Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn

I Mục tiêu:

 a)Kiến thức:

- Củng cố cho Hs về cộng , trừ, nhân, chia (nhẩm và viết).

- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.

b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 34 LỚP BA1 MÔN: Tập đọc-Kể chuyện TỰA BÀI: Sự tích chú Cuội cung trăng NGÀY DẠY: 7/5/2007 I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt. - Hiểu nội dung câu chuyện : Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của lòai người . Kỹ năng: Rèn Hs Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi đoạn. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu. Thái độ: - Giáo dục Hs yêu thích truyện cổ tích. B. Kể Chuyện. - Hs dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ Viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Quà của đồng đội. - Gv gọi 2 Hs lên đọc bài và hỏi: + Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ? + Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội? - Gv nhận xét bài. Giới thiệu và nêu vấn đề: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễn cảm toàn bài, - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. - Giúp Hs giải thích các từ mới: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Cả lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? - Hs đọc thầm đoạn 2. + Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? + Thuật lại những việc đã xảy ra với chú Cuội? - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 3 và Hs thảo luận câu hỏi: + Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ? - Gv nhận xét, chốt lại * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. - Gv yêu cầu một số Hs đọc lại. - Gv yêu cầu các Hs thi đọc đoạn 3. - Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Gv cho Hs quan sát các gợi ý. + Gợi ý 1: Xưa, có một chàngtiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng núi nọ. + Gợi ý 2: Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị một con hổ con tấn công. Thấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu, leo tót lên một cây cao. + Gợi ý 3: Từ đây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ - Một Hs kể mẫu đoạn. - Gv yêu cầu từng cặp Hs kể. - Hs thi kể chuyện trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs lắng nghe. Hs xem tranh minh họa. Hs đọc từng câu. Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 3 Hs đọc 3 đoạn trong bài. Hs giải thích từ. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc từng đoạn trứơc lớp. Cả lớp đọc đồng thanh. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. Hs đọc thầm đoạn 1. Hs thảo luận câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét, chốt lại. Hs phát biểu cá nhân. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. Hs lắng nghe. Hs thi đọc đoạn 3. Hs cả lớp nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. Hs các gợi ý. Hs kể. Từng cặp Hs kể chuyện. Một vài Hs thi kể trước lớp. Hs nhận xét. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 34 LỚP BA1 MÔN: Tự nhiên xã hội TỰA BÀI: Bề mặt lục địa (t.t) NGÀY DẠY: 10/5/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp hs hiểu - Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Kỹ năng: - Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng. c) Thái độ: - Biết bảo vệ môi trường sống. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 130 -131. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Bề mặt lục địa (tiết 10 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Mô tả bề mặt lục địa? + Kể tên các con suối, dòng sông mà em biết ? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý. - Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2 trang 130 SGK. + Độ cao của núi và đồi? + Đỉnh của núi và đồi? + Sườn của núi và đồi? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv gọi 1 số Hs trả lời trước lớp. - Gv nhận xét chốt lại: => Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2, 3, 4 hình trong SGK trang 131và trả lời các gợi ý. + So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên? + Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào? Bước 2: Thực hiện. - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Gv nhận xét, chốt lại. => Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. * Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu mỗi Hs vẽ mô hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở của mình. Bước 2: - Hai Hs ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn. Bước 3: - Một vài Hs trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh. - Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi. PP: Quan sát, thảo luận nhóm. Hs quan sát hình trong SGK Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs cả lớp nhận xét. PP: Thảo luận. Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi. Hs xem xét và trả lời. Đại diện các nhóm lên trình bày. PP: Luyện tập, thực hành. Hs thực hành vẽ hình đồi, núi. Hs trình bày tranh, ảnh. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 34 LỚP BA1 MÔN: Tự nhiên xã hội TỰA BÀI: Bề mặt lục địa NGÀY DẠY: 9/5/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp hs hiểu - Mô tả bề mặt lục địa. Kỹ năng: - Nhận biết được suối, sông, hồ. c) Thái độ: - Biết bảo vệ môi trường sống. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 128 - 129. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Bề mặt trái đất - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục đó? + Có mấy đại dương? Chỉvà nói tên các đại dương? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý. - Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 128 SGK. + Chỉ trên hình 1 chỗ nào là mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước? + Mô tả bề mặt lục địa? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv gọi 1 số Hs trả lời trước lớp. - Gv nhận xét chốt lại: => Bề mặt lục địa có chỗ cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ). * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 1 hình trong SGK trang 128 và trả lời các gợi ý. + Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ? + Con suối thường bắt nguồn từ đâu? + CHỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ). + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu? Bước 2: Thực hiện. - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Gv nhận xét, chốt lại. => Nước theo những khe chảy ra thành suốu, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv khai thác vốn hiểu biết của Hs hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một con suối, sông, hồ. Bước 2: - Một vài Hs trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh. - Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi. PP: Quan sát, thảo luận nhóm. Hs quan sát hình trong SGK Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs cả lớp nhận xét. PP: Thảo luận. Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi. Hs xem xét và trả lời. Đại diện các nhóm lên trình bày. PP: Luyện tập, thực hành. Hs thực hành trả lời kết hợp với sưu tầm tranh ảnh. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền

File đính kèm:

  • doctuan 34.doc
Giáo án liên quan