I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
a. Học sinh nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới (nóng quanh năm và có thời kì khô hạn) và khí hậu nhiệt đới (nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi, càng về gần chí tuyến lượng mưa càng giảm và số tháng khô hạn càng kéo dài).
b. Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới.
2. Kĩ năng:
a. Củng cố và luyện tập thêm kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu cho học sinh.
b. Củng cố kĩ năng nhận biết về môi trường địa lí cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ.
3. Thái độ:
a. Tình yêu thiên nhiên.
b. Ý thức bảo vệ tài nguyênvà môi trường.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm của môi trường nhiệt đới; nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới.
III. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ khí hậu thế giới, biểu đồ khí hậu nhiệt đới hình 6.1, 6.2 trang 22 sách giáo khoa, ảnh xavan, đồng cỏ và động vật của xavan.
b. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6494 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 7
Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới (nóng quanh năm và có thời kì khô hạn) và khí hậu nhiệt đới (nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi, càng về gần chí tuyến lượng mưa càng giảm và số tháng khô hạn càng kéo dài).
Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới.
2. Kĩ năng:
Củng cố và luyện tập thêm kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu cho học sinh.
Củng cố kĩ năng nhận biết về môi trường địa lí cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ...
3. Thái độ:
Tình yêu thiên nhiên.
Ý thức bảo vệ tài nguyênvà môi trường.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Đặc điểm của môi trường nhiệt đới; nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới.
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ khí hậu thế giới, biểu đồ khí hậu nhiệt đới hình 6.1, 6.2 trang 22 sách giáo khoa, ảnh xavan, đồng cỏ và động vật của xavan.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
IV. TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) Kiểm diện.
1. Kiểm tra miệng: (5 phút)
2.1. Xác định giới hạn của đới nóng và môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ các môi trường địa lí ?
2.2. Rừng rậm thường xanh là loại rừng chính thuộc:
a. Môi trường xích đạo ẩm.
b. Môi trường nhiệt đới.
c. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
d. Môi trường hoang mạc.
2.1.
- Đới nóng: Nằm giữa 2 chí tuyến (4 điểm).
- Xích đạo ẩm: 50B – 50N (4 điểm).
2.2.
- a (2 điểm).
3. Giảng bài mới: (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 1 (16 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: đặc điểm khí hậu của đới nóng.
b. Kĩ năng: bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H5.1, H6.1, H6.2.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
& Giới thiệu bài: Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, lượng mưa càng về các chí tuyến càng giảm dần ; nhưng lại là một trong những nơi có nhiều dân cư sinh sống trên thế giới.
Giới thiệu các thuật ngữ:
Rừng hành lang: Rừng mọc dài ở hai bên bờ suối.
Xavan: Thảm cỏi liên tục phủ kín mặt đất có độ cao trên 0,8 m. Xavan là thảm thực vật nhiệt đới đặc trưng của các cao nguyên Trung và Đông Phi.
Đất Feralit - Đất đặc trưng của đới nóng.
Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1 sách giáo khoa ?
Giới thiệu và xác định vị trí của 2 địa điểm Malacan (90B), Giamêna (120B) trên hình 5.1. Nhấn mạnh: cùng trong môi trường nhiệt đới, 2 địa điểm chênh nhau 3 vĩ độ Bắc.
Quan sát hình 6.1 và 6.2 cho nhận xét về sự phân bố nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm trên ?
Nhóm 1:
Nhận xét sự phân bố nhiệt độ của 2 biểu đồ ?
Kết luận về sự thay đổi nhiệt độ ?
Nhóm 2: Cho nhận xét về phân bố lượng mưa của 2 biểu đồ ?
Học sinh báo cáo, giáo viên hoàn chỉnh theo nội dung sau:
1. Khí hậu:
Nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 5 – 300 ở hai bán cầu.
Địa điểm
Nhiệt độ
Lượng mưa
Biên độ nhiệt
Thời kì nhiệt độ tăng
Nhiệt độ trung bình
Số tháng có mưa
Số tháng không mưa
Lượng mưa trung bình
Malacan (90B)
25 – 280C
30C
- Thời kì I: Tháng 3-4
- Thời kì II: Tháng 10-11
250C
- 9 tháng.
- Tập trung từ tháng 5-10
- 3 tháng
- Tháng 1, 2, 12
941 mm
Giamêna (120B)
22 – 340C
120C
- Thời kì I: 4-5
- Thời kì II: 8-9
220C
- 7 tháng
- Từ tháng 5-9
- 5 tháng
- Tháng 1, 2, 3, 11, 12.
647 mm
Kết luận
Tăng từ 3 – 120C
2 lần nhiệt tăng trong năm
Giảm từ 25 – 220C
Giảm dần từ 9-7 tháng
Tăng lên từ 3-9 tháng
Giảm
Qua kết quả bảng trên, hãy đưa ra nhận xét về đặc điểm khí hậu nhiệt đới?
Nhiệt độ trung bình >220C.
Mưa tập trung vào một mùa.
Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trung bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài.
HOẠT ĐỘNG 2 (14 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: đặc điểm khác của đới nóng.
b. Kĩ năng: bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H6.3, H6.4.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Quan sát hình 6.3 và 6.4, so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai xavan ? vì sao có sự khác nhau ?
Giống: Cùng trong thời kì mùa mưa.
Khác: Trên hình 6.3 cỏ thưa, không xanh tốt, ít cây cao. Không có rừng hành lang. Còn trên hình 6.4 thảm cỏ dày xanh hơn, nhiều cây cao phát triển, có rừng hành lang. (Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn Trung Phi, thực vật thay đổi theo).
Sự thay đổi lượng mưa của môi trường nhiệt đới ảnh hưởng tới thiên nhiên ra sao ?
Thực vật như thế nào ? (sự biến đổi trong năm và biến đổi từ xích đạo về hai chí tuyến...).
Mực nước sông như thế nào ?
Mưa tập trung vào một mùa ảnh hưởng tới đất như thế nào ?
Quá trình hình thành đất Feralit và vì sao đất ở vùng nhiệt đới thường có màu đỏ vàng ? (Nước mưa trong mùa mưa thấm ... màu đỏ vàng ... ).
Tại sao khí hậu nhiệt đới lại có 2 mùa mưa và khô hạn rõ lại là khu vực đông dân trên thế giới ? (Chú ý: Chú trọng tưới tiêu trong mùa khô).
Tại sao xavan ngày càng mở rộng ? (mưa theo mùa, phá rừng, cây bụi đất, đốt nương rẫy ...) Þ Ý thức bảo vệ môi trường.
2. Đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới:
Thực vật thay đổi theo mùa: Xanh tốt vào mùa mưa, khô héo vào mùa khô.
Càng về hai chí tuyến thực vật càng nghèo nàn, khô cằn hơn: Từ rừng thưa sang đồng cỏ đến nửa hoang mac.
Sông có hai mùa nước: lũ và cạn.
Đất Feralit rất dễ bị xói mòn rửa trôi nếu canh tác không hợp lí và rừng bị phá bừa bãi.
Vùng nhiệt dới có đất và khí hậu thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Củng cố và luyện tập: (4 phút)
1.1. Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ tuyến nào ?
Vĩ tuyến 50B – 50N.
Vĩ tuyến 300B - 300N.
Vĩ tuyến xích đạo.
Vĩ tuyến từ 5 - 300 ở hai bán cầu.
1.2. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới:
Nhiệt độ cao vào mùa khô hạn.
Lượng mưa nhiều > 2.000 mm, phân bố đều.
Lượng mưa thay đổi theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn.
1.3. Sắp xếp quang cảnh theo thứ tự tăng dần của vĩ tuyến trong môi trường nhiệt đới:
Xavan, rừng thưa, vùng cỏ thưa.
Vùng cỏ thưa, xavan, rừng thưa.
Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc.
Không có câu trả lời đúng.
& Đáp án: 1.1 ( d ), 1.2 ( c+d ), 1.3 ( c ).
2. Hướng dẫn học tập: (5 phút)
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 22 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 6 - Tập bản đồ Địa lí 7.
Chuẩn bị bài 1: “Vị trí, giới hạn, diện tích và bản đồ Tây Ninh”:
Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn của tỉnh Tây Ninh ? Ý nghĩa của vị trí địa lí đó ?
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về diện tích, dân số, mật độ dân số của các huyện, thị xã trong tỉnh Tây Ninh ?
File đính kèm:
- TIET 7..doc