A. Tập đọc:
- Giọng đọc bước đàu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
Hiểu được ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
-Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 (SGK)
B. Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
55 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học buổi 1 Tuần 10, 11 Tường Tiểu học Xuân Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- 3 học sinh đọc: Ghềnh Ráng.
- Chữ G cao 4li, các chữ h, R, g cao 2li
rưỡi, các chữ còn lại cao 1li.
- HS trả lời: 1 con chữ o.
- 2 HS đọc
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục
Vương
- Các chữ G, A, h, đ, y, Đ, p, L, T, V, g cao 2li rưỡi, các chữ còn lại cao 1li.
- 4 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Học sinh viết: 1 dòng chữ Gh, cỡ nhỏ.
- 1 dòng chữ R, Đ, cỡ nhỏ
- 2 dòng Ghềnh Ráng, cỡ nhỏ.
- 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
******************************************************************** Thứ sáu ngày6tháng11 năm 2009
TOáN
Tiết55:NHÂN MộT Số Có 3 CHữ Số VớI Số Có 1 CHữ Số.
I/. Yêu cầu:
- Biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán liên quan.
- Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
II/. Chuẩn bị:
- Phấn màu, bảng phụ.
III/. Lên lớp:
HĐ của GV
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8. hỏi học sinh về kết quả 1 phép nhân bất kì trong bảng.
- Gọi 8 học sinh lên bảng làm bài tập về nhà của tiết trớc.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số
b. Hướng dẫn thực hiện:
+ Phép nhân: 123 2
- Viết lên bảng phép nhân 123 x 2 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
- Hỏi: khi thực hiện phép tính nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh tính theo từng bước như phần bài học trong sách toán 3.
+ Phép nhân 326 3
-Tiến hành tơng tự như phép nhân
123 x 2 = 246. Lưu ý học sinh: phép nhân 326 x 3 = 978 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
c. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày cách tính của 1 trong 2 cách tính mà mình đã thực hiện.
- Nhận xét, sữa bài và cho điểm.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài tập 1.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 4: Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài.
- Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a), tính tích 101 x 7 ?
- Vì x là số bị chia trong phép chia
x : 7 = 101, nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia.
- Hỏi tương tự với phần b).
- Nhận xét, sữa bài và cho điểm học sinh.
4/ Củng cố:
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
5/ Nhận xét dặn dò:
-Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài
- Giáo viên nhận xét chung giờ học.
HĐ của HS
- 2 học sinh lên bảng trả lời.
- Cả lớp theo dõi.
- Học sinh đọc phép nhân
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp:
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục:
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
* 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
* Vậy 123 nhân 2 bằng 246, viết 246.
- 5 học sinh lên bảng. Cả lớp làm VBT.
- Học sinh trình bày:
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
* 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
* Vậy 341 nhân 2 bằng 682, viết 682.
- Các học sinh còn lại trình bày tương tự.
- Mỗi chuyền máy bay chở được 116
người. Hỏi 3 chuyến máy bay như thế chở được bao nhiêu người?
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm VBT.
Tóm tắt
1 chuyến: 116 người
3 chuyến: ? người
a) x : 7 = 101 ; b) x : 6 = 107
x = 101 x 7 x = 107 x 6
x = 707 x = 642
******************************************************
CHíNH Tả
Tiết22:Nhớ viết :Vẽ QUÊ HƯƠNG
I/. Yêu cầu:
- Nhớ viết chính xác từ: Bút chì xanh đỏ. . . Em tô đỏ thắm trong bài Vẽ quê hương.
- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt s/x
- Trình bày đúng, đẹp bài thơ.
II/. Chuẩn bị:
- Chép sẵn các bài tập chính tả trên bảng.
III/. Lên lớp:
HĐ của GV
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 học sinh lên bảng. Học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung .
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài thơ Vẽ quê hương sau đó làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- Giáo viên đọc thuộc lòng khổ thơ 1 lần.
? Bạn nhỏ vẽ gì ?
? Vì sao bạn nhỏ vẽ quê hương rất đẹp?
c. Hướng dẫn học sinh cách trình bày:
? Đọan thơ có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì ?
? Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào ?
? Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
d. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, từ địa phương khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ tìm được.
- Giáo viên theo dõi lớp viết chính tả.
- Giáo viên đọc lại đọan thơ cho học sinh soát lỗi.
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4/ Củng cố:
- Về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3. - Nhớ viết đúng, đẹp.
5/ Nhận xét dặn dò
- Giáo viên nhận xét chung giờ học.
HĐ của HS
- Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/x
- Theo dõi học sinh đọc, 4 học sinh đọc thuộc lòng lại.
- Làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì bạn ấy rất yêu quê hương.
- 2 khổ thơ và 4 dòng của khổ thứ 3. Cuối khổ 1 có dấu chấm, cuối khổ 2 có dấu 3 chấm.
- Ta để cách 1 dòng
- Phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp.
- Làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, ước mơ, đỏ thắm, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi, . .
- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- H ọc sinh tự nhớ và viết vào tập.
- Dùng bút chì, đổi vở cho bạn ngồi cạnh để sóat lỗi, chữa bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu SGK, lớp tự làm.
- Đọc lại lời giải và làm vào vở.
*******************************************************************
Thứ bảy 7tháng 11 năm 2009.
TậP LàM VĂN
Tiết11:TÔI Có ĐọC ĐÂU- NóI Về QUÊ HƯƠNG
I/. Yêu cầu:
- Nghe và kể lại câu chuyện: Tôi có đọc đâu.
- Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn.
- Nói về quê hương (nói đơn giản, theo gợi ý).
II/. Chuẩn bị:
- Viết sẵn các câu hỏi gợi ý lên bảng.
III/. Lên lớp:
HĐ của GV
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài và nhận xét về bài Viết thư cho người thân. Đọc 1 đến 2 bài văn viết thư tốt trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Kể chuyện:
- Giáo viên kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
? Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
? Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
? Người bên cạnh kêu lên thế nào?
? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
*Nội dung truyện: Tôi có đọc đâu!
c. Nói về quê hương em.
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc học sinh nói phải thành câu.
- Nhận xét và cho điểm học sinh kể tốt, động viên những học sinh cha kể tốt cố gắng hơn.
4/ Củng cố:
- Học sinh học sinh kể lại câu chuyện cho người thân, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau.
5/ Nhận xét dặn dò:
- Giáo viên nhận xét chung giờ học
HĐ của HS
- Theo dõi giáo viên kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi:
- Người bên cạnh ghé mắt đọc trộm
thư của mình.
“Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư”
- Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
- Là người bên cạnh đọc trộm thư, bị
người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết
thư đang viết gì về anh ta.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 2 học sinh đọc gợi ý.
- Một số học sinh kể về quê hương trước lớp. Các bạn khác nghe và nhận xét phần kể của bạn.
********************************************************
THể DụC : Tiết22.
HọC ĐộNG TáC TOàN THÂN CủA BàI THể DụC PHáT TRIểN CHUNG.
I/. Yêu cầu:
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài TD PTC. YC thực hiện ĐT tương đối chính xác.
- Học động tác phối hợp. YC thực hiện đúng ĐT cơ bản.
- Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”.YC chơi chủ động.
II/. Chuẩn bị:
- Địa điểm, sân bãi vệ sinh sạch sẽ,……
III/. Lên lớp:
Hoạt động của GV
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút.
- Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”: 1-2 phút (kết hợp đọc các vần điệu).
2.Phần cơ bản:
- Ôn tập 5 động tác đã học của bài TD PTC.
- Lần đầu GV làm mẫu và hô nhịp. Sau đó giao nhiệm vụ cho cán sự lớp HD hô cho lớp tập luyện.
- Lớp tập theo đội hình hàng ngang.
- Chi nhóm tập luyện: Ôn tập 5 ĐT. GV HD sửa sai cho HS.
- Cho HS thi đua biểu diễn 5 ĐT.
- Nhận xét tuyên dương.
* Học động toàn thân:
- HD như học ĐT vươn thở, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- Lần 1: GV vừa làm mẫu, vừa GT và hô nhịp chậm đống thời cho HS tập bắt
chước theo. Sau đó tập lần 2, lần 3.
- Chú ý: Nhịp 1 và 5, hai tay đưa lên cao chếch hinh chữ V, mắt nhìn theo tay, hít sâu. ở nhịp 2 và 6 cần gập thân sâu, hai chân thẳng, nhún người.
- Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”.YC chơi chủ động.
3. Phần kết thúc:
- Tập một số ĐT hồi tĩnh, sau đó hát và vỗ tay.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Về nhà ôn 6 ĐT đã học.
- Giáo viên nhận xét chung giờ học.
HĐ của HS
- Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo.
- Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, cổ chân,……
- Tham gia trò chơi “Bịt mắt bắt dê” một cách tích cực.
- HS chú ý theo dõi chú ý và cùng ôn luyện.
P P P P P
P P P P P
P P P P P
P P P P P
- HS chia theo tổ tập luyện: Ôn 4 động tác đã học.
-Thi theo tổ,
- HS lắng nghe GV HD sau đó tập dưới sự HD của GV.
- HS tập luyện nhiều lần, sau đó tập liên hoàn 5 ĐT đã học.
- HS tham gia chơi tích cực (Đã học ở lớp hai).
- Thực hiện theo YC của GV.
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 1011 LOP 3 MOI NHUONG.doc