí. phạm vi giới hạn và diện tích của Tây Ninh. III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ hành chính Tây Ninh, bảng thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số của các huyện thị và các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện. 2. Kiểm tra miệng: 2.1. Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm và nhiệt đới trên bản đồ ? Xingapo thuộc môi trường nào ? 2.2. Vùng có nhiều cỏ cao cùng với cây hay cây bụi và cây cối chỉ tươi tốt ở ven hai bên bờ suối, sông gọi là: a. Đồng cỏ cao. b. Xavan. c. Rừng thưa. d. Câu a và b đúng. 2.1. - Xích đạo ẩm: 50B – 50N (3 điểm). - Nhiệt đới: 5 – 300 vĩ tuyến ở cả 2 bán cầu (3 điểm). - Xingapo: Xích đạo ẩm (1 điểm). 2.2. - d (3 điểm). 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG 1 (12 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: vị trí địa lí, giới hạn, diện tích cảu Tây Ninh. b. Kĩ năng: bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: bản đồ hành chính Tây Ninh. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Dựa vào bản đồ hành chính Tây Ninh xác định vĩ độ và kinh độ ? Qua bản đồ hành chính, cho biết: Phía bắc và tây, Tây Ninh giáp với nước nào ? Chiều dài đường biên giới ? (phía tây có cửa khẩu Mộc Bài, phía bắc có cửa khẩu Xa Mát). Phía đông giáp với các tỉnh nào ? Biên giới ? (qua hồ Dầu Tiếng – 1980, ranh giới với Bình Dương, Bình Phước chỉ là tương đối). Phía nam giáp với tỉnh thành nào ? Do vị trí, Tây Ninh là điểm giao thông nối Việt Nam với Campuchia. ² Quốc lộ 22A và 22B... ² Vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Phnôm Pênh, trên đường xuyên Á. c Vậy, Tây Ninh có vị trí như thế nào trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng ? Giáo viên dùng bảng thống kê về diện tích các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam Bộ, yêu cầu học sinh nhận xét về diện tích của Tây Ninh. TT Tỉnh, thành Diện tích (km2) Tổng số 48.884,16 1 TP. Hồ Chí Minh 2.093 2 Lâm Đồng 9.745,95 3 Tây Ninh 4.028,06 4 Bình Phước 6.831,75 5 Bình Dương 2.716 6 Ninh Thuận 3.430,4 7 Bình Thuận 7.992 8 Đồng Nai 10.000 9 Bà Rịa – Vũng Tàu 2.047 I. Vị trí, giới hạn, diện tích lãnh thổ: 1. Vị trí địa lí: 10057’08” – 11046’36”B. 105048’43” – 106022’48” Đ. 2. Giới hạn: Bắc và Tây: giáp Cam-pu-chia với đường biên giới 240 km. Đông: Bình Phước và Bình Dương, 123 km. Nam: Thành phố Hồ Chí Minh và Long An, ranh giới 36,5 km. Tây Ninh có vị trí quan trọng về kinh tế lẫn quốc phòng, có cơ hội hoà nhập vào thị trường trong nước và quốc tế. 3. Diện tích: Diện tích thuộc loại trung bình trong khu vực: 4.035,45  km2 (2007). HOẠT ĐỘNG 2 (12 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: các huyện thị của Tây Ninh. b. Kĩ năng: bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: bản đồ hành chính Tây Ninh. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Dựa vào bản đồ hành chính, xác định vị trí của thị xã, huyện, thị trấn, phường, xã ? Có mấy huyện biên giới ? (5: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng). Giáo viên kết luận. Huyện (thị) nào có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất ? Huyện (thị) nào có số dân nhiều nhất và ít nhất ? Nơi có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất ? Nơi có số xã nhiều nhất và thấp nhất ? (Thị xã có 1 xã: Bình Minh). Huyện có tên ghép bằng 3 từ ? (Dương Minh Châu). Trường em thuộc xã nào, huyện nào ? (Bàu Đồn, Gò Dầu). II. Bảng số liệu về diện tích, dân số ; số xã phường, thị trấn của các huyện, thị trong tỉnh: Gồm 1 Thị xã, 8 huyện, 8 thị trấn, 3 phường và 79 xã. Tân Châu có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất là Thị xã. Hoà Thành đông dân nhất, ít nhất là Thị xã. Mật độ dân số thấp nhất là Tân Biên, cao nhất là Thị xã. Châu Thành và Hoà Thành có nhiều xã nhất, thị xã thấp nhất. V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Củng cố và luyện tập: (4 phút) 1.1. Tại sao nói Tây Ninh có vị trí quan trọng về kinh tế lẫn quốc phòng, có cơ hội hoà nhập vào thị trường trong nước và thế giới ? 1.2. Về số đơn vị hành chính hiện nay, Tây Ninh có: 2 Thị xã, 8 huyện, 8 thị trấn, 3 phường và 79 xã. 1 Thị xã, 8 thị trấn. 1 Thị xã, 3 phường và 79 xã. 8 huyện, 3 phường và 79 xã. & Đáp án: 1.1: ² Cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Phnôm Pênh. ² Giáp các tỉnh trong khu vực và Campuchia qua các cửa khẩu. ² Vị trí quốc lộ 22, đường xuyên Á. 1.2: ( b+d ). 2. Hướng dẫn học tập: (5 phút) Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 10 sách giáo khoa. Chuẩn bị bài 7: “Môi trường nhiệt đới gió mùa”: Gió mùa là loại gió thế nào ? Khu vực hoạt động chính của gió mùa ? Tại sao gọi là khí hậu nhiệt đới gió mùa ? Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa ? Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới gió mùa ?

File đính kèm:

  • docTIET 7_DIALITAYNINH.doc
Giáo án liên quan