I/ MỤC TIÊU :
-Biết làm tính chia số có hi chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lược chia).
-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 2. Băng giấy ghi nND bài học.
-Học sinh : Vở bài tập.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 6 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ứng.
-Đại diện 4 cặp trả lời về 4 bức tranh. Các HS khác theo dõi, bổ sung.
Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên ………………………………………………………………………………………………..
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 06 )
Bài 12 : CƠ QUAN THẦN KINH
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Các hình minh hoạ trang 26,27 SGK.
-Học sinh :Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra VBT của HS.
-GV gọi 3 HS lên bảng và trả lời các câu hỏi:
+Tại sao cần phải uống đủ nước?
+Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu.
*GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Khi chạm tay vào vật nóng, em phản ứng như thế nào?
+ Khi gặp trời lạnh em cảm thấy như thế nào?
-GV giới thiệu tất cả những phản ứng đó của cơ thể đều do một cơ quan điều khiển. Đó là cơ quan thần kinh. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về cơ quan này.
CƠ QUAN THẦN KINH.
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan thần kinh .
+Mục tiêu: Biết cấu tạo của cơ qua thần kinh.
+Cách tiến hành (10 phút, tranh)
-GV chia lớp thành các nhóm, các nhóm quan sát hình vẽ 1,2 trang 26,27 SGK để trả lời câu hỏi:
-3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi
+ Khi chạm tay vào vật nóng em co/ giật tay trở lại.
+ Khi gặp trời lạnh, em thấy người run, hắt hơi, sổ mũi.
-HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng yêu cầu các bạn lần kượt trả lời 3 câu hỏi, vừa trả lời vừa chỉ trên hình vẽ trong SGK.
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Kể tên và chỉ các bộ phận đó trên hình vẽ.
+ Hãy cho biết : Bộ phận não nằm ở đâu? Tuỷ sống nằm ở đâu? Dây thần kinh nằm ở đâu trong cơ thể?
Chúng được bảo vệ như thế nào?
-Yêu cầu bất kỳ HS nào của các nhóm lên trình bày trên bảng
-GV kết luận: Cơ quan thần kinh gồm 3 bộ phận: não, tuỹ sống và các dây thần kinh. Não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống để được bảo vệ an toàn. Từ não và tuỷ có các dây thần kinh đi khắp các bộ phận trong cơ thể và các cơ quan trên bề mặt cơ thể.
*Hoạt động 2: Vai trò của cơ quan thần kinh
+Mục tiêu: Hiểu được vai trò của cơ quan thần kinh.
+Cách tiến hành:(10 phút, tranh)
-Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung bạn cần biết trong SGK trang 27 và trả lời câu hỏi:
-Nêu vai trò của cơ quan thần kinh?
*Kết luận về vai trò của các bộ phận trong cơ quan thần kinh.
-Yêu cầu HS trả lời: Nếu cơ quan cảm giác hoặc dây thần kinh, não hoặc tuỷ sống bị hỏng cơ thể của chúng ta sẽ như thế nào?
GV kết luận: Mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng khác nhau đối với cơ thể. Nếu bị tổn thương sẽ làm cho cơ thể hoạt động không bình thường, không tốt với sức khoẻ, vì thế chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn chúng.
*Hoạt động 3:Trò chơi :Tổ chức cần
+Cách tiến hành (5 phút)
-GV nêu cách chơi:
-Yêu cầu HS chia thành 4 đội, mỗi lần chơi mỗi đội cử 1 người làm liên lạc giữa tổ chức và các đội chơi.
-GV tổng kết cuộc chơi.
*Hoạt động nối tiếp: Củng cố - dặn dò(5ph)
-Yêu cầu HS thực hiện bài học
-Nhận xét tiết học.
+ Cơ quan thần kinh gồm có 3 bộ phận: não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
+ Não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống, các dây thần kinh nằm khắp nơi trên cơ thể.
-Đại diện HS một vài nhóm lên trình bày câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận sét , bổ sung.
-HS đọc SGK, thảo luận với bạn ngồi bên cạnh và trả lời.
-Các HS khác lắng nghe ý kiến của bạn để nhận xét và bổ sung.
-Nếu một số cơ quan, bộ phận bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể khiến cơ thể không hoạt động bình thường,
ảnh hưởng đến sức khoẻ.
-HS chơi trò chơi theo yêu cầu của GV .
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: MĨ THUẬT
Bài 6:VẼ TRANG TRÍ: VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU
VÀO HÌNH VUÔNG.
I/ MỤC TIÊU:
-Hiểu thêm về trang trí hình vuông.
-Biết cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông.
-Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bài vẽ của HS năm trước.
-Học sinh :Vở tập vẽ,bút chì ,màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.Giới thiệu bài
-Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Quan sát ,nhận xét.
+Mục tiêu: Quan sát và nhận ra được đặc điểm của hình vuông đã được trang trí.
+Cách tiến hành (05 phút,1 số tranh vẽ trang trí hình vuông của HS năm trước)
-GV cho HS quan sát 1 số đồ vật dạng hình vuông và các bài trang trí hình vuông và đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận xét:
-Sựï khác nhau về cách trang trí ở các hình vuông về: hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết và màu sắc.
-Hoạ tiết thường dùng để trang trí hình vuông: hoa ,lá, chim, thú….
-Hoạ tiết chín, hoạ tiết phụ.
-Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau.
-Đậm nhạt và màu hoạ tiết.
- Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV bổ sung và nêu tóm tắt những đặc điểm vềtrang trí hình vuông và nêu yêu cầu,mục đích của bài .
*Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu.
+Mục tiêu: Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
+Cách tiến hành (10 phút ).
HS quan sát.
-HS trả lời theo suy nghĩ
-GV giới thiệu cách vẽ hoạ tiết:
+Quan sát hình để nhận ra các hoạ tiết và tìm cách vẽ tiếp.
+Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước.
+Vẽ hoạ tiết vào các góc và xung quanh sau để hoàn thành bài vẽ.
+Sau đó vẽ màu.
*Lưu ý:
-Có thể để vài chi tiết là màu giấy nếu thấy đẹp.
-Vẽ màu đều , không vẽ ra ngoài hoạ tiết.
-Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
*Hoạt động 3: Thực hành
+Mục tiêu: Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
+Cách tiến hành (15 phút, vở tập vẽ, bút màu).
-GV yêu cầu HS tự vẽ vào vở
-GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ xung.
*Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá ( 05 phút )
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài của HS.
-Nhận xét chung tiết học.
-Khen ngợi, động viên những HS có bài đẹp.
+ Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau qua sát hình dáng một số cái chai.
-HS thực hành
-HS thực hành vẽ .
HS khá giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: THỦ CÔNG
Bài 4: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU
-Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.
-Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng có kích thước đủ lớn để cả lớp quan được.Quy trình gấp, bút màu ,kéo.
-Học sinh :Vở thủ công,giấy màu,kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS:vở thủ công,giấy màu,kéo.
2.Giới thiệu bài
Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (Tiết 2)
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
+Mục tiêu: HS gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
+Cách tiến hành (25 phút, giấy màu, kéo, hồ )
-GV gọi HS nhắc lại và thực hiện Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
-Gọi HS nhắc lại cách dán ngôi sao để được lá cờ đỏ sao vàng.
-GV nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán lá cờ đỏ sao vàng lên bảng và gọi HS nhắc lại các bước thực hiện
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng
-HS nhắc lại cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
-GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. Chú ý giúp đỡ, uấn nắn những HS làm chưa đúng hoặc còn lúng túng.
-GV tổ chức cho HS trưng bày và nhận xét những sản phẩm thực hành
-Đánh giá sảm phẩm thựrc hành của HS.
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công , kéo để gấp cắt dán bông hoa.
H
-HS quan sát GV làm.
-HS thực hành cắt ngôi sao năm cánh.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh …………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- BAI SOAN TUAN 6.doc