Tiết PPCT: 6 Bài 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường đới nóng.
- Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (Nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm xanh quanh năm).
2. Kĩ năng:
- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
- Nhận biết được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp.
3. Thái độ:
- Tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các môi trường tự nhiên thế giới, tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác, các biểu đồ và lược đồ trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 6 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai
CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Tiết PPCT: 6
Bài 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường đới nóng.
- Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (Nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm xanh quanh năm).
2. Kĩ năng:
- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
- Nhận biết được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp.
3. Thái độ:
- Tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các môi trường tự nhiên thế giới, tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác, các biểu đồ và lược đồ trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) Kiểm diện.
2. Kiểm tra miệng: Không.
3. Giảng bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG 1 (12 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: vị trí và đặc điểm của đới nóng.
b. Kĩ năng: bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H5.1.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
& Giới thiệu bài: Trên trái đất có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau, trong đó có môi trường xích đạo ẩm – Một trong những môi trường thuộc đới nóng. Vậy môi trường đới nóng và xích đạo ẩm có những đặc điểm cơ bản gì ?
Qua lược đồ 5.1, cho biết:
Xác định ranh giới các môi trường địa lí ?
Tại sao đới nóng còn có tên gọi là “Nội chí tuyến” ?
So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên trái đất ?
Đặc điểm tự nhiên của đới nóng có ảnh hưởng thế nào đến giới thực vật và phân bố dân cư của khu vực này ?
c Kết luận:
Vị trí nội chí tuyến nên có nhiệt độ cao quanh năm, gió tín phong thổi thường xuyên.
70% thực vật của trái đất sống trong rừng rậm của đới.
Là nơi có nền nông nghiệp cổ truyền lâu đời, tập trung đông dân.
Dựa vào hình 5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? Môi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất ? (Chú ý: Môi trường hoang mạc có ở cả đới nóng và đới ôn hoà nên học riêng).
I. Đới nóng:
Nằm giữa 2 chí tuyến, chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên trái đất.
Giới sinh vật rất phong phú, là khu vực đông dân của thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2 (23 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm.
b. Kĩ năng: bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H5.1, H5.2.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo, cho nhận xét và tìm ra đặc điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm ? (Chia 2 nhóm thảo luận).
Nhóm 1
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng mùa hè, đông như thế nào ?
Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng có đặc điểm gì ?
Nhiệt độ trung bình năm ?
Kết luận chung về nhiệt độ ?
Nhóm 2
Tháng nào không có mưa ?
Đặc điểm lượng mưa các tháng ?
Lượng mưa trung bình năm ?
Kết luận chung về lượng mưa ?
Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác theo bảng sau:
II. Môi trường xích đạo ẩm:
1. Khí hậu:
Nhiệt độ
Lượng mưa
Những đặc điểm cơ bản của khí hậu
- Chênh lệch nhiệt độ hè và đông thấp: 30C.
- Nhiệt độ trung bình năm: 25 – 280C.
- Lượng mưa trung bình hàng tháng từ 170 – 250 mm.
- Trung bình năm 1500 – 2500 mm.
Kết luận chung
- Nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều quanh năm.
Giáo viên khái quát cho học sinh nhớ hình dạng biểu đồ khí hậu Xingapo là đại diện cho tính chất khí hậu ở môi trường xích đạo ẩm.
Tháng nào cũng có mưa, lượng mưa từ 170 – 250 mm.
Nhiệt độ cao quanh năm, từ 26 – 280C.
Giáo viên bổ sung kiến thức hoàn chỉnh về đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm:
Biên độ nhiệt ngày và đêm: 100C.
Mưa vào chiều tối hàng ngày và kèm theo sấm chớp.
Độ ẩm không khí cao trên 80%.
Quan sát hình 5.3, 5.4 cho biết rừng có mấy tầng chính ? Giới hạn từng tầng ?
Đặc điểm của thực vật rừng sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm động vật như thế nào ?
Giáo viên kết luận: Đặc điểm môi trường xích đạo:
Khí hậu nóng ẩm quanh năm (t0 > 250C, mưa trung bình 1500 – 2500 mm).
Có rừng rậm quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm nhiều tầng tập trung 70% số loài chim thú trên thế giới). Þ Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ ý thức bảo vệ rừng chính là bảo vệ nơi cư trú của động vật, giúp cân bằng sinh thái, giữ gìn bầu không khí trong lành.
2. Rừng rậm xanh quanh năm:
Độ ẩm và nhiệt độ cao nên rừng xanh quanh năm. Vùng cửa sông và biển có rừng ngập mặn.
Nhiều loại cây, mọc nhiều tầng, rất rạm rạp cao từ 40 – 50 m.
Động vật rất phong phú và đa dạng, sống trên khắp các tầng rừng rậm.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết: (4 phút)
1.1. Trong đới nóng có những môi trường nào ? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ?
1.2. Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm ?
1.3. Bài tập 3: Những từ ngữ nào nói lên đặc điểm dễ nhận biết của rừng rậm xanh quanh năm ?
& Đáp án:
1.1. Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa (Việt Nam) và hoang mạc.
1.2. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa... ; có rừng rậm xanh quanh năm.
1.3. Rừng cây rậm, cây cỏ và dây leo bốn phía, khao khát được nhìn thấy trời xanh ... không khí ngột ngạt oi bức.
2. Hướng dẫn học tập: (5 phút)
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 18 và 19 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2 trang 5 - Tập bản đồ địa lí 7.
Chuẩn bị bài 6: “Môi trường nhiệt đới”:
Vị trí và đặc điểm của môi trường nhiệt đới ?
Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới ?
Đất Feralit được hình thành như thế nào ?
Đá ong hoá là hiện tượng như thế nào ?
Tại sao diện tích xavan đang ngày càng được mở rộng trên thế giới ?
File đính kèm:
- TIET 6..doc