I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Dân số và tháp tuổi; sự phân bố dân cư.
- Các loại hình quần cư.
2. Kĩ năng:
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
3. Thái độ:
- Ý thức về vai trò của chính sách dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Dân số và tháp tuổi; sự phân bố dân cư.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) Kiểm diện.
2. Kiểm tra miệng: Không.
3. Giảng bài mới: (35 phút)
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 5: Ôn tập (bài 1 - 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 5
ÔN TẬP (Bài 1 à 4)
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Dân số và tháp tuổi; sự phân bố dân cư.
- Các loại hình quần cư.
2. Kĩ năng:
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
3. Thái độ:
- Ý thức về vai trò của chính sách dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Dân số và tháp tuổi; sự phân bố dân cư.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) Kiểm diện.
2. Kiểm tra miệng: Không.
3. Giảng bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG 1 (8 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: số dân của của thế giới, đặc điểm của nguồn lao động.
b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu về số dân.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H1.1.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu thuật ngữ dân số và một vài số liệu nói về dân số nước ta.
Vậy trong các cuộc điều tra dân số, người ta cần tìm hiểu những điều gì ?
Giáo viên giới thiệu sơ lược hình 1.1 sách giáo khoa và đặt câu hỏi:
Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ?
So sánh số người trong độ tuổi lao động ?
Nhận xét hình dạng 2 tháp tuổi ?
Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số ? (Giáo viên giới thiệu 3 dạng tháp tuổi cơ bản)
1. Dân số, nguồn lao động:
Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia.
Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
HOẠT ĐỘNG 2 (13 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: sự gia tăng dân số của thế giới, nguyên nhân và hậu quả.
b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H1.3, H1.4.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Quan sát 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4, cho biết:
Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở 2 nhóm nước ?
So sánh sự gia tăng dân số ?
Các nước
phát triển
Các nước
đang phát triển
1950
1980
2000
1950
1980
2000
Tỉ lệ sinh ()
>20
<20
17
40
>30
25
Tỉ lệ tử ()
10
<10
12
25
12
<10
Kết luận tỉ lệ gia tăng tự nhiên
- Ngày càng giảm.
- Thấp nhiều so với các nước đang phát triển.
- Không giảm, vẫn ở mức cao.
- Cao nhiều so với các nước phát triển.
Trong 2 thế kỉ XIX, XX sự gia tăng dân số thế giới có đặc điểm gì nổi bật ?
Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra ở các nước đang phát triển ? (Ảnh hưởng tiêu cực đến bảo vệ tài nguyên và môi trường, chất lượng cuộc sống, kinh tế …).
Việt Nam thuộc nhóm nước nào, có ở trong tình trạng bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì ?
Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục bùng nổ dân số ?
Kiểm soát sinh đẻ.
Phát triển giáo dục.
Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá.
2. Bùng nổ dân số:
Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới.
Dân số ở các nước phát triển giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.
Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội tích cực để khắc phục bùng nổ dân số.
HOẠT ĐỘNG 3 (7 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: sự phân bố dân cư trên thế giới.
b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H2.1.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu 2 thuật ngữ: Dân số và dân cư.
Học sinh đọc thuật ngữ: Mật độ dân số. Áp dụng tính mật độ dân số ở bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa. Từ đó, khái quát công thức tính mật độ dân số.
Quan sát bản đồ hình 2.1, cho biết:
Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người ?
Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt nói lên điều gì ?
Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì ?
Trên lược đồ 2.1, kể tên khu vực đông dân của thế giới ? Phân bố tập trung ở đâu ? Nguyên nhân của sự phân bố nói trên ?
1. Sự phân bố dân cư:
Dân cư phân bố không đều.
Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước.
Dân cư tập trung ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị.
HOẠT ĐỘNG 4 (7 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: đặc điểm của quần cư đô thị và quần cư nông thôn.
b. Kĩ năng: so sánh.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: H3.1, H3.2.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
& Giới thiệu bài: Vào thời kì con người còn lệ thuộc vào thiên nhiên nên họ sinh sống rải rác ở những nơi có điều kiện săn bắt thú, chăn nuôi và trồng trọt. Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, loài người đã biết sống quây quần, tụ tập gần nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Từ đó, các hình thức quần cư ra đời cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đô thị và siêu đô thị, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Vậy, trên thế giới có những kiểu quần cư chính nào ? Quá trình đô thị hoá đem lại những lợi ích gì và để lại những hậu quả nặng nề gì cho loài người chúng ta ?
Giới thiệu thuật ngữ: Dân cư và quần cư.
Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi ? (sự phân bố, mật độ, lối sống…).
Quan sát ảnh 3.1 và 3.2, cho biết sự khác nhau của 2 kiểu quần cư đô thị và nông thôn ?
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo nội dung:
Cách tổ chức sinh sống ?
Mật độ, lối sống ?
Hoạt động kinh tế ?
Các nhóm trình bày, giáo viên chuẩn xác và kết luận.
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
Các yếu tố
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Cách tổ chức
sinh sống
Nhà cửa xen đồng ruộng, tập hợp thành làng, xóm.
Nhà cửa xây thành phố, phường.
Mật độ
Dân cư thưa
Dân cư tập trung đông
Lối sống
Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền.
Công đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định về nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng.
Hoạt động kinh tế
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - dịch vụ
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết: (4 phút)
- GV hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của bài ôn tập.
2. Hướng dẫn học tập: (5 phút)
Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 3 - Tập bản đồ Địa lí 7.
Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm”:
Ôn tập lại các đới khí hậu chính trên trái đất về ranh giới, khí hậu ?
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào ? Khí hậu 2 miền Bắc và Nam khác nhau như thế nào ? Có đặc điểm gì về mùa đông và mùa hạ ?
File đính kèm:
- TIET 5_ON TAP.doc