I/ MỤC TIÊU :
-Kiến thức :- Giúp HS biết được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh
của nó.
-Kĩ năng : - Vận dụng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích của một số hình
chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo diện tích xăng –ti – mét vuông.
-Thái độ : -Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Hình minh hoạ, Bảng phụ viết các nội dung bài tập 1.
Học sinh : Vở bài tập.
47 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 29 - Lớp 3B Trường Tiểu Học Bình Chánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bạn.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: THỦ CÔNG
Bài : LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1 )
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
-Quy trình làm đồng hồ để bàn. Giấy thủ công, hồ, kéo…
Học sinh: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán…
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KHỞØI ĐỘNG: ( 2 Phút)
2. BÀI CŨ: (5 phút )
- Kiểm tra đồ dùng học tập 3. BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Trong tiết học này các con sẽ tập làm lọ hoa gắn tường.
+ GV ghi tựa bài lên bảng: Làm đồng hồ để bàn.
(Tiết 1 ).
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: Nhận biết được hình dáng của chiếc đồng hồ để bàn.
Cách tiến hành: ( 05 phút, mẫu )
-GV giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu và nêu các câu hỏi định hướng quan sát, nhận xét hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ.
-Liên hệ và so sánh hình dạng , màu sắc của các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu: Biết cách làm đồng hồ để bàn.
Cách tiến hành:( 15 phút, mẫu giấy thủ công, hồ, kéo…)
-Bước 1: Cắt giấy.
-Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ.
-Cắt 1 tờgiấy hình vuông có cạnh 10 ô làm chân đỡ đồng hồ.
-Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô , rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
-Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Làm khung đồng hồ.
-Lấy một tờgiấy thủ công dài 24 ô , rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
-Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào 4 mép và giữa tờ giấy. Sau đó gấp lại theo đường dấu giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau.
-Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp . như vậy kích thước của khung đồng hồ sẽ là dài 16 ô, rộng 10 ô.
+Làm mặt đồng hồ.
-Lấy tờgiấylàm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ vã điểm đánh số trên mặt đồng hồ.
-Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ vá vạch vào đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3,6,9,12 vào 4 vạch xung quanh mặt đồng hồ.
-Cắt ,dán hoặc vẽ kim giờ, kim phút, kim giây từ điểm giữa hình.
+Làm đế đồng hồ.
-Đặt dọc tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở trên, gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp. Gấp tiếp 2 lần như vậy. Miết kĩ các nếp gấp , sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài 16 ô, rộng 6 ô làm đế .
-Gấp 2 cạnh dài của H.8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi. Sau đó mở ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo thành chân đế đồng hồ.
+Làm chân đỡ đồng hồ.
-Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn , mặt kẻ ô ở trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp lên 2 lần nữa như vậy . bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại .
-Gấp H.10 b lên 2 ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10 c.
-Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
-Dán khung đồng hồ vào phần đế.
-Dán chân đỡ vào mặt sau đồng hồ.
*GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ: ( 5 phút)* Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành Làm đồng hồø để bàn. (tiết 2).
- Hát
-HS quan sát và nhận xét.
-HS quan sát.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
TUẦN : 29 - LỚP 33.
(Từ ngày 04háng 4 năm 2005 đến ngày 08 tháng 4 năm 2005.)
Chủ đề:
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐDDH
Thứ hai
04 / 4 / 05
Chào cờ
Toán
141
Diện tích hình chữ nhật.
Bảng phụ
Đạo đức
29
Chăm sóc cây trồng vật nuôi.(T.1)
Tranh
Tập đọc
113
Buổi học thể dục.
Tranh
Tập đọc-KC
114
Buổi học thể dục.
Tranh
Thứ ba
05 / 4 / 05
Tập đọc
115
Bé thành phi công.
Tranh
Toán
142
Luyện tập.
Bảng phụ
Chính tả
57
Nghe - viết: Buổi học thể dục.
Bảng phụ
Mỹ thuật
29
Vẽ tranh: Tĩnh vật (Lọ và hoa)
Tranh
LT T Việt
Thứ tư
06 / 4 / 05
TN – XH
57
Thực hành : Đi thăm thiên nhiên.
Tranh
Tập đọc
116
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Tranh
L. từ & câu
29
Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy.
Tranh
Toán
142
Diện tích hình vuông.
Bảng phụ
Thứ năm
07 / 4 / 05
Hát
29
Tập viết các nốt trên khuông nhạc.
Toán
143
Luyện tập.
Bộ đddh
Chính tả
58
Nghe-viết:Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Bảng phụ
Tập viết
29
Ôn chữ hoa T .
Chữ mẫu
Thủ công
29
Làm đồng hồ để bàn.
Mẫu
Thứ sáu
08 / 4 / 05
Toán
145
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
Bộ đddh
Thể dục
29
Ôn nhảy dây- Trò chơi ném trúng đích.
TN - XH
29
Mặt trời.
Tranh
TL Văn
29
Viết về một trận thi đấu thể thao.
Tranh
SHTT
Kiểm điểm tuần 29.
Ngày 04 tháng 4 năm 2005.
BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GVPT LỚP
Bùi Thị Thanh Xuân
KẾ HOẠCH TUẦN 29 - LỚP 33
a&b
Thực hiện trương trình tuần:
+ Rèn chữ:
+ Rèn toán:
+ Rèn tiếng việt:
+ Kiểm tra thường xuyên:
+ Công tác khác:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2005
Môn: Toán Tiết : 140 ( Tuần 28 )
Bài : Đơn vị đo diện tích.
Sách giáo khoa : Tập 01 Trang 151.
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức :-Biết được 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
-Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng –ti-mét vuông chính là số ô
vuông 1cm có trong hình đó.
- Kĩ năng : - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng –ti-mét vuông.
Thái độ : - Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Hình vuông có cạnh 1cm cho từng HS.
- Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động:(5 phút)
Hát .
+Kiểmtra bài cũ:
-GV kiểm tra các bài tập đã giao về nhà trong tiết 139.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
+Giới thiệu bài:
Đơn vị đo diện tích.
2.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Giới thiệu xăng – ti- mét vuông .
+Mục tiêu: Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng –ti-mét vuông chính là số ô vuông 1cm có trong hình đó.
+Cách tiến hành:( 05 phút, bộ đddh )
-GV giới thiệu :
+Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng – ti – mét vuông.
-Xăng – ti – mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1cm.
- Xăng – ti – mét vuông viết tắt là cm2
-GV phát cho mỗi HS một hình vuông có cạnh là 1cm và yêu cầu HS đo cạnh hình vuông này.
-Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu?
*Hoạt động 2:Luyện tập – thực hành.
+Mục tiêu: Nắm được đơn vị đo diện tích để áp dụng giải toán.
+Cách tiến hành: ( 25 phút,VBT )
+Bài 1:
-Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo xăng –ti – mét vuông., khi viết ký hiệu xăng – ti – mét vuông (cm2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của cm.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi 5 HS lên bảng đọc các số đo diện tích theo xăng –ti – mét vuông, yêu cầu HS viết.
-GV ghi bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
+Bài 2:
-GV yêu cầu HS quan sát hình A và hỏi: Hình A gồm mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
-GV: Khi đó ta nói diện tích hình A là 6 cm2
-Yêu cầu HS tự làm bài với phần B.
-GV khẳng định: hai hình cùng có diện tích là 6 cm2
nên ta nói diện tích của hai hình bằng nhau.
+Bài 3:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Khi thực hiện phép tính với các số đo có đơn vị đo là diện tích, chúng ta cũng thực hiện như với các số đo có đơn vị đo là đơn vị chiều dài, cân nặng, thời gian đã học.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
* Củng cố - dặn dò ( 5 phút)
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS nghe giới thiệu.
-Cả lớp cùng đo và báo cáo: HÌnh vuông có cạnh dài là 1cm.
-Là 1 cm2.
-HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài vào vở BT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích lá 1 cm2
-Hình B có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích lá 1 cm2 vậy diện tích hình B là 6 cm2.
-Diện tích hai hình này bằng nhau.
-Thực hiện các phép tính với số đo có đơn vị đo là diện tích.
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó làm bài, 2 HS lên bảng làm bài.
-Tờ giấy màu xanh có diện tích 300 cm2 tờ giấy màu đỏ có diện tích là 280 cm2. Hỏi tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích màu đỏ là bao nhiêu xăng – ti – mét vuông.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải:
Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đò là:
300 – 280 = 20 (cm2)
Đáp số: 20 cm2
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
File đính kèm:
- Bai soan tuan 29.doc